Trị hôi miệng bằng nước muối như thế nào cho đúng?

Biện pháp trị hôi miệng bằng nước muối có tác dụng khử mùi hôi, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn sinh sống trong kẽ răng. Tuy nhiên biện pháp này chỉ phù hợp với những người bị hôi miệng nhẹ và trung bình. Với trường hợp bị hôi miệng lâu năm, cần kết hợp cách chữa từ nước muối với các biện pháp chuyên sâu.

chữa hôi miệng bằng nước muối
Trị hôi miệng bằng nước muối như thế nào cho đúng?

Có nên trị hôi miệng bằng nước muối?

Hôi miệng thường xảy ra ở người mắc các bệnh về nha khoa (viêm nướu, sâu răng,…) và dạ dày (viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản).

Mặc dù không gây hại đến sức khỏe nhưng hôi miệng có thể làm giảm mức độ tự tin khi giao tiếp. Để khắc phục triệu chứng này, bạn có thể áp dụng cách trị hôi miệng bằng nước muối.

Nước muối có khả năng khử trùng, loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa và vi khuẩn tiềm ẩn trong răng miệng. Ngoài ra, nước muối còn có khả năng ức chế nhiễm trùng, giúp phục hồi niêm mạc bị lở loét và sưng viêm.

cách trị hôi miệng bằng nước muối
Nước muối có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, mảng bám trong kẽ răng, giảm đau rát họng và mùi hôi khó chịu

Điều trị hôi miệng bằng nước muối còn đem lại một số tác dụng như khử mùi khó chịu, giúp hơi thở thơm mát, làm dịu vết loét ở cổ họng/ niêm mạc nướu, hạn chế chảy máu chân răng, giảm đau họng, loại bỏ mảng bám giúp răng trắng sáng,…

Trị hôi miệng bằng nước muối đúng cách

Để khử mùi hôi khó chịu, giảm đau họng và bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn có thể áp dụng 3 cách trị hôi miệng bằng nước muối sau:

1. Súc miệng với nước muối loãng

Súc miệng bằng nước muối loãng là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất. Cách này khá đơn giản nhưng cho hiệu quả cao và phù hợp với cả trẻ nhỏ.

cách trị hôi miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối loãng thường xuyên giúp giảm mùi hôi và bảo vệ sức khỏe răng miệng

Thực hiện:

  • Hòa tan 2 thìa cafe muối với 250ml nước lọc
  • Súc miệng trong khoảng 30 – 60 giây
  • Thực hiện 2 lần/ ngày (sáng và tối)

Trước khi súc miệng bằng nước muối, bạn nên chải răng sạch sẽ. Nếu chân răng bị sưng và chảy máu, bạn có thể ngậm nước muối trong khoảng 3 phút để làm dịu niêm mạc.

2. Nước muối và baking soda giảm mùi hôi miệng

Baking soda (muối nở) có khả năng loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong kẽ răng. Vì vậy nguyên liệu này có thể hỗ trợ giảm mùi hôi miệng do các bệnh về nha khoa gây ra. Ngoài ra, baking soda còn có tính tẩy trắng, giúp làm sạch và duy trì hàm răng trắng sáng.

Kết hợp nước muối với baking soda không chỉ giảm mùi hôi khó chịu mà còn làm sạch khoang miệng và duy trì độ trắng sáng cho hàm răng.

Thực hiện:

  • Hòa tan 1 thìa muối và 1 thìa baking soda với 300ml nước lọc
  • Khuấy đều và dùng để súc miệng 2 lần/ ngày

Dung dịch baking soda và muối có khả năng tẩy trắng răng. Vì vậy bạn chỉ nên súc miệng trong khoảng 30 phút. Súc miệng quá lâu có thể gây tổn thương men răng.

3. Trị hôi miệng với nước muối và chanh

Trị hôi miệng với nước muối và chanh cũng là một trong những biện pháp phổ biến. Ngoài tác dụng sát trùng, chanh còn chứa tinh dầu thơm, có khả năng khử mùi do vi khuẩn gây hại tiết ra. Hơn nữa, nồng độ acid citric trong chanh còn hỗ trợ làm sạch răng miệng và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm chân răng.

cách trị hôi miệng bằng nước muối
Nước muối và chanh không chỉ khử mùi hôi mà còn giảm sưng và chảy máu chân răng

Thực hiện:

  • Hòa tan 1 thìa muối với 200ml nước lọc
  • Vắt ½ quả chanh vào nước muối
  • Súc miệng 2 lần/ ngày (sáng – tối)

Những lưu ý khi chữa hôi miệng bằng nước muối

Cách chữa hôi miệng bằng nước muối được đánh giá là biện pháp đơn giản nhưng cho hiệu quả cao. Tuy nhiên để biện pháp này phát huy tác dụng tối đa, bạn nên lưu ý một số thông tin sau:

chữa hôi miệng bằng nước muối
Nên vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách để giảm nguy cơ hôi miệng và mắc các vấn đề về nha khoa
  • Cần kết hợp cách trị hôi miệng bằng nước muối với việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách.
  • Hạn chế các thực phẩm gây hư hại men răng và gây mùi hôi khó chịu như thức ăn chế biến sẵn, nhiều đường, dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều gia vị và có mùi mạnh (tỏ, hành tây, hành lá,…).
  • Không nên uống nước ngọt có gas, rượu bia, đồ uống chứa cồn,… Những loại thức uống này làm hỏng men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Bổ sung nhiều nước và rau xanh để trung hòa dịch vị dạ dày, hạn chế tình trạng hôi miệng do trào ngược thực quản.
  • Phải áp dụng cách trị hôi miệng bằng nước muối đều đặn mỗi ngày để nhận thấy cải thiện rõ rệt.
  • Nước muối có đặc tính dược lý nhẹ nên thường không có hiệu quả cao với người bị hôi miệng kéo dài. Trong trường hợp này bạn có thể tận dụng các thảo dược chứa tinh dầu thơm như gừng, bạc hà, cam thảo, đinh hương,…
  • Tiến hành điều trị các bệnh lý gây hôi miệng như sâu răng, viêm nướu, trào ngược dạ dày thực quản, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan,…

Cách trị hôi miệng bằng nước muối có thể đem lại kết quả khả quan với những trường hợp nhẹ và trung bình. Với những trường hợp bị hôi miệng lâu năm, nên kết hợp các biện pháp tại nhà với chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý và tiến hành điều trị bệnh lý tiềm ẩn.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng 11:12 - 17/03/2023 - Cập nhật lúc: 20:50 - 18/03/2023
Chia sẻ:
Kẽ Răng Bị Hôi Kẽ Răng Bị Hôi Là Do Đâu? Điều Trị và Xử Lý Sao Hiệu Quả

Kẽ răng bị hôi có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể xảy…

Các loại quả mọng được đánh giá rất cao trong việc hỗ trợ điều trị hôi miệng 10 Loại Thực Phẩm Trị Hôi Miệng Hiệu Quả Nhanh Tức Thì

Bổ sung các loại thực phẩm trị hôi miệng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp bạn hỗ…

Vi Khuẩn HP Có Gây Hôi Miệng Không? Khắc Phục Sao? Vi Khuẩn HP Có Gây Hôi Miệng Không? Khắc Phục Sao?

"Vi khuẩn Hp có gây hôi miệng không?" là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo nhận định…

Sâu răng hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm Sâu răng hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm

Sâu răng hôi miệng là vấn đề thường gặp, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như…

Viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Viêm Họng Hạt Có Gây Hôi Miệng Không? Xử Lý Thế Nào?

Viêm họng hạt là căn bệnh được phát triển từ viêm họng mãn tính gây ra những ảnh hưởng tiêu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua