Hói đầu là tình trạng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tìm hiểu những thông tin về tình trạng này sẽ giúp bạn chủ động ngăn ngừa cũng như điều trị. Tránh để nó gây ra những phiến toái cho sức khỏe và cuộc sống.

Nguyên nhân gây ra tình trạng hói đầu
Chứng hói đầu đặc trưng bởi tình trạng tóc rụng nhiều, mất cân đối. Hệ quả là xuất hiện nhiều mảnh da đầu bị trống, trơn lì và không nhìn thấy lỗ chân lông.
Bệnh có thể kích hoạt ở mọi đối tượng, nhưng thống kê cho thấy rằng tỷ lệ hói đầu ở nam giới sẽ cao hơn. Thông thường, tình trạng này kích hoạt nhiều ở những người bước qua độ tuổi 40. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người trẻ tuổi hơn cũng có thể bị hói đầu.
Nguyên nhân gây ra vấn đề này thường liên quan đến các yếu tố sau đây:
1. Do di truyền
Thực tế cho thấy rằng, một người sẽ dễ bị hói đầu hơn khi có bố và mẹ gặp phải tình trạng này. Hói đầu do di truyền là một vấn đề phức tạp đến nay vẫn chưa thể đưa ra lời giải đáp xác đáng. Nguyên nhân di truyền phần đa ảnh hưởng đến đàn ông.
Nhiều ý kiến cho rằng, nhiễm sắc thể X từ người mẹ là yếu tố quy định về các gen liên quan đến kiểu tóc ở nam giới. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, hói đầu, nguyên nhân là do những ảnh hưởng từ cả bố và mẹ chứ không chỉ riêng người mẹ.
2. Thay đổi nội tiết tố
Ở cả nam và nữ giới, nội tiết tố đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự chắc khỏe cũng như phát triển của mái tóc. Thay đổi nội tiết tố được cho là nguyên nhân khiến cả nam và nữ giới bị rụng tóc nhiều, đôi khi dẫn tới hói đầu.
- Đối với nam giới: Sự phát triển của tóc liên quan mật thiết với nồng độ hormone testosterone. Hàm lượng hormone này trong máu giảm xuống sẽ kích thích sản xuất nhiều hơn hormone dihydrotestosteron (DHT). Tại chân tóc, DHT sẽ kiên kết với các thụ thể của tế bào nang tóc. Hàm lượng DHT quá cao sẽ khiến cho nang tóc nhỏ dần và từ từ biến mất. Điều này khiến tóc rụng nhiều và rất khó để mọc trở lại. Ngoài ra, DHT còn kích thích tăng hoạt động tuyến bã nhờn làm yếu chân tóc khiến tóc sẽ dễ đứt ra khỏi da đầu hơn.
- Đối với nữ giới: Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của tóc liên quan trực tiếp đến lượng hormone estrogen. Khi hàm lượng hormone estrogen này suy giảm thì cơ thể sẽ tăng sản sinh DHT (2 loại hormone này có tính chất đối kháng). Cũng giống như ở nam giới, ở nữ giới DHT cũng sẽ gây tăng tiết bã nhờn, đồng thời làm teo nang tóc. Điều này khiến cho tóc rụng nhiều nhưng khó mọc trở lại.

3. Chấn thương
Không khó để lý giải khi chấn thương cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng hói đầu ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ được kích hoạt khi chấn thương hình thành sẹo.
Sẹo chấn thương sẽ khiến cho nang tóc bị biến mất hoàn toàn. Lúc này trên đầu sẽ hình thành các vùng da nhẵn bóng và tóc không thể nào mọc trở lại bình thường. Chấn thương có thể phát sinh do tai nạn lao động, tai nạn giao thông hay tai nạn thể thao.
Ngoài chấn thương thì một số yếu tố khác cũng có thể khiến các vết sẹo hình thành trên da đầu làm mất tóc. Điển hình như tình trạng bỏng hay điều trị bệnh với tia X.
4. Mất cân bằng dưỡng chất
Cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, tóc luôn cần dưỡng chất để có thể duy trì sự phát triển. Biotin và acid pantothenic là hai yếu tố chính quyết định đến sự chắc khỏe của mái tóc.
Một chế độ ăn uống thiếu cân bằng dưỡng chất, đặc biệt là không bổ sung đầy đủ 2 loại dưỡng chất trên có thể khiến tóc dễ gãy rụng. Ngoài ra, việc bổ sung dư thừa hàm lượng vitamin A mà cơ thể cần cũng được cho là khiến tóc dễ rụng nhiều.
5. Do bệnh lý
Tình trạng rụng tóc gây hói đầu thường do các nguyên nhân được đề cập ở trên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nó cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý sau đây:
Bệnh lý tuyến giáp:
Phần đa các bệnh lý này sẽ gây ra hiện tượng mất cân bằng các hormone được sản sinh ở tuyến giáp của cơ thể. Cả tình trạng cường giáp hay suy giáp đều có thể là những yếu tố ảnh hưởng.
Hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ gây cản trở rất lớn đến quá trình trao đổi chất. Điều này dẫn đến nhiều nang tóc sẽ không hoạt động, khiến tóc mọc ít và thưa dần.
Viêm nhiễm da đầu:
Các loại vi khuẩn, vi nấm lý sinh trên tế bào chết của tóc sẽ rất dễ dàng phát triển và lây lan khi có điều kiện. Đặc biệt là da đầu ẩm ướt hay không được vệ sinh sạch sẽ.

Chúng có thể làm kích hoạt các phản ứng viêm khiến da đầu bị viêm nhiễm, đôi khi là nhiễm trùng. Lúc này, nang tóc sẽ trở nên yếu đi, tóc dễ rụng. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến rụng tóc từng mảng lớn và gây hói đầu.
Rối loạn hệ thống miễn dịch:
Khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn thì cơ thể sẽ rất dễ phát tín hiệu nhầm lẫn. Lúc này, nang tóc có thể dược cho là yếu tố lạ xâm nhập. Từ đó cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể làm nhiệm vụ đào thải các tế bào nang tóc. Điều này có thể khiến cho quá trình rụng tóc diễn ra nhanh.
Hội chứng buồng trứng đa nang:
Đây là một trong những hội chứng phổ biến ở phụ nữ. Đặc biệt, tình trạng này hiện đang có nguy cơ xuất hiện ngày càng nhiều ở các phụ nữ trẻ. Nó đặc trưng bởi tình trạng rụng tóc nhiều có thể dẫn đến hói đầu. Trong khi đó, vùng lông ở mặt và một số vị trí khác lại có xu hướng mọc nhiều hơn cần thiết.
Các loại hói đầu phổ biến
Tình trạng hói đầu có thể đặc trưng bởi một số kiểu phổ biến, bao gồm:
- Hói đầu kiểu nam: Thường là tình trạng có tính chất di truyền. Vấn đề này có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Rụng tóc thường xuất phát từ phía trước, 2 bên hoặc vùng vương miện của đầu. Một người đàn ông có thể phát triển một điểm hói hoặc đôi khi chỉ là một đường tóc lõm. Trong khi đó những người khác cũng có thể bị mất hết tóc.
- Hói đầu kiểu nữ: Mặc dù ít phổ biến hơn hói đầu kiểu nam nhưng đặc biệt hơn ở chỗ, phụ nữ có thể bị hói tại bất cứ đâu trên đầu nhưng đường chân tóc phía trước vẫn sẽ được duy trì. Và hói đầu kiểu nữ thường rất hiếm khi dẫn đến rụng toàn bộ tóc.
- Alopecia areata: Đây là một kiểu rối loạn rụng tóc, đặc trưng bởi tình trạng tóc rụng đột ngột tại một khu vực cụ thể. Tuy nhiên, tóc có thể bắt đầu mọc trở lại sau vài tháng. Nguyên nhân chính xác của kiểu hói đầu này vẫn đưa được xác định. Nhưng nó được cho là có liên quan đến một liên kết di truyền cùng các điều kiện tự miễn và dị ứng.
- Tlogen effluvium: Đặc trưng bởi tình trạng rụng tóc độc hại, thường xảy ra sau khi bị sốt cao hoặc bị bệnh nặng. Các thuốc điều trị ung thư hay một số thuốc khác như vitamin A, retinoids, tali liều cao thường sẽ gây ra rụng tóc độc hại. Ngoài ra, các điều kiện y tế như bệnh tuyến giáp hay sinh nở cũng là những yếu tố liên quan.
- Sẹo hoặc rụng tóc đặc biệt: Vùng sẹo thường sẽ ngăn không cho tóc mọc trở lại. Hói đầu sẹo có thể là do chấn thương, bỏng hay điều trị bằng tia X. Ngoài ra, sẹo cũng có thể do các bệnh lý như ung thư da, lupus, nhiễm trùng da… gây nên.
Cách làm giảm rụng tóc để khắc phục chứng hói đầu
Để khắc phục được tình trạng hói đầu thì các biện pháp điều trị phải hướng đến các mục tiêu sau:
- Ngăn chặn tình trạng rụng tóc
- Kích thích phát triển nang lông giúp tóc mọc nhanh hơn
Hiện nay, rất nhiều biện pháp có thể giúp bạn cải thiện nhanh tình trạng hói đầu. Bao gồm cả việc dùng thuốc, phẫu thuật hay sử dụng các biện pháp tự nhiên.
1. Sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc được sử dụng phổ biến trong trường hợp hói đầu là do các nguyên nhân về bệnh lý, viêm nhiễm da đầu hay phản ứng của hệ miến dịch. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ kê toa các thuốc phù hợp với mỗi người bệnh.
Để ngăn chặn tổn thương ở nang lông do hệ miễn dịch gây ra thì dạng điều trị phổ biến nhất là sử dụng corticosteroid. Đây là một loại thuốc chống viêm cực mạnh có thể được chỉ định ở nhiều dạng. Bác sĩ sẽ tiêm hoặc yêu cầu thoa thuốc mỡ trực tiếp vào vùng da đầu bị hói. Đôi khi, các loại thuốc uống cũng được kê toa nhưng sẽ ít phổ biến hơn.

Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể được chỉ định để thúc đẩy quá trình phát triển của tóc. Đồng thời chúng cũng có thể phần nào tác động đến hệ miễn dịch. Bao gồm một số thuốc sau:
- Anthralin
- Minoxidil
- Diphencyprone
- Squaric acid dibutylester
Tất cả các loại thuốc được dùng để ngăn ngừa và kích thích mọc tóc nhằm khắc phục bệnh hói đầu cần phải được sử dụng đúng cách theo chỉ định từ bác sĩ.
2. Can thiệp phẫu thuật
Biện pháp phẫu thuật thay thế tóc được áp dụng tương đối phổ biến với những người bị hói đầu theo từng điểm nhất định. Còn với chứng hói đầu hoàn toàn thì biện pháp này sẽ không thể giúp ích.
Để áp dụng được phương pháp này, bạn cần có một sự phát triển khỏe mạnh của tóc ở hai bên hay phía sau đầu. Bởi đây sẽ là khu vực hiến tóc. Và cần lưu ý rằng, phẫu thuật thay tóc sẽ không thể khắc phục được nguyên nhân gây rụng tóc.
Dưới đây là 4 kỹ thuật thay thế tóc được áp dụng phổ biến nhất:
- Cấy tóc: Trong quá trình cấy tóc, bác sĩ sẽ tiến hành lấy những mảng da đầu nhỏ từ phía sau hay 2 bên đầu để làm manh ghép. Các mảnh ghép này được di chuyển đến khu vực đầu bị hói hoặc có tóc quá mỏng.
- Mở rộng da đầu: Bác sĩ sẽ đặt thiết bị mở rộng mô ở bên dưới khu vực có tóc sát cạnh khu vực hói. Sau khoảng vài tuần, mô sẽ giãn nở làm cho da phát triển thêm các tế bào da mới. Bác sĩ sẽ đặt vùng da mới mở rộng lên trên vị trí hói cận kề.
- Phẫu thuật nắp: Đây là phương án phù hợp với các khu vực hói lớn. Trong thủ tục này, một phần của vùng hói sẽ được loại bỏ, đồng thời một vạt da mang tóc được đặt vào vùng hói. Trong khi vạt da mang tóc vẫn gắn ở một đầu với nguồn cung cấp máu ban đầu.
- Giảm da đầu: Biện pháp này được thực hiện với mục đích che các vùng hói ở đỉnh và phía sau đầu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ da đầu hói. Sau đó các phần của da đầu mang tóc được kéo lại gần với nhau để lấp kín vùng hói.
Việc phẫu thuật thay tóc để khắc phục hói đầu có thể phát sinh các vấn đề rủi ro. Điển hình như tăng trưởng tóc loang lổ, chảy máu, sẹo rộng hay nhiễm trùng. Chính vì thế bạn cần hết sức chú ý, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi điều trị.
3. Hỗ trợ từ liệu pháp tự nhiên
Một số giải pháp từ tự nhiên cũng có thể giúp bạn hạn chế hiện tượng rụng tóc và kích thích tóc mọc nhiều hơn. Từ đó có thể khắc phục được tình trạng hói đầu.
Sử dụng tỏi tươi:
Tỏi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên với khả năng làm sạch da đầu và trị gàu. Ngoài ra, có thể kích thích phát triển nang tóc, khiến tóc mọc dày hơn.

Thực hiện:
- Dùng vài củ tỏi tươi đem giã thật nhuyễn sau đó lọc lấy nước trong.
- Xả ướt tóc rồi dùng nước cốt tỏi thoa thật đều lên vùng da bị hói.
- Để nguyên từ 30 – 60 phút rồi gội đầu sạch.
Dùng hành tây:
Hành tây có thể ngăn ngừa rụng tóc và kích thích mọc tóc nhanh hơn nhờ hàm lượng lưu huỳnh dồi dào. Khi tiếp xúc với da đầu, hoạt chất này có thể kích thích sản sinh collagen. Đồng thời thúc đẩy việc lưu thông máu để giúp nang tóc trở nên khỏe mạnh hơn.
Thực hiện:
- Dùng 1 củ hành tây đem ép lấy nước cốt.
- Sử dụng nước ép hành tây thoa trực tiếp lên vùng da đầu bị hói.
- Để trong vòng khoảng 30 phút rồi gội đầu như bình thường.
Sử dụng tinh dầu:
Có rất nhiều loại tinh dầu tự nhiên được thực tế chứng minh là có thể khắc phục tình trạng hói đầu. Các thành phần dưỡng chất trong tinh dầu sẽ giúp nang tóc chắc khỏe và kích thích mọc tóc mới.
Các loại tinh dầu được dùng phổ biến nhất là:
- Tinh dầu bưởi: Pha loãng 5 giọt tinh dầu bưởi cùng 10ml nước lọc. Khi đã gội đầu xong dùng hỗn dịch này thoa lên da đầu và ủ trong 20 phút. Sau đó xả lại đầu với nước cho thật sạch.
- Tinh dầu dừa: Dùng một ít tinh dầu dừa massage trực tiếp lên vùng bị hói. Mỗi tuần thực hiện khoảng 2 – 3 lần.
- Tinh dầu chanh: Giúp cải thiện tốt các vấn đề như viêm da đầu, bệnh á sừng da đầu hay bị gàu quá nhiều. Pha loãng tinh dầu chanh với nước lọc rồi dùng thay thế cho dầu xả. Kết hợp với massage để nâng cao hiệu quả.
Ngoài ra, để chứng hói đầu nhanh chóng được khắc phục, bạn cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng cũng như duy trì lối sống lành mạnh. Bổ sung và cân bằng dưỡng chất cho cơ thể từ những thực phẩm có lợi. Đồng thời tránh xa những mệt mỏi áp lực trong công việc, cuộc sống. Việc giữ gìn vệ sinh da đầu sạch sẽ, đúng cách cũng là yếu tố quan trọng không kém.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!