Dị ứng thời tiết nên ăn gì, không nên ăn gì? Và cách chữa hiệu quả

Bị dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu thì hết?

Dị ứng sữa rửa mặt – Cách xử lý tại chỗ hạn chế tối đa tác hại

9 cách giảm ngứa khi bị dị ứng cho hiệu quả nhanh nên áp dụng

Dị ứng thời tiết gây sưng môi có nguy hiểm không?

Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm nhẹ và cách xử lý tốt nhất

Dị ứng sữa là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh viêm mao mạch dị ứng: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Bị dị ứng mỹ phẩm nặng đây là điều bạn cần làm ngay

Dị ứng Lactose là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dị ứng Lactose xảy ra khi cơ thể không tạo ra đủ enzyme để tiêu hóa hoàn toàn thành phần này. Dị ứng Lactose thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.

Dị ứng Lactose
Dị ứng Lactose là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Dị ứng Lactose là gì? Dấu hiệu nhận biết

Dị ứng Lactose là tình trạng ruột non không tạo ra đủ enzyme lactase để tiêu hóa lactose (thường có trong đường, sữa, bơ và phô mai). Thông thường, khi cơ thể bổ sung các thực phẩm chứa lactose, ruột non sẽ tiêu hóa thành hai loại đường đơn – galactose và glucose. Hai loại đường đơn này sẽ được hấp thu qua lớp lót ruột và đi vào máu.

Tuy nhiên trong trường hợp thiếu hụt enzyme lactase, lượng lactose sẽ được không tiêu hóa hoàn toàn và có xu hướng di chuyển đến đại tràng. Tại đại tràng, vi khuẩn sẽ tương tác với hàm lượng lactose dư thừa và gây ra các triệu chứng bất thường.

1. Dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng do dị ứng lactose thường xảy ra sau khi bổ sung thực phẩm đường, sữa từ 30 – 60 phút.

Dị ứng Lactose
Lượng lactose dư thừa di chuyển xuống đại tràng có thể làm phát sinh triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy,…

Dấu hiệu nhận biết, bao gồm:

  • Đầy hơi
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Táo bón
  • Nhức đầu
  • Đau cơ
  • Mệt mỏi

Hầu hết các triệu chứng nêu trên đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm sau 2 – 3 ngày.

Triệu chứng dị ứng lactose dễ bị nhầm lẫn với dị ứng sữa – tình trạng dị ứng protein có trong sữa động vật. Vì vậy nếu bạn không chắc chắc về tình trạng mà mình gặp phải, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

2. Nguyên nhân

Dị ứng lactose xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Ăn uống thực phẩm có chứa lactose (đường, sữa, kem, bơ, phô mai,…)
  • Tiếp xúc gián tiếp với lactose thông qua các vật dụng như thìa, chén,…

Nguyên nhân chính xác khiến ruột non không sản sinh đủ enzyme lactase để tiêu hóa lactose vẫn chưa được xác định.

Dị ứng Lactose
Trẻ sinh thiếu tháng dễ có nguy cơ dị ứng lactose do các tế bào ở ruột non chưa được phát triển hoàn chỉnh

Tuy nhiên một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này, bao gồm:

  • Tuổi tác cao: Lượng enzyme lactase có xu hướng giảm khi cơ thể già đi. Điều này có thể làm phát sinh tình trạng không dung nạp/ dị ứng lactose.
  • Trẻ sinh non: Trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ bị dị ứng lactose do các tế bào trong ruột không được phát triển hoàn chỉnh.
  • Các bệnh lý ở ruột non như bệnh Crohn và Celiac: Những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của ruột non. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc chứng dị ứng lactose.
  • Xạ trị: Tác động từ biện pháp xạ trị có thể làm biến đổi tế bào trong tá tràng, khiến cơ quan này không sản xuất đủ lượng enzyme lactase để tiêu hóa đường và sữa.

Khắc phục dị ứng lactose

Hiện tại, không có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng dị ứng lactose.

Vì vậy bạn chỉ có thể hạn chế các triệu chứng của bệnh bằng các biện pháp khắc phục như:

  • Tránh bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa lactose.
  • Thường xuyên ăn sữa chua và các chế phẩm chứa men vi sinh để hỗ trợ hoạt động của đường ruột. Từ đó có thể làm giảm các triệu chứng do dị ứng lactose gây ra như đầy hơi, tiêu chảy,…

Biện pháp chăm sóc bệnh nhân dị ứng lactose

Dị ứng lactose thường không gây nguy hiểm và có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên tình trạng này có thể gây tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dị ứng Lactose
Điều hòa hoạt động của ruột non bằng cách sinh hoạt và luyện tập khoa học

Vì vậy bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh tái phát tình trạng dị ứng lactose:

  • Giảm bổ sung các thực phẩm có chứa lactose như đường, sữa, bơ, bánh kem,…
  • Tập trung các thực phẩm có khả năng cung cấp canxi như nước ép trái cây, rau xanh, bánh mì, hải sản,… để thay thế cho nguồn canxi có trong sữa.
  • Uống nhiều nước và bổ sung nhiều rau xanh để duy trì hoạt động của đường ruột.
  • Kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh Crohn và bệnh Celiac.
  • Có thể dùng đồng thời sữa và các thực phẩm khác để làm chậm quá trình tiêu hóa. Đồng thời hạn chế các triệu chứng do dị ứng lactose gây ra.
  • Bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách dùng trứng, sữa chua, gan và tắm nắng từ 6 – 8 giờ sáng.
  • Tăng cường miễn dịch và hoạt động tiêu hóa bằng cách sinh hoạt và luyện tập đều đặn.
  • Đọc kĩ bảng thành phần của các thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, đồ hộp,… để tránh tình trạng bổ sung lactose vào cơ thể.

Dị ứng Lactose là tình trạng không quá phổ biến. Hầu hết các triệu chứng do tình trạng này gây ra đều có mức độ nhẹ và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Để hạn chế các triệu chứng tái phát, bạn có thể trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cách xây dựng chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Chị Đỗ Thị Ngọc từng ám ảnh vì mề đay và khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng dùng thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm khỏi bệnh của chị Ngọc.

Dị ứng đậu phộng – Biểu hiện và cách xử lý nhanh nhất

Dị ứng đậu phộng là một tình trạng phổ biến và có thể đe dọa đến tính mạng của người…

Viêm mắt dị ứng thời tiết – Bệnh lý cần cảnh giác

Không khí ẩm ướt, phấn hoa, chuyển mùa,... là hàng loạt các nguyên nhân khiến người bệnh bị viêm mắt…

Dị ứng tinh trùng là tình trạng cơ thể phản ứng lại với tinh trùng, tinh dịch.

Dị ứng tinh trùng – Những dấu hiệu cần nhận biết sớm

Dị ứng tinh trùng là tình trạng cơ thể nữ giới có những phản ứng lại với các thành phần…

Dị ứng thuốc: Dấu hiệu, hình ảnh nhận biết và cách chữa trị

Dị ứng thuốc là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch cơ thể đối với thuốc. Người bệnh…

Sau dị ứng mỹ phẩm da cần được chăm sóc đúng cách

Cách chăm sóc da sau khi bị dị ứng mỹ phẩm giúp lành nhanh

Chăm sóc da sau khi bị dị ứng mỹ phẩm là cách nhanh nhất giúp các tổn thương mau lành…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *