Trị liệu y học cổ truyền là gì?

Vật lý trị liệu y học cổ truyền là phương pháp điều trị bảo tồn không dùng thuốc. Các phương pháp trị liệu y học cổ truyền như: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, cấy chỉ, điện châm… giúp đả thông kinh lạc, giảm đau, phục hồi vận động, tăng miễn dịch… Trị liệu y học cổ truyền ngày càng được ứng dụng phổ biến hiện nay được đông đảo người bệnh tin dùng.

Trị liệu y học cổ truyền giúp giảm đau tự nhiên không cần đến phẫu thuật can thiệp, hạn chế việc sử dụng thuốc, hạn chế ảnh hưởng đến bệnh lý nền. Trị liệu y học cổ truyền thực hiện đúng kỹ thuật rất an toàn, không gây ra các tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, tăng hiệu quả thuốc điều trị khi tác động đến vị trí tổn thương và đả thông kinh lạc.

Các phương pháp vật lý trị liệu châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ, thủy châm tác dụng tốt trong việc giảm viêm, giảm tình trạng phù nề hoặc giải pháp sự chèn ép các rễ thần kinh. Phương pháp đặc biệt hiệu quả trong việc giúp cải thiện khả năng vận động đối với bệnh nhân xương khớp hoặc sau đột quỵ, sau phẫu thuật.

Các phương pháp trị liệu y học cổ truyền

Y học cổ truyền có nhiều phương pháp trị liệu mang lại hiệu quả cao đối với nhiều bệnh lý mạn tính. Các phương pháp phổ biến được áp dụng bao gồm:

Châm cứu

Châm cứu gồm châm (dùng kim tác động vào huyệt) và cứu (dùng hơi nóng của ngải cứu khô tác động trên huyệt). Châm cứu là dùng kim tác động lên các huyệt trên cơ thể để điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương, giảm đau, phòng và điều trị bệnh. Các phương pháp châm cứu phổ biến là Nhĩ châm, Ôn châm, Điện châm, Hoa mai châm…

Bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt là biện pháp dùng bàn tay, ngón tay tác động lên huyệt, da thịt, gân khớp theo từng vị trí huyệt đạo trên cơ thể để phòng và chữa bệnh. Thông qua các tác động này, xoa bóp bấm huyệt kích thích hệ thần kinh, tạo nên sự thay đổi về nội tiết, thể dịch, cải thiện tình trạng đau, thông kinh hoạt lạc, điều hòa chức năng tạng phủ.

Thủy châm

Thủy châm hay còn gọi là tiêm thuốc vào huyệt là phương pháp kết hợp Đông y và Tây y, phối hợp kim châm và thuốc tiêm đưa một lượng dược chất vào cơ thể thông qua các huyệt đạo để chữa bệnh. Thủy châm mang lại hiệu quả điều trị cao, tác dụng nhanh hơn khi vừa tác động trực tiếp lên hệ kinh lạc, vừa có tác dụng hỗ trợ của thuốc Tây.

Cấy chỉ

Cấy chỉ hay còn gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, nhu châm là phương pháp cải tiến từ châm cứu kết hợp với chỉ catgut dựa trên sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, lý luận của châm cứu truyền thông. Cấy chỉ là phương pháp đưa 1 đoạn chỉ tự tiêu vào huyệt trong cơ thế và tạo ra các kích thích liên tục qua các huyệt này mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

Dịch vụ trị liệu y học cổ truyền áp dụng với bệnh lý nào?

  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa khớp
  • Thoái hóa cột sống
  • Viêm khớp
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Đau vai gáy
  • Đau lưng
  • Thần kinh tọa
  • Khô khớp
  • Vôi hóa cột sống
  • Gai cột sống
  • Bệnh viêm đại tràng
  • Bệnh đau dạ dày
  • Trào ngược dạ dày
  • Viêm hang vị dạ dày
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Bệnh mất ngủ
  • Bệnh rối loạn tiền đình
  • Bệnh suy nhược thần kinh
  • Yếu sinh lý
  • Xuất tinh sớm
  • Rối loạn cương dương
  • Liệt dương

Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên y học cổ truyền giỏi và giàu kinh nghiệm

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

5
  • Chức vụ: Phó Giám đốc chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Chuyên khoa: Nam học
  • Năm kinh nghiêm: Trên 40 năm
Bác sĩ Trần Thị Hương Lan

BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

5
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn cơ sở HCM
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Chuyên khoa: Trung tâm Xương khớp IHR
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 25 năm

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

5
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn Đông Phương Y Pháp
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKI
  • Chuyên khoa: Thần kinh
  • Năm kinh nghiêm: 40 năm
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

4
  • Chức vụ: Phó Giám đốc Chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Chuyên khoa: Da liễu
  • Năm kinh nghiêm: 40 năm
Bác sĩ nguyễn thị phương mai

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

5
  • Chức vụ: Cố vấn chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKI
  • Chuyên khoa: Gan - Mật
  • Năm kinh nghiêm: Gần 40 năm

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

5
  • Chức vụ: Bác sĩ điều trị
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ
  • Chuyên khoa: Thần kinh
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 10 năm
Bác sĩ Phạm Phi Long

BÁC SĨ PHẠM PHI LONG

5
  • Chức vụ: Cố vấn chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKI
  • Chuyên khoa: Trung tâm Xương khớp IHR
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 30 năm
Lương y Phùng Hải Đăng

LƯƠNG Y PHÙNG HẢI ĐĂNG

5
  • Chức vụ: Trưởng khoa khám bệnh
  • Học hàm/ học vị: Lương Y
  • Chuyên khoa: Trung tâm Xương khớp IHR
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 20 năm
bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

3.3
  • Chức vụ: Bác sĩ phụ trách chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Chuyên khoa: Trung tâm Xương khớp IHR
  • Năm kinh nghiêm: 40

Cơ sở vật chất - Phòng trị liệu vô trùng

Quy trình trị liệu y học cổ truyền

  • Người bệnh đăng ký trực tiếp hoặc đăng ký thông qua các kênh online
  • Bác sĩ tiếp nhận thông tin, thăm khám, tư vấn phương pháp trị liệu phù hợp với tình trạng bệnh và thể trạng
  • Nhân viên y tế, kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh thay trang phục trị liệu, uống trà hoạt huyết
  • Người bệnh được đưa đến phòng trị liệu chuyên biệt và được tiến hành trị liệu bởi bác sĩ và kỹ thuật viên
  • Kết thúc trị liệu, người bệnh được hướng dẫn nghỉ ngơi tại chỗ, hẹn lịch trị liệu tiếp theo
Chia sẻ
Bỏ qua