Thần kinh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đột quỵ, động kinh, đau nửa đầu, mất ngủ, rối loạn tiền đình,… và hàng trăm bệnh thần kinh khác đang đe dọa cuộc sống của con người mỗi ngày. Là đơn vị tiên phong trong điều trị hiệu quả các bệnh lý mạn tính bằng Y học cổ truyền, Chuyên khoa Thần kinh của Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp đỡ được hàng ngàn bệnh nhân và ngày càng được người dân tin tưởng. Chuyên khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành, giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm, hết lòng vì người bệnh.

Bệnh thần kinh là gì?

Bệnh thần kinh hay rối loạn thần kinh là các chứng bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, bao gồm: não bộ, các dây thần kinh, các rễ, đám rối. Hệ thống thần kinh là bộ phận kiểm soát mọi chức năng của cơ thể. Chính vì vật, bất kỳ sự tổn thương hay bất thường nào xảy ra ở hệ thần kinh đều có thể dẫn đến triệu chứng ở các bộ phận khác trên cơ thể. 

Có tới hàng trăm loại bệnh thần kinh, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO cho thấy: Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 6,2 triệu người chết vì những nguyên nhân liên quan đến bệnh đột quỵ (ở Việt Nam là hơn 11.000 người). Hơn 50 triệu người mắc phải chứng động kinh. Khoảng 35,5 triệu người trên thế giới bị sa sút trí tuệ (60 - 70% các trường hợp do bệnh Alzheimer gây ra). Có khoảng 6,3 triệu bệnh nhân Parkinson trên toàn thế giới. Tỷ lệ người bị đau nửa đầu chiếm khoảng 10%.

Những con số trên chỉ là một phần rất nhỏ trong số hàng trăm bệnh lý thần kinh khác nhau. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh thần kinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người, thậm chí tử vong.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thần kinh

Mỗi bệnh lý thần kinh lại có các triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng này biểu hiện nặng hay nhẹ, bộc phát hay âm ỉ phụ thuộc vào mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh lý thần kinh thường gặp:

  • Đau và yếu cơ, teo cơ, co giật, tê liệt
  • Trí nhớ bị ảnh hưởng, sa sút
  • Đau đầu thường xuyên hoặc đau đầu dữ dội, thoáng qua như điện giật
  • Mờ mắt, khô mắt, khô miệng
  • Mất trí nhớ, ù tai, ảo giác, rối loạn trí nhớ, suy giảm nhận thức
  • Tê bì tay chân, đi không vững, khó vận động
  • Không kiểm soát được ý thức, như lời nói, nói lắp, cười đùa
  • Tính cách thất thường hoặc thay đổi tính cách so với trước đây
  • Táo bón, chức năng bàng quang bị rối loạn
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Cơ thể tiết quá nhiều hoặc quá ít mồ hôi
  • Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, bất an, rối loạn lo âu…

Nguyên nhân gây bệnh thần kinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh thần kinh. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Bệnh đái tháo đường: Rối loạn đường huyết mức độ nặng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các dây thần kinh, khiến đặc tính dẫn truyền của dây thần kinh bị thay đổi hoặc chậm lại. Các xung điện đến dây thần kinh không hoạt động bình thường. 
  • Hóa trị: Hóa trị liệu có thể gây bệnh thần kinh ngoại với các triệu chứng điển hình như: Đau dữ dội, suy giảm cử động, nhịp tim và huyết áp thay đổi, mất thăng bằng, khó thở, tê liệt, suy tạng.
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc phải các bệnh lý liên quan tới thần kinh càng cao.
  • HIV hoặc AIDS: Do tác động của virus và các loại thuốc, những bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS có nguy cơ mắc các bệnh thần kinh với các triệu chứng thường gặp như: Bỏng rát, ngứa ran, mất cảm giác ở bàn tay và bàn chân… 
  • Rối loạn tự miễn: Các chứng liên quan đến rối loạn tự miễn là nguyên nhân gây rối loạn thần kinh. Một số bệnh rối loạn tự miễn có khả năng cao gây ra các tổn thương tới hệ thần kinh như: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, sarcoidosis, bệnh celiac, viêm mạch, hội chứng Sjogren, hội chứng Guillain-Barré.
  • Chấn thương: Chấn thương do chơi thể thao hay tai nạn có thể làm hỏng hoặc tăng áp lực lên các dây thần kinh. Từ đó làm gián đoạn chức năng và gây ra những bất thường ở hệ thống thần kinh. 
  • Bệnh xương khớp: Một số bệnh lý xương khớp xảy ra do đặc thù công việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh. Chẳng hạn như hội chứng ống cổ tay có thể gây ngứa ran hoặc tê ngón tay, lòng bàn tay.
  • Nhiễm trùng: Các bệnh truyền nhiễm, như Zona thần kinh, Lyme… cũng có khả năng gây ra các rối loạn ở hệ thần kinh. Từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện các chứng bệnh thần kinh.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Sự thiếu hụt vitamin, suy dinh dưỡng khiến các dây thần kinh ngừng hoạt động hoặc không hoạt động bình thường. Điều này có thể xảy ra do chế độ dinh dưỡng không cân bằng; cơ thể bị rối loạn chức năng hấp thụ; lạm dụng rượu bia…
  • Độc tố: Các độc tố có trong thực phẩm cũng có thể gây ra bệnh thần kinh. Như trong hải sản chứa nhiều thủy ngân, là một trong những tác nhân nguy hiểm gây bệnh thần kinh. 
  • Di truyền: Một số chứng bệnh thần kinh có tính di truyền, có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái hoặc di truyền cách thế hệ. Bệnh lý thần kinh này được chẩn đoán dựa vào xét nghiệm gen, ghi điện cơ, sinh thiết dây thần kinh hoặc cơ.
  • Nguyên nhân vô căn: Có tới 23% trường hợp mắc bệnh lý thần kinh không xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này thường gặp ở người trên 60 tuổi, gọi là bệnh thần kinh ngoại vi vô căn.

Giải pháp điều trị các chứng bệnh thần kinh

Tùy vào từng chứng bệnh thần kinh, mức độ nặng - nhẹ khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Chính vì vậy, người bệnh cần thăm khám nếu có các biểu hiện bất thường để xác định được nguyên nhân và tình trạng bệnh thần kinh gặp phải. Dưới đây là thông tin về một số giải pháp điều trị bệnh thần kinh:

Điều trị bệnh thần kinh bằng Y học hiện đại

Y học hiện đại sử dụng các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý thần kinh. Các phương pháp chẩn đoán phổ biến như siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI) và chẩn đoán dựa trên máy tính. Những kỹ thuật này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác vấn đề thần kinh gặp phải và xác định phương hướng điều trị phù hợp.

  • Sử dụng thuốc Tây y

Thuốc tây Y là một trong những phương pháp điều trị bệnh thần kinh phổ biến nhất. Bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống co giật, thuốc chống viêm để giảm bớt triệu chứng đau nhức, tê bì hoặc co giật. Những loại thuốc này được dùng thông qua đường uống hoặc tiêm. Ngoài ra, một số loại thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần, thuốc trấn tĩnh an thần kinh cũng được sử dụng để kiểm soát triệu chứng liên quan tới tâm lý.

  • Điện xung, laser, truyền dịch

Điện xung thần kinh có tác dụng kích thích hoặc ngăn chặn các tín hiệu thần kinh, từ đó hỗ trợ giảm đau và cải thiện chức năng cơ bắp. Công nghệ laser dùng để điều trị các tổn thương dây thần kinh bằng cách tác động ánh sáng tới khu vực thương tổn, kích thích quá trình phục hồi. Truyền dịch cũng là phương pháp điều trị phổ biến, giúp bệnh nhân bổ sung dưỡng chất, tăng cường sự lưu thông của chất lỏng trong cơ thể.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị sau cùng, khi bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hoặc khi các biện pháp khác không đạt hiệu quả như mong muốn.

Nhìn chung, điều trị bệnh lý thần kinh bằng Y học hiện đại giúp cải thiện nhanh các triệu chứng nhưng tốn kém vì cần điều trị lâu dài, vẫn có nguy cơ tái phát. Một số phương pháp tiềm ẩn tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.

Điều trị bệnh thần kinh bằng Y học cổ truyền

Y học cổ truyền tập trung phục hồi tổn thương hệ thần kinh, tăng cường lưu thông năng lượng trong cơ thể, từ đó giúp giảm triệu chứng và cải thiện chức năng hệ thần kinh. Có nhiều bài thuốc được chế biến từ những thành phần thiên nhiên như cây cỏ, vỏ cây, rễ cây, thảo dược có tác dụng giảm viêm, giảm đau và cân bằng hệ thần kinh. Một số vị thuốc thường được sử dụng như: Toan táo nhân, củ bình vôi, bạch quả, nhục đậu khấu, đương quy…

Ngoài ra, Y học cổ truyền có áp dụng nhiều phương pháp khác trong điều trị các bệnh lý thần kinh và phục hồi chức năng sau điều trị. Chẳng hạn như: Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, cấy chỉ, liệu pháp hồng ngoại,…

Các biện pháp hỗ trợ khác

  • Mỗi người cần tuân thủ chế độ sinh hoạt và tập luyện lành mạnh, tránh để bệnh tiến triển nặng và gây ra các triệu chứng nguy hiểm:
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung glucose tốt từ các loại khoai, củ, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Tập luyện cho bộ não hàng ngày bằng cách ghi nhớ nội dung, nhân vật của những câu chuyện bạn nghe, bộ phim bạn xem hay chơi trò chơi trí tuệ…
  • Có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; ngủ đủ giấc, từ 6 - 8 giờ mỗi đêm.
  • Không lạm dụng bia rượu, không được hút thuốc lá.
  • Tập luyện đều đặn, hãy chọn một môn thể thao phù hợp.
  • Hạn chế đến địa điểm bị ô nhiễm không khí.
  • Tránh tình trạng thừa cân, béo phì, duy trì cân nặng hợp lý.

Các bệnh lý thần kinh điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Bác sĩ Chuyên khoa Thần kinh - Thuốc dân tộc

Phụ trách Chuyên khoa Thần kinh tại Trung tâm Thuốc dân tộc là Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên Phó giám đốc Chuyên môn, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Bác sĩ Nhuần đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý thần kinh. Bên cạnh đó, chuyên khoa còn quy tụ nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm khác.

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

5
  • Chức vụ: Phó Giám đốc chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Chuyên khoa: Nam học
  • Năm kinh nghiêm: Trên 40 năm

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

4.8
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Thạc sĩ Bác sĩ
  • Chuyên khoa: Nội - Tiêu hóa
  • Năm kinh nghiêm: Gần 40 năm
Bác sĩ Trần Thị Hương Lan

BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

5
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn cơ sở HCM
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Chuyên khoa: Trung tâm Xương khớp IHR
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 25 năm

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

5
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn Đông Phương Y Pháp
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKI
  • Chuyên khoa: Thần kinh
  • Năm kinh nghiêm: 40 năm
Bác sĩ nguyễn thị phương mai

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

5
  • Chức vụ: Cố vấn chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKI
  • Chuyên khoa: Gan - Mật
  • Năm kinh nghiêm: Gần 40 năm

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

5
  • Chức vụ: Bác sĩ điều trị
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ
  • Chuyên khoa: Thần kinh
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 10 năm
bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

3.3
  • Chức vụ: Bác sĩ phụ trách chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Chuyên khoa: Trung tâm Xương khớp IHR
  • Năm kinh nghiêm: 40

Giải pháp điều trị bệnh lý thần kinh tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Trải qua hơn 1 thập kỷ hoạt động, Chuyên khoa Thần kinh Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và ứng dụng thành công phác đồ điều trị bệnh từ Y học cổ truyền. Phác đồ kết hợp sử dụng bài thuốc Định tâm An thần thang với các phương pháp vật lý trị liệu, điều trị bệnh lý thần kinh từ căn nguyên, mang lại hiệu quả toàn diện. Bài thuốc Định tâm An thần thang là kết tinh tâm huyết, trí tuệ của đội ngũ chuyên gia Y học cổ truyền đầu ngành, là giải pháp HOÀN CHỈNH giúp điều trị hiệu quả và an toàn bệnh mất ngủ, rối loạn tiền đình và các bệnh lý thần kinh khác, ở nhiều mức độ nặng – nhẹ khác nhau, kể cả mãn tính, lâu năm. Bài thuốc kết hợp 2 phép trị cơ bản “PHỤC CHÍNH - TRỪ TÀ” cùng nhóm thuốc điều trị chuyên sâu.
NHÓM THUỐC TRỪ TÀ

Được phối chế từ Dạ giao đằng, Củ bình vôi, Liên nhục, Viễn chí, Lạc tiên, Long nhãn… Nhóm thuốc có công dụng loại bỏ tà khí và các yếu tố gây tổn thương thần kinh, những tác nhân gây nhiễu loạn thần trí. Đồng thời tác dụng tốt vào kinh tâm, giúp người bệnh dưỡng tâm an thần, trấn an hệ tim mạch, thả lỏng hệ thần kinh, giữ được tâm trạng thư thái nhất.

NHÓM THUỐC PHỤC CHÍNH

Thành phần bao gồm Bạch truật, Toan táo nhân, Đại táo, Phục thần, Hoàng kỳ… Đây là nhóm thuốc bổ trợ, có tác dụng nâng cao chính khí, bồi bổ thể chất, tăng cường chức năng tạng phủ, cân bằng âm dương, dưỡng khí, dưỡng huyết, ổn định tâm trí, thần trí, giảm căng thẳng. Đồng thời còn giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, bồi bổ thân thể toàn diện.

NHÓM THUỐC ĐẶC TRỊ

Bao gồm các thành phần có dược tính cao như Củ bình vôi đỏ, Dây na rừng, Dây gắm, dây Thiên lý hương, Hương nhu rừng, Lạc tiên… Đây là nhóm thuốc đặc trị bệnh mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình… Tùy vào từng thể bệnh, có địa bệnh nhân mà bác sĩ sẽ gia giảm vị thuốc phù hợp. Nhóm thuốc có công dụng

Ưu điểm giải pháp điều trị bệnh thần kinh tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Điều trị các bệnh lý thần kinh từ căn nguyên bên trong

Được thăm khám, tư vấn và điều trị bởi bác sĩ đầu ngành

Sử dụng 100% thuốc Nam sạch chuẩn GACP-WHO lành tính

An toàn, không gây tác dụng phụ, thích hợp cho nhiều đối tượng

95% bệnh nhân điều trị thành công sau phác đồ 2-3 tháng

Kết hợp điều trị và bồi bổ cơ thể, hạn chế tái phát hiệu quả

Bài thuốc được hỗ trợ sắc sẵn, hỗ trợ gửi thuốc về tận nhà

Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, dịch vụ y tế đạt chuẩn

Cơ sở vật chất

Đặt khách hàng là trung tâm của mọi vấn đề, Trung tâm Thuốc dân tộc không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người bệnh. Trung tâm đầu tư trang thiết bị y tế tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn. Phòng trị liệu đạt chuẩn, có phòng riêng cho nam và nữ, đảm bảo sự riêng tư của khách hàng. Người bệnh tin cậy và hài lòng khi đến khám và điều trị ở đây.