Trào ngược dạ dày gây hôi miệng – Phải trị từ gốc

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng xảy ra khi lượng acid trong cơ quan tiêu hóa bị tăng tiết quá mức. Tình trạng này không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng có thể gây mất tự tin trong hoạt động giao tiếp, sinh hoạt và làm việc.

trào ngược dạ dày gây hôi miệng
Trào ngược dạ dày gây hôi miệng – Phải trị từ gốc

Vì sao hội chứng trào ngược dạ dày gây hôi miệng?

Trào ngược dạ dày (hội chứng GERD) đặc trưng bởi hiện tượng acid dạ dày trào ngược lên thực quản và vòm họng. Lượng acid này làm tổn thương niêm mạc hầu họng, gây đau rát và khó nuốt.

Ngoài ra ở những người bị trào ngược, lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày có thể lên men và bị đẩy ngược lên vòm họng, gây ra mùi hôi rất khó chịu.

Hôi miệng do trào ngược dạ dày không phải là biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên tình trạng này có thể làm giảm mức độ tự tin trong giao tiếp và đời sống sinh hoạt.

Bên cạnh đó, hôi miệng kéo dài còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra các vấn đề ở họng như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,…

Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày gây hôi miệng

Để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây hôi miệng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà, mẹo dân gian và các phương pháp y tế sau đây:

1. Biện pháp giảm hôi miệng tại nhà

Như đã đề cập, chứng hôi miệng do trào ngược thường không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà:

trào ngược dạ dày gây hôi miệng
Súc miệng bằng nước muối có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại, giảm đau rát họng và hôi miệng do trào ngược
  • Súc miệng với nước muối: Muối có đặc tính chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn mạnh. Do đó súc miệng bằng nước muối 2 lần/ ngày có thể loại bỏ vi khuẩn có hại, cải thiện tình trạng sưng đau ở họng và giảm mùi hôi miệng. Ngoài ra với hàm lượng khoáng chất dồi dào, muối còn có khả năng duy trì độ chắc khỏe của răng.
  • Giảm hôi miệng với baking soda: Baking soda có khả năng trung hòa acid bị trào ngược ở vòm họng, từ đó làm giảm cảm giác đau rát và hơi thở có mùi. Ngoài ra, súc miệng với baking soda còn giúp loại bỏ mảng bám và giúp răng trắng sáng. Để giảm chứng hôi miệng do trào ngược, bạn nên hòa tan 1 thìa baking soda với 200ml nước ấm và dùng súc miệng 1 – 2 lần/ ngày.
  • Giấm táo pha loãng: Giấm táo chứa các acid amin, khoáng chất và acid acetic. Các thành phần này có khả năng sát khuẩn, loại bỏ mảng bám và giảm viêm ở niêm mạc. Trộn đều 1 thìa giấm táo với 1 cốc nước ấm, sau đó súc miệng trong 2 – 3 phút sẽ giảm nhanh triệu chứng đau họng và hôi miệng do trào ngược dạ dày gây ra.
  • Nhai lá bạc hà: Tinh dầu trong lá bạc hà có tác dụng giảm mùi hôi và tiêu diệt vi khuẩn có hại trong răng miệng. Để giảm chứng hôi miệng do trào ngược, bạn nên rửa sạch 3 – 5 lá bạc hà và nhai trực tiếp.
  • Uống trà gừng: Gừng không chỉ có khả năng giảm hôi miệng, sát trùng mà còn hạn chế chứng buồn nôn, nôn mửa và ợ hơi do trào ngược dạ dày gây ra. Để giảm các triệu chứng do bệnh lý này, bạn nên uống trà gừng tươi vào sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ.

Nếu thực hiện đều đặn các biện pháp chăm sóc tại nhà, chứng hôi miệng có thể thuyên giảm sau khoảng 2 – 3 ngày áp dụng. Tuy nhiên để triệu chứng không tái phát trở lại, bạn cần duy trì các biện pháp này trong một thời gian dài.

2. Trị hôi miệng với bài thuốc dân gian

Với những người bị hôi miệng kéo dài do trào ngược dạ dày mãn tính, có thể áp dụng một số bài thuốc từ dân gian để cải thiện.

Những bài thuốc này không chỉ giảm mùi hôi ở miệng mà còn có tác dụng giảm acid dạ dày và thúc đẩy chức năng tiêu hóa của cơ quan này. Từ đó hạn chế tối đa tình trạng acid trào ngược lên thực quản và vòm họng.

trào ngược dạ dày gây hôi miệng
Bài thuốc dân gian có khả năng trung hòa acid và hạn chế chứng hôi miệng do trào ngược dạ dày
  • Bài thuốc 1: Dùng cam thảo, quất bì, quế tâm và tế tân mỗi thứ 50g. Sau đó đem dược liệu tán thành bột, trộn đều với mật ong và táo nhục (thịt quả táo) làm thành viên bằng hạt đậu. Uống 5 – 10g trước khi đi ngủ.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị tế tân 45g, đinh hương 15g, quế tâm 45g, xuyên khung 30g và cam thảo 90g. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, sau đó trộn đều với mật ong làm thành hoàn. Tối trước khi đi ngủ nên uống 5g.
  • Bài thuốc 3: Dùng quy thân 6g, đơn bì 6g, hoàng liên 5g, sinh địa 12g và thăng ma 6g. Đem dược liệu sắc với nước, còn lại khoảng 1/3. Sau đó chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
  • Bài thuốc 4: Đem sắc hương nhu 40g với 300ml nước, sau đó cô đặc lại để súc miệng. Nên sử dụng 2 lần/ ngày để giảm nhanh chứng hôi miệng.
  • Bài thuốc 5: Chuẩn bị bán hạ chế 4g, trúc diệp 9g, nhân sâm 5g, gạo 8g, thạch cao 30g, mạch môn 18g, cam thảo 3g. Đem các vị sắc với nước, sau đó chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

Khi áp dụng bài thuốc dân gian trị chứng trào ngược dạ dày gây hôi miệng, bạn nên kết hợp bài thuốc dùng ngoài và bài thuốc uống để tăng tác dụng điều trị.

3. Các phương pháp điều trị y tế

Nguyên nhân gốc rễ gây ra chứng hôi miệng là do trào ngược dạ dày – thực quản. Vì vậy để dứt điểm tình trạng hôi miệng, bạn nên can thiệp các biện pháp nhằm kiểm soát bệnh lý này.

trào ngược dạ dày gây hôi miệng
Điều trị dứt điểm chứng trào ngược dạ dày giúp chấm dứt tình trạng hôi miệng, ợ chua, ợ nóng,…

Điều trị trào ngược dạ dày chủ yếu là sử dụng thuốc và chăm sóc hợp lý. Các loại thuốc có thể được sử dụng, bao gồm:

  • Thuốc Domperidol: Domperidol là thuốc đối kháng chọn lọc với dopamine ở cơ quan tiêu hóa nhằm tăng trương lực cơ thắt tâm vị, kích thích nhu động ống tiêu hóa và tăng biên độ co thắt của môn vị sau khi ăn. Thuốc được sử dụng nhằm giảm chứng buồn nôn và nôn mửa ở người bị trào ngược dạ dày.
  • Men tiêu hóa: Men tiêu hóa (Biolac, Normagut, Probio, Lactomin,…) được sử dụng nhằm tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa. Từ đó làm giảm số lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày, hạn chế tình trạng thức ăn lên men và trào ngược lên thực quản.
  • Nhóm thuốc Antacid: Được sử dụng phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Nhóm thuốc Antacid ở khả năng trung hòa/ kháng dịch vị dạ dày, giảm đau thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua,… Sử dụng nhóm thuốc này trước khi ăn có thể hạn chế tối đa tình trạng trào ngược sau khi ăn no.
  • Thuốc ức chế bơm proton/ kháng thụ thể H2: Hai nhóm thuốc này có tác dụng giảm bài tiết dịch vị dạ dày, từ đó hạn chế dịch vị dư thừa bị trào ngược lên thực quản và vòm họng.

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày không tác động trực tiếp đến chứng hôi miệng. Tuy nhiên những loại thuốc này giúp ổn định hoạt động tiêu hóa và hạn chế bài tiết dịch vị. Các tác động này giúp giảm lượng dịch vị trào ngược lên vòm họng, thực quản và hạn chế tình trạng hôi miệng.

Tuy nhiên để điều trị hôi miệng dứt điểm, bạn nên phối hợp việc dùng thuốc với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Nếu có ý định kết hợp với bài thuốc dân gian – đặc biệt là bài thuốc uống, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ tương tác.

Giảm nguy cơ hôi miệng do trào ngược dạ dày

Ngoài việc can thiệp các biện pháp điều trị, bạn có thể thực hiện một số cách làm giảm chứng hôi miệng do trào ngược dạ dày sau:

trào ngược dạ dày gây hôi miệng
Tập thể dục thường xuyên có thể hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày gây hôi miệng
  • Gối đầu cao khi ngủ: Khi ngủ, dịch vị dạ dày rất dễ đi ngược lên thực quản và vòm họng. Vì vậy bạn nên gối đầu cao khi ngủ để hạn chế tình trạng acid trào ngược lên thực quản và vòm họng.
  • Không sử dụng rượu bia, cà phê và nước ngọt có gas: Những loại thức uống này có khả năng kích thích dạ dày bài tiết dịch vị. Ngoài ra thường xuyên uống rượu bia còn làm giãn van đáy thực quản, tạo điều kiện cho dịch vị dạ dày trào ngược và gây hôi miệng.
  • Thay đổi chế độ ăn: Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị,… là nguyên nhân khiến acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Vì vậy để giảm nguy cơ hôi miệng, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm nói trên. Đồng thời cần bổ sung nhiều nước, rau xanh, ngũ cốc,… để trung hòa dịch vị dạ.
  • Nghỉ ngơi điều độ: Căng thẳng thần kinh là yếu tố kích thích dạ dày tăng tiết và làm nghiêm trọng bệnh trào ngược thực quản. Do đó bạn nên nghỉ ngơi để giúp não bộ thư giãn, tránh căng thẳng, mệt mỏi, từ đó hạn chế nguy cơ hôi miệng do bệnh lý này.
  • Tập thể dục: Các chuyên gia biết, hoạt động thể chất thường xuyên có thể hỗ trợ chức năng của dạ dày và hạn chế nguy cơ trào ngược thực quản. Dành 15 – 30 phút/ ngày để luyện tập, bạn có thể cải thiện triệu chứng và hạn chế nguy cơ hôi miệng do trào ngược.

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng là một trong những vấn đề thường gặp. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng hôi miệng có thể làm giảm sự tự tin trong quá trình làm việc và giao tiếp. Vì vậy bạn nên chủ động trong việc phòng ngừa và hạn chế tình trạng này.

Tham khảo thêm: Trẻ bị hôi miệng – Nguyên nhân & cách xử lý ba mẹ cần biết

Ngày đăng 09:24 - 15/03/2023 - Cập nhật lúc: 17:11 - 16/03/2023
Chia sẻ:
Hôi miệng vì dạ dày – Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Hôi miệng dạ dày là tình trạng khiến một người bị hôi miệng kéo dài, mặc dù đã áp dụng…

Thực phẩm chức năng trị hôi miệng 10 Thực Phẩm Chức Năng Hỗ Trợ Trị Hôi Miệng Hiệu Quả Tốt

Trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng trị hôi miệng, có tác dụng xua tan mùi hôi…

Làm nước súc miệng chữa hôi miệng Cách Làm Nước Súc Miệng Chữa Hôi Miệng Đơn Giản Nhất

Chỉ đánh răng thôi vẫn chưa đủ để đánh bay hoàn toàn mùi hôi miệng nên bạn cần kết hợp…

Nước vo gạo có thể sử dụng kết hợp với chanh để chữa hôi miệng Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Nước Vo Gạo – Bật Mí Mẹo Hay

Chữa hôi miệng bằng nước vo gạo là một trong những phương pháp dân gian được truyền miệng, nhận được…

Các loại quả mọng được đánh giá rất cao trong việc hỗ trợ điều trị hôi miệng 10 Loại Thực Phẩm Trị Hôi Miệng Hiệu Quả Nhanh Tức Thì

Bổ sung các loại thực phẩm trị hôi miệng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp bạn hỗ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua