Hôi miệng vì dạ dày – Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Hôi miệng dạ dày là tình trạng khiến một người bị hôi miệng kéo dài, mặc dù đã áp dụng các phương pháp cải thiện tại nhà. Hôi miệng thường không nghiêm trọng nhưng đôi khi tình trạng này cần được chăm sóc và điều trị để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.  

hôi miệng dạ dày
Đôi khi một số vấn đề về dạ dày có thể dẫn đến hôi miệng

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết hôi miệng dạ dày

Hầu hết những người bị hôi miệng vì bệnh lý dạ dày đều do hệ vi sinh vật đường ruột phá vỡ lưu huỳnh tạo ra hơi thở có mùi hôi. Ở một số người mùi hôi có thể trở nên nghiêm trọng dẫn đến buồn nôn. Các nguyên nhân chủ yếu thường bao gồm:

1. Nhiễm khuẩn Hp

Nhiễm vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng dạ dày. Vi khuẩn Hp  là một loại vi khuẩn tồn tại trong hệ vi sinh vật đường ruột. Khi mất cân bằng hệ thống vi sinh vật, vi khuẩn Hp nó có thể gây tổn thương dạ dày và dẫn đến một số bệnh lý và dẫn đến hôi miệng.

Nhiễm trùng vi khuẩn Hp là tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến 50% dân số thế giới, phổ biến ở người già và ở những người có điều kiện sinh hoạt thiếu vệ sinh.

Các triệu chứng nhiễm khuẩn Hp bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Viêm loét dạ dày

2. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng một người thường xuyên bị trào ngược axit vào thực quản. Bệnh thường gây ra cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng và có thể là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng. Hôi miệng do trào ngược dạ dày thường là do axit dạ dày trộn với thức ăn và vi khuẩn gây ra.

hôi miệng vì dạ dày
Trào ngược dạ dày gây nóng rát cổ họng, ợ hơi và dẫn đến hôi miệng

Các triệu chứng phổ biến của tình trạng trào ngược bao gồm:

  • Nóng rát ở ngực, cổ họng
  • Khó nuốt
  • Sâu răng hoặc hỏng lớp men răng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Có vấn đề về đường hô hấp

Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày, hơi thở và răng. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu trào ngược axit nên đến bệnh viện để điều trị phù hợp.

3. Hội chứng SIBO

Hội chứng SIBO hay còn gọi là chứng sình bụng và tiêu chảy kéo dài. Trong hệ thống tiêu hóa, có hàng nghìn tỷ vi khuẩn sống và hỗ trợ các hoạt động tiêu hóa. Tuy nhiên, đôi khi hệ thống vi khuẩn có thể phát triển quá mức, dẫn đến rối loạn gây hội chứng sình bụng và tiêu chảy kéo dài. Hội chứng SIBO có thể dẫn đến việc sản xuất ra một lượng khí thừa và là nguyên nhân chính của chứng hôi miệng.

Các triệu chứng của SIBO bao gồm:

4. Hội chứng ruột kích thích

Tương tự hội chứng SIBO, hội chứng ruột kích thích cũng có thể gây hôi miệng. Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn phổ biến của hệ thống tiêu hóa. Thông thường nhất, bệnh nhân sẽ bị đau bụng kéo dài và thay đổi thói quen đại tiện như táo bón, tiêu chảy.

hôi miệng vì đau dạ dày
Hội chứng ruột kích thích có thể dẫn đến một số rối loạn tiêu hóa và gây hôi miệng

Các triệu chứng hội chứng ruột kích thích bao gồm:

  • Đầy hơi
  • Ợ nóng
  • Có chất nhầy trong phân
  • Có cảm giác đi đại tiện không hết
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Sốt
  • Giảm cân
  • Hôi miệng kéo dài

Nếu người bệnh bị hôi miệng kèm ợ hơi, tiêu chảy hoặc nôn mửa, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Đây có thể là những dấu hiệu đầu tiên của hội chứng ruột kích thích.

5. Bệnh Crohn và bệnh Celiac

Cả bệnh Crohn và Celiac đều có thể hạn chế tiêu hóa, tạo ra một lượng thức ăn thừa không tiêu hóa được trong dạ dày. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, tạo ra nhiều Hydrogen Sulfide, gây ra mùi hôi và đôi khi khiến hơi thở có mùi.

Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Bệnh tiêu chảy
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Đau bụng
  • Có máu trong phân
  • Giảm sự thèm ăn và giảm cân
  • Đau xung quanh hậu môn

6. Liệt dạ dày

Liệt dạ dày (Gastroparesis) là tình trạng tổn thương đến các dây thần kinh hoặc cơ bắp của dạ dày gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Bệnh tiểu đường mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề dạ dày (bệnh dạ dày tiểu đường) và gây hôi miệng.

Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết liệt dạ dày bao gồm:

  • Nôn
  • Buồn nôn
  • Có cảm giác no dù chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn
  • Trào ngược axit
  • Đầy hơi chướng bụng
  • Đau bụng
  • Giảm cân hoặc suy dinh dưỡng

7. Táo bón

Táo bón gây ra sự tích tụ thức ăn khó tiêu trong ruột. Trong hầu hết các trường hợp, táo bón xảy ra do ruột kết đã hấp thụ quá nhiều nước từ thức ăn dẫn đến phân khô và khó đi ra khỏi hậu môn. Thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa càng chậm, đại tràng sẽ hấp thụ càng nhiều nước, khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng. Táo bón có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và gây hôi miệng.

hôi miệng hở van dạ dày
Hôi miệng có thể do bệnh táo bón gây ra

Các triệu chứng chính của táo bón là khó khăn, căng thẳng khi đi đại tiện hoặc đi đại tiện ít hơn bình thường. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau bụng
  • Co thắt dạ day
  • Cảm thấy chướng bụng và buồn nôn
  • Chán ăn

8. Tắc ruột

Tắc ruột xảy ra khi ruột non hoặc ruột già bị chặn và không thể di chuyển thức ăn qua hệ thống tiêu hóa và đi ra khỏi cơ thể. Khi bị tắc ruột, phân tích tụ trong cơ thể sẽ dẫn đến hơi thở hôi hoặc có mùi như phân. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh thậm chí có thể nôn ra phân.

Một số triệu chứng khác của tắc ruột bao gồm:

  • Đau bụng
  • Đầy hơi chướng bụng
  • Mất khả năng thả khí
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Nhịp tim nhanh

Tắc ruột là nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, nếu nghi ngờ tắc ruột hoặc nhận thấy các dấu hiệu tắc ruột, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

9. Hở van dạ dày

Hở van dạ dày thường là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày kéo dài và gây ra chứng hôi miệng nghiêm trọng. Hở van dạ dày khiến thức ăn, dịch tiêu hóa trào lên cổ họng và dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm khác như loét thực quản, viêm thực quản, hẹp thực quản,…

cách trị hôi miệng dạ dày
Hơ van dạ dày có thể dẫn đến hôi miệng kéo dài

Triệu chứng hở van dạ dày phổ biến bao gồm:

  • Đau vùng thượng vị
  • Đau rát ở cổ họng
  • Tức ngực, khó thở
  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng
  • Cảm thấy đắng miệng
  • Buồn nôn, đặc biệt là sau khi ăn xong
  • Hôi miệng kéo dài
  • Đầy bụng khó tiêu
  • Giảm cân

Cách trị hôi miệng dạ dày

Có nhiều phương pháp điều trị hôi miệng vì dạ dày, điều quan trọng là xác định được nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị để khắc phục hôi miệng từ các bệnh lý dạ dày:

1. Cách điều trị nhanh hôi miệng vì dạ dày

Một số biện pháp tự nhiên có thể khắc phục tình trạng mất cân bằng hệ thống vi sinh vật và cái thiện tình trạng hôi miệng một cách nhanh chóng bao gồm:

  • Sử dụng Probiotic và thực phẩm lên men: Sử dụng men vi sinh có thể giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, tái tạo đường ruột, chống lại nấm men và cải thiện tình trạng hôi miệng. Một số thực phẩm phổ biến như dưa cải bắp, kim chi đều chứa nhiều vi khuẩn tốt và tốt cho sức khỏe.
  • Bổ sung chất xơ: Có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa, loại bỏ các độc tố và giảm hôi miệng.
  • Sử dụng thảo mộc: Các loại thảo mộc làm ấm như gừng, nghệ, thì là và hạt tiêu đen có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa, chống vi khuẩn tự nhiên và làm giảm hôi miệng ngay lập tức.
  • Bổ sung Enzyme tiêu hóa: Hệ thống tiêu hóa suy yếu có thể gây hôi miệng, do đó bổ sung enzyme tiêu hóa trong bữa ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hạn chế tình trạng hôi miệng.
  • Nước và trà xanh: Uống nước có thể giữ nước và tránh tình trạng khô miệng. Ngoài ra, uống trà xanh thường xuyên có thể giúp cơ thể chống lại sự phát triển của vi khuẩn trong miệng và hạn chế tình trạng hôi miệng.

2. Điều trị y tế

Hôi miệng vì dạ dày có thể dẫn đến một số rối loạn và ảnh hưởng nhất định. Do đó, người bệnh cần có biện pháp xử lý và điều trị đúng phương pháp. Biện pháp điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa gây hôi miệng phổ biến như sau:

  • Vi khuẩn Hp: Thường được chỉ định một đợt kháng sinh kéo dài 1 hoặc 2 tuần để điều trị các triệu chứng Hp và cải thiện tình trạng hôi miệng. Các loại kháng sinh phổ biến bao gồm Amoxicillin, Tetracycline (không được sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi), Metronidazole hoặc Clarithromycin.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Thường được điều trị bằng việc bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa, thuốc ức chế bơm proton hoặc nhóm thuốc Antacid để trung hòa dịch vị dạ dày, giảm đau thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua.
  • Hội chứng SIBO: Thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, hội chứng này có xu hướng tái phát theo thời gian.
  • Hội chứng ruột kích thích: Thường được điều trị bằng một số loại kháng sinh như: Alosetron, Rifaximin,…
  • Hở van dạ dày: Hở van dạ dày gây hôi miệng có thể được điều trị bằng cách sút miệng bằng nước muối, thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng tinh dầu cam, chanh,…
hở van dạ dày gây hôi miệng
Người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân để có cách khắc phục hôi miệng vì dạ dày hợp lý

Biện pháp cải thiện hôi miệng dạ dày tại nhà

Một số biện pháp cải thiện tình trạng hôi miệng do các bệnh lý đường tiêu hóa bao gồm:

  • Giữ nước: Uống nhiều nước có thể giúp đẩy nhanh quá trình làm sạch vi khuẩn và mảnh vụn có hại ở răng miệng và giảm hôi miệng. Tuy nhiên, hãy tránh đồ uống có đường.
  • Đừng uống quá nhiều cà phê: Cà phê có thể gây tích trữ mùi ở lưỡi và gây hôi miệng. Do đó, cân nhắc chuyển sang dùng thảo dược hoặc trà xanh để thay cho cà phê.
  • Không hút thuốc: Thuốc lá có thể làm hơi thởcó mùi hôi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác.
  • Hạn chế sử dụng rượu: Rượu có thể dẫn đến khô miệng và khiến hơi thở có mùi hôi kéo dài khoảng 9 – 10 giờ sau khi uống rượu.
  • Nhai kẹo cao su không đường: Có thể giúp miệng tiết nước bọt, giảm sâu răng và làm mát hơi thở.

Hôi miệng vì đau dạ dày là tình trạng tương đối phổ biến và có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, nắm rõ nguyên nhân để có biện pháp cải thiện và điều trị phù hợp. Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng.

Ngày đăng 13:27 - 17/03/2023 - Cập nhật lúc: 20:50 - 18/03/2023
Chia sẻ:
Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng Là Vì Sao? Nha Sĩ Tư Vấn

Đánh răng xong vẫn hôi miệng có thể xảy ra do vệ sinh răng miệng không đúng cách, thói quen…

ăn tỏi gây hôi miệng Cách Làm Hết Hôi Miệng Khi Ăn Tỏi Dễ Dàng Nên Áp Dụng

Uống nhiều nước, dùng giấm táo, ăn trái cây, vệ sinh răng miệng,... là những cách làm hết hôi miệng…

Top 10 Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng Hiệu Quả [Review] Top 9 Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng Hiệu Quả [Review]

Nước súc miệng trị hôi miệng có tác dụng loại bỏ tình trạng hơi thở có mùi do nhiều nguyên…

Bình Xịt Thơm Miệng Có Nên Dùng Thường Xuyên Không? Bình Xịt Thơm Miệng Có Nên Dùng Thường Xuyên Không?

Bình xịt thơm miệng được xem là “cứu tinh” cho người bị hôi miệng, hơi thở thường xuyên có mùi.…

Thuốc trị hôi miệng Detoxic giá bao nhiêu, có phải lừa đảo?

Thuốc trị hôi miệng Detoxic là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất tại Nga nhằm mục đích giúp…

Bình luận (2)

  1. Trân
    Trân says: Trả lời

    Bác sĩ ơi con bị hôi miệng lúc hôi lúc không ạ
    Lúc có vị chua ợ cổ họng
    Ợ hơi nhiều lần trong ngày
    Đau dạy dày vào buổi tối
    Là bị sao ạ

  2. thinh
    thinh says: Trả lời

    xin hoi bác sĩ tôi bị hội chứng sibo cần sử dụng thuốc gì ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua