Điều Trị Bệnh Trĩ

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan - Khoa Nội - Tiêu hóa - Giám đốc Chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Trĩ là căn bệnh phổ biến ở thời kỳ hiện đại, khiến người bệnh “đứng ngồi không yên” vì đau đớn, khó chịu. Việc tìm kiếm một giải pháp điều trị an toàn, không xâm lấn, sớm loại bỏ nỗi đau, phiền toái do bệnh gây ra là nhu cầu tất yếu của đông đảo người bệnh. Từ xưa, Y học cổ truyền đã chứng minh được hiệu quả vượt trội và tính an toàn cao trong xử lý bệnh này.

Điều trị bệnh trĩ bằng y học cổ truyền là gì?

Bệnh trĩ (lòi dom) là bệnh lý hình thành do sự dãn (phình) quá mức các đám rối tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh trĩ là do: Khí huyết ở vùng đại trực tràng bị trì trệ, hư nhược, khí huyết không lưu thông khiến cho cơ nhục yếu, mạch lạc bị tổn thương. Từ đó sinh ra hiện tượng khí trệ, huyết ứ, làm cho mạch lạc bị phình giãn quá mức, dần dần sa ra ngoài hình thành nên búi trĩ.

Tùy theo tình trạng biểu hiện, căn nguyên hình thành mà Y học cổ truyền phân chia bệnh trĩ thành các thể khác nhau: Trĩ nội thể thấp nhiệt (có kèm viêm nhiễm hoặc bội nhiễm), trĩ nội thể khí huyết ứ trệ, trĩ nội thể huyết ứ (có sung huyết), trĩ nội thể nhiệt độc. Ngoài ra, y học cổ truyền cũng chia bệnh trĩ ngoại thành 3 dạng như sau: Trĩ ngoại thể nhiệt độc (do tắc nghẽn khí huyết), Trĩ ngoại thể huyết ứ, Trĩ ngoại thể thấp nhiệt (là dạng trĩ ngoại có biến chứng, thường là viêm loét)

Bệnh trĩ nội

Các vị thuốc điều trị bệnh trĩ

Vị thuốc: Đảng sâm, Mộc hương, Bạch linh, Bạch truật, Đương quy, Hoàng bá, Chỉ xác, Hoàng cầm, Xuyên khung, Kim ngân hoa,...

Công dụng: Cầm máu tại hậu môn, giảm đau, thanh nhiệt, táo thấp, kháng khuẩn, giảm sự co thắt tại hậu môn, hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, tăng cường chức năng các tạng phủ liên quan, bổ huyết, hoạt huyết, lưu thông khí huyết,...

Y học cổ truyền điều trị hiệu quả chứng bệnh trĩ nào?

Nhờ nguyên tắc xử lý bệnh từ gốc, liệu trình gia giảm tùy vào thể bệnh, cơ địa mà Y học cổ truyền có thể đem đến hiệu quả điều trị toàn diện với tất cả các vấn đề bệnh trĩ. Bao gồm:

  • Trĩ nội
  • Trĩ ngoại
  • Trĩ hỗn hợp
  • Táo bón
  • Nứt kẽ hậu môn

Ưu nhược điểm của Y học cổ truyền trong điều trị bệnh trĩ

Mặc dù được đánh giá cao, nhưng điều trị bệnh trĩ bằng Y học cổ truyền vẫn khiến nhiều người e ngại vì một số vấn đề bất cập còn tồn tại. 

Ưu điểm:

  • Không gây đau đớn, không can thiệp xâm lấn nên bảo toàn được cấu trúc vùng hậu môn, trực tràng.
  • Điều trị toàn diện, không chỉ loại bỏ triệu chứng và căn nguyên gây bệnh trĩ mà còn phục hồi sức khỏe tổng thể, ổn định thể trạng, phòng bệnh tái phát.
  • An toàn, lành tính nhờ sử dụng thảo dược. 
  • Áp dụng được cho nhiều đối tượng bệnh khác nhau, bao gồm cả mẹ bầu, mẹ sau sinh bị trĩ. 

Nhược điểm:

  • Đôi khi cần đun sắc thuốc. Điều này khá lỉnh kỉnh, mất thời gian, đặc biệt là với những người bệnh hiện đại bận rộn.
  • Một số cây thuốc, vị thuốc khá khó uống, gây cản trở trong việc điều trị với những ai nhạy cảm với mùi, vị.

Giải pháp điều trị bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Mong muốn đem đến cho người bệnh lựa chọn tối ưu nhất trong việc điều trị bệnh trĩ bằng Y học cổ truyền, các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã tìm cách nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thành công giải pháp điều trị bệnh trĩ cho người bệnh hiện đại - Bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang. Với giải pháp này, người bệnh sẽ được CHỮA BỆNH TRĨ TỪ GỐC bằng bài thuốc YHCT đặc trị, đảm bảo hiệu quả cao.

Thành phần & công dụng

Ưu điểm giải pháp điều trị tại Thuốc dân tộc

Được nghiên cứu bài bản bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về y học cổ truyền, giải quyết triệt để bệnh trĩ từ triệu chứng đến căn nguyên.

Teo búi trĩ tự nhiên kết hợp phục hồi, chăm sóc sức khỏe tổng thể, tác dụng nhanh chóng nhưng bền vững, mang tính lâu dài, không lo tái phát.

Liệu trình linh hoạt, được kết hợp, gia giảm phù hợp với tình trạng bệnh, cơ địa của từng người. Đảm bảo đúng người, đúng bệnh, hiệu quả cao.

Thảo dược sạch, an toàn, không gây tác dụng phụ, sử dụng được cho mọi đối tượng bệnh, bao gồm cả trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai.

Hướng dẫn sử dụng

  • Thuốc uống: Ngày dùng 2 lần, uống trước bữa sáng 30 phút và buổi tối trước khi đi ngủ. Với dạng thuốc sắc thang, cắt thuốc ra cốc hoặc bát, hâm nóng lại trước khi uống. Với dạng thuốc viên, uống trực tiếp cùng với nước ấm.
  • Thuốc ngâm rửa: Chuẩn bị 1 - 1,5 lít nước sôi, ngâm vào 2 túi thuốc đã đóng dạng túi lọc để thuốc phai ra hết tinh chất. Ngâm búi trĩ và vùng hậu môn ngập trong nước khoảng 15 - 20 phút. Nên ngâm khi nước còn ấm. Sau khi ngâm nên lau khô và mặc quần áo thoải mái. 
  • Thuốc bôi: Nên bôi thuốc ngay sau khi ngâm rửa hậu môn bằng thuốc ngâm rửa. Lấy 1 lượng thuốc gel vừa đủ ra tay và thoa trực tiếp lên búi trĩ, vùng hậu môn xung quanh. Sau khi bôi thuốc hạn chế di chuyển, nên nằm nghỉ 15 - 30 phút để thuốc thẩm thấu phát huy tác dụng.

Lưu ý: Hướng dẫn sử dụng trên là tham khảo cho mọi đối tượng bệnh. Với những trường hợp đặc biệt như trẻ em, mẹ bầu, mẹ sau sinh thì sẽ được bác sĩ chỉ định liều lượng, hướng dẫn cách dùng phù hợp.

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Đối tượng sử dụng
Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

4.8
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Thạc sĩ Bác sĩ
  • Chuyên khoa: Nội - Tiêu hóa
  • Năm kinh nghiêm: Gần 40 năm
Bác sĩ Trần Thị Hương Lan

BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

5
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn cơ sở HCM
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Chuyên khoa: Trung tâm Xương khớp IHR
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 25 năm

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

5
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn Đông Phương Y Pháp
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKI
  • Chuyên khoa: Thần kinh
  • Năm kinh nghiêm: 40 năm
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

4
  • Chức vụ: Phó Giám đốc Chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Chuyên khoa: Da liễu
  • Năm kinh nghiêm: 40 năm
Bác sĩ nguyễn thị phương mai

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

5
  • Chức vụ: Cố vấn chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKI
  • Chuyên khoa: Gan - Mật
  • Năm kinh nghiêm: Gần 40 năm

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

5
  • Chức vụ: Bác sĩ điều trị
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ
  • Chuyên khoa: Thần kinh
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 10 năm
Lương y Phùng Hải Đăng

LƯƠNG Y PHÙNG HẢI ĐĂNG

5
  • Chức vụ: Trưởng khoa khám bệnh
  • Học hàm/ học vị: Lương Y
  • Chuyên khoa: Trung tâm Xương khớp IHR
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 20 năm
bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

3.3
  • Chức vụ: Bác sĩ phụ trách chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Chuyên khoa: Trung tâm Xương khớp IHR
  • Năm kinh nghiêm: 40
Chia sẻ
Bỏ qua