Đau Nhức Răng Về Đêm và Biện Pháp Xử Lý, Khắc Phục Nhanh

Đau nhức răng về đêm là tình trạng thường gặp, xảy ra tương đối phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây ra. Chủ yếu là sâu răng, viêm xoang, áp xe răng, tổn thương khoang miệng hoặc một số thói quen xấu và bệnh lý răng miệng khác gây ra. Nếu bạn hay gặp phải hiện tượng đau nhức răng về đêm thì có thể tham khảo một số biện pháp điều trị, giảm đau nhanh dưới đây. 

Nguyên nhân gây đau nhức răng về đêm

Răng đau buốt, nhức nhối, khó chịu không chỉ tác động xấu đến giấc ngủ mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, không thể tập trung vào công việc. Đối với tình trạng này, để có biện pháp điều trị phù hợp, chúng ta cần xác định được nguyên nhân gây đau nhức răng về đêm là gì.

Đau nhức răng về đêm là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra
Đau nhức răng về đêm là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra

Tình trạng đau nhức răng về đêm có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như: 

  • Do thói quen nghiến răng: Những người hay nghiến răng thường xuyên sẽ khiến răng tổn thương, dễ gặp phải các cơn đau về đêm, đặc biệt mức độ đau sẽ tăng lên nhiều và nghiêm trọng hơn khi ngủ.
  • Do tổn thương hàm hoặc khoang miệng: Các chấn thương trực tiếp tại răng hoặc ở vùng mặt cũng có thể gây ra tình trạng đau, nhức răng về đêm
  • Do thức ăn hoặc mảnh vụn mắc ở kẽ răng: Các mảnh hoặc vụn thức ăn bị mắc lại kẽ răng trong quá trình nhai thức ăn cũng là một trong những yếu tố gây áp lực lên răng và gây ra các cơn đau nhức khó chịu. 
  • Do mọc răng khôn: Mọc răng khôn (răng số 8) thường xuyên gây ra những cơn đau nhức, đặc biệt nghiêm trọng nếu xảy ra tình trạng răng khôn mọc lệch. 

Lý do mà khi gặp các vấn đề về răng miệng, chúng ta thường cảm thấy đau nhức nghiêm trọng, khó chịu hơn về đêm là do khi nằm ngủ, máu dồn lên nhiều, lượng máu ở khu vực này được tăng thêm. Từ đó làm tăng áp lực, tăng cảm giác đau và khiến chúng ta thấy đau răng nghiêm trọng hơn. Thêm vào đó, về đêm, chúng ta ít phân tâm, không làm thêm việc gì khác nên rất dễ cảm nhận đau nghiêm trọng hơn ban ngày, từ đó khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. 

Đau nhức răng về đêm là bệnh gì? 

Bên cạnh một số nguyên nhân gây đau nhức răng thường xuyên đã đề cập, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý liên quan đến răng miệng, hô hấp. Thường gặp là: 

1. Sâu răng

Sâu răng là hiện tượng răng xuất hiện các lỗ hổng nhỏ hoặc lớn, một dạng nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hóa, gây phá hủy thành phần của mô cứng. Thủ phạm chính gây sâu răng là các loại vi khuẩn, trong đó, nguyên nhân chính là chủng Streptococcus mutans. Sâu răng lâu ngày nếu không được chữa trị sẽ gây mòn men răng, ăn vào ngà răng, tủy răng, gây viêm tủy, dẫn đến tình trạng đau răng về đêm. 

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Đau răng, đau tự phát, đau nhiều về đêm
  • Răng nhạy cảm, đau khi ăn đồ ngọt, nóng, lạnh
  • Có lỗ hổng trên răng, răng có màu đen hoặc nâu ở một phần của răng
  • Đau nghiêm trọng khi cắn vào vị trí sâu răng…

2. Viêm nướu răng 

Viêm nướu răng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp mô mềm bao phủ răng, do vi khuẩn hoặc mảng bám tồn tại lâu trong răng miệng. Nếu vi khuẩn bám trên răng càng lâu thì nguy cơ chúng sinh sôi và gây ra các bệnh lý về răng miệng càng cao. Viêm nướu răng cần sớm thăm khám và điều trị, để tránh tổn thương răng và gây viêm nha chu.

Viêm nướu răng cũng có thể là nguyên nhân gây đau nhức răng về đêm
Viêm nướu răng cũng có thể là nguyên nhân gây đau nhức răng về đêm

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Đau nhức, buốt, khó chịu khi ăn uống
  • Lợi sưng, viêm, có thể chảy máu khi ăn hoặc chải răng
  • Hơi thở có mùi, tụt lợi, để lộ chân răng gây mất thẩm mỹ
  • Răng trở nên nhạy cảm, dễ lung lay… 

3. Viêm xoang hàm

Xoang hàm là những hốc nằm trong xương hàm, ngay bên cạnh mũi và ở dưới hốc mắt thuộc nhóm xoang sàng trước. Viêm xoang hàm là tình trạng mà các niêm mạc lọt trong xoang hàm bị viêm nhiễm thường do các nguyên nhân như vi nấm, virus gây bệnh hô hấp, các tác nhân dị ứng, bất thường trong cấu trúc giải phẫu ở mũi. Viêm xoang hàm có thể gây đau nhức răng dữ dội, đặc biệt là về đêm.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau nhức răng nhiều về đêm khiến bệnh nhân mất ngủ
  • Đau nhiều ở hàm trên, thái dương, mắt, trán
  • Đau tăng khi cúi đầu, cử động mạnh
  • Có dịch chảy ra từ khe trước mũi, chảy mũi, nghẹt mũi, có dịch mủ 

Nếu viêm xoang mạn có thể gặp phải tình trạng đau nhức ở hàm trên, nhức đầu nghiêm trọng, thường xuyên. Có dịch chảy ra từ khe mũi trước, có thể chảy xuống cổ họng, dịch có mùi hôi khó chịu. Bệnh nhân nhìn mờ, giảm thị giác, nếu nghiêm trọng có thể không nhìn được. Viêm xoang hàm có thể khiến răng lung lay, làm tăng tình trạng tiêu xương hàm, mất xương ổ răng, nguy cơ rụng răng, mất răng cao. Nếu không điều trị có thể gây các biến chứng như viêm đa xoang, viêm đường hô hấp dưới, biến chứng viêm thần kinh thị giác, áp xe mắt… 

4. Đau nhức răng về đêm do áp xe răng 

Áp xe răng được hiểu là một dạng nhiễm trùng tạo thành các túi mủ dưới chân răng, gây đau, nhức khó chịu, có thể gây chảy mủ ra ngoài hoặc không. Một số nguyên nhân gây áp xe răng thường gặp là do bệnh viêm nha chu, do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, răng nứt vỡ do tai nạn, do bệnh lý khác như tiểu đường, tim mạch… 

Dấu hiệu nhận biết:

  • Hay xuất hiện các cơ đau nhức ở răng, kể cả khi chỉ nhai nhẹ khi ăn
  • Miệng có mùi hôi khó chịu, đặc biệt là mùi tanh của mủ
  • Người bệnh bị sốt, nóng, hay mệt mỏi, có thể nổi hạch
  • Chân răng sưng, có hạt tụ mủ, đè vào thấy rất đau
  • Răng nhạy cảm, khó chịu nhất là khi sử dụng đồ lạnh/nóng…

5.  Viêm tủy răng 

Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng và các mô quanh chân răng bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Viêm tủy răng có thể hiểu là một phản ứng bảo vệ tủy răng trước các tác nhân gây bệnh. Khi tủy răng bị viêm, ngoài nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập thì còn có thể do hóa chất hoặc do các yếu tố vật lý gây ra.

Đau nhức răng, đặc biệt là về đêm là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm tủy răng
Đau nhức răng, đặc biệt là về đêm là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm tủy răng

Dấu hiệu nhận biết:

  • Xuất hiện các cơn đau, ê buốt trong vài giây nhất là vào ban đêm
  • Đau nhiều khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
  • Nếu không điều trị các triệu chứng bệnh xuất hiện ngày càng rõ rệt
  • Có nhiều cơn đau âm ỉ tại vị trí viêm, cơn đau nghiêm trọng, kéo dài vài giờ
  • Có mủ trong răng, khoang miệng có mùi hôi, nướu bị tấy lên
  • Cảm giác đau ê buốt, dữ dội khi bị thức ăn hoặc vật gì đó kích thích… 

Viêm tủy răng nếu không được điều trị sẽ bị sung huyết, chế tủy, gây áp xe quanh chóp răng, viêm quanh chóp răng và dẫn đến các biến chứng khác như viêm xương, viêm hạch, viêm quanh cuống răng, rụng răng… 

6. Đau nhức răng về đêm do nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng đau nhức răng về đêm là do:

  • Răng bị sức mẻ: Triệu chứng đặc trưng là cảm thấy nhám, lởm chởm khi lưỡi chạm vào răng. Đau răng dữ dội nếu vị trí mẻ răng ở sát tủy, lưỡi bị kích thích mỗi khi chạm vào… 
  • Rối loạn khớp thái dương hàm: Khớp này xảy ra vấn đề sau khi bị viêm khớp, chấn thương hàm, có thể gây đau nhức răng vào ban đêm, đau khi vệ sinh răng miệng.
  • Viêm nha chu: Viêm nha chu là bệnh lý nguy hiểm, nghiêm trọng, cần sớm thăm khám và điều trị để tránh mất răng. 

Biện pháp xử lý khi bị đau nhức răng về đêm

Đau nhức răng về đêm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu tình trạng này không liên quan đến bệnh lý thì có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại chỗ để cải thiện. Tuy nhiên, nếu có nhiều triệu chứng bất thường khác, bạn cần nhanh chóng thăm khám để được điều trị đúng cách. Khi bị đau nhức răng về đêm, bạn có thể:

1. Cách khắc phục, giảm đau răng nhanh chóng

Các biện pháp giảm đau sẽ giúp bạn tạm thời giảm bớt khó chịu, vượt qua cơn đau răng dễ dàng hơn, từ đó tạm thời đi vào giấc ngủ. Một số cách giảm đau răng có thể kể đến như:

  • Chườm đá lạnh: Chườm đá lạnh là phương pháp giảm đau nhanh và thuận tiện ngay trong đêm. Bạn có thể lấy 1 viên đá lạnh cho vào khăn sạch, chườm trực tiếp lên vùng má bị sưng đau để giảm khó chịu. 
  • Sử dụng tỏi: Tỏi chứa chứa nhiều thành phần có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm đau, ức chế hoạt động của các vi khuẩn. Bạn có thể lấy vài tép tỏi, bóc vỏ, thêm vài hạt muối, giã nát, đắp trực tiếp lên răng để giảm đau. 
  • Ngậm nước muối ấm: Lấy 1 thìa muối hạt pha với 1 cốc nước ấm, dùng nước này ngậm trong 3 – 5 phút để giảm đau buốt. 
  • Dùng khoai tây sống: Lấy 1 miếng khoai tây, rửa sạch giã nát, đắp lên vị trí đau răng trong 15 phút. 
  • Dùng nước ép hành tây: Lấy hành tây cắt nhỏ, nghiền hoặc xay, ép lấy nước, nhỏ thẳng vào vị trí răng bị đau. Có thể nhai hành tây trong 3 phút để cải thiện tình trạng răng đau nhức khó chịu. 

2. Dùng thuốc giảm đau răng 

Các thuốc giảm đau răng cũng có thể tạm thời làm giảm đau, giúp bạn dễ ngủ hơn khi bị đau răng về đêm. Tuy nhiên, dù là loại thuốc nào thì bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng. Một số thuốc giảm đau răng tạm thời có thể kể đến như:

  • Paracetamol: Là thuốc hạ sốt, giảm đau nhanh, thường được sử dụng cho các trường hợp đau do mọc răng khôn, viêm nướu răng, viêm lợi, đau răng do răng sâu… 
  • Alaxan: Thuốc giảm đau răng có sự kết hợp giữa hai thành phần là Ibuprofen và Paracetamol. Tuy nhiên, chỉ dùng cho người lớn, không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 
  • Thuốc NSAIDs: Thuốc giảm đau răng này có tác dụng kháng viêm, hạ sốt, giảm đau mà không chứa steroid. Các loại thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến như ibuprofen, diclofenac, meloxicam, aspirin… Chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ vì có nhiều tác dụng phụ đến tiêu hóa và tim mạch. Tuyệt đối không dùng cho người bị viêm loét dạ dày, bị bệnh máu khó đông, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú… 
Các thuốc giảm đau tạm thời có thể cải thiện phần nào tình trạng đau nhức răng
Các thuốc giảm đau tạm thời có thể cải thiện phần nào tình trạng đau nhức răng

3. Thăm khám bác sĩ 

Sau khi áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà, giúp cơn đau của bạn ổn định, việc bạn cần làm lúc này là thăm khám bác sĩ, trung tâm nha khoa uy tín. Tình trạng đau răng về đêm đa phần liên quan đến các bệnh lý về răng miệng. Do đó, bạn cần nhanh chóng thăm khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời. Các bác sĩ, nha sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Cần nhớ rằng, các bệnh lý về răng miệng sẽ không tự khỏi. Cơn đau răng có thể qua đi nhưng cũng nhanh chóng trở lại và có xu hướng ngày càng gia tăng. Các thuốc giảm đau và các biện pháp tại nhà chỉ có tác dụng làm giảm đau tạm thời. Không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh, loại bỏ tận gốc cơn đau cho bạn. Đặc biệt, nếu không sớm điều trị, các bệnh lý về răng miệng sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây mất răng, nhiễm trùng máu cho người bệnh. 

Cách điều trị khi bị đau nhức răng về đêm

Trước hết, người bệnh cần được thăm khám nha khoa, bác sĩ và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Sau đây là các cách điều trị đau nhức răng mà bạn có thể tham khảo:

1. Điều trị chuyên khoa 

Sau khi thăm khám, tùy vào tình vào tình trạng, mức độ bệnh mà có phương pháp điều trị can thiệp phù hợp. Có thể kể đến như:

Dùng thuốc điều trị

Sử dụng các thuốc điều trị thường được áp dụng cho trường hợp viêm nhiễm ở mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng, chỉ cần diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm đau là được. Các thuốc điều trị sẽ được sử dụng theo chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua và dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Các thuốc này gồm:

  • Nước súc miệng
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid 
  • Thuốc kháng viêm chứa steroid

Can thiệp nha khoa 

Các biện pháp can thiệp nha khoa được áp dụng khi tình trạng bệnh nghiêm trọng, không thể phục hồi. Tùy vào loại bệnh, tình trạng bệnh mà có biện pháp can thiệp khác nhau. Cụ thể:

  • Viêm tủy răng: Sẽ tiến hành chữa tủy răng nếu tủy răng có thể phục hồi bằng cách che tủy bằng hydroxit canxi. Nếu tủy răng không thể phục hồi thì sẽ tiến hành trám bít bằng hydroxit canxi, loại bỏ tủy rồi trám bít ống tủy bằng vật liệu nhân tạo. Song song với biện pháp can thiệp, sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các thuốc điều trị để thúc đẩy quá trình hồi phục. 
  • Áp xe răng: Đối với áp xe răng, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang quanh răng, chỉ định rạch áp xe răng, nhổ răng hoặc lấy tủy răng, điều trị nội nha. Tùy vào tình trạng áp xe mà xác định hướng điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. 
  • Viêm nha chu: Đối với tình trạng viêm nha chu, các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định nước súc miệng, thuốc uống phù hợp. Kết hợp với việc cạo vôi răng, làm sạch mảng bám, cân nhắc nhổ răng nếu răng tổn thương sâu không còn khả năng phục hồi để loại bỏ ổ viêm.  Nếu răng lung lay nhẹ thì sẽ tiến hành thủ thuật cố định răng để giảm nguy cơ mất răng. 

Điều trị viêm xoang hàm 

Phương pháp điều trị viêm xoang hàm là điều trị nội khoa. Bệnh nhân sẽ được chỉ định một số thuốc điều trị phù hợp như thuốc kháng sinh, giảm đau, chống dị ứng… Nếu không đáp ứng với thuốc điều trị sẽ tiến hành phương pháp Proetz, nghĩa là rửa xoang bằng cách chọc xoang hút mủ và dịch, đưa thuốc vào hốc xoang để thay thế.

Viêm xoang hàm cần được sớm thăm khám và điều trị để tránh biến chứng
Viêm xoang hàm cần được sớm thăm khám và điều trị để tránh biến chứng

Một số trường hợp sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt polyp mũi, chỉnh hình vách ngăn. Hoặc nếu mắc viêm xoang hàm do bệnh lý về răng miệng thì trước tiên điều trị bệnh răng miệng, có thể nhổ răng sâu, răng hư tổn không phục hồi để trị viêm xoang hàm. 

2. Cách chữa đau nhức răng về đêm tại nhà 

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ việc có nên sử dụng các thảo dược thiên nhiên để giảm đau nhức răng hay không. Một số cách giảm đau răng tại nhà theo mẹo dân gian có thể kể đến như:

Sử dụng đinh hương

Đinh hương có chứa eugenol, đây là hoạt chất có tác dụng sát trùng, giảm đau, diệt khuẩn, có hiệu quả đối với nhiều bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng, viêm lợi… Đặc biệt, đinh hương cũng chứa nhiều thành phần có thể cải thiện tình trạng đau răng đáng kể, nâng cao sức khỏe răng miệng. Bạn có thể lấy nụ đinh hương khô nhai và ngậm để giảm nhức răng. Hoặc dùng tinh dầu đinh hương trộn với tinh dầu oliu chấm lên vị trí răng bị đau. 

Ngậm bạc hà giảm đau răng

Bạc hà chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sát trùng, giảm đau, ức chế trung khu thần kinh như menthol, pinene, piperidine, pulegone, camphene, limonene… Sử dụng bạc hà có thể giúp giảm đau răng tạm thời, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại và cải thiện các bệnh lý về răng miệng. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy vài lá bạc hà tươi rửa sạch, cho vào miệng nhai kỹ, sau 10 phút nhổ bã, súc lại miệng với nước ấm
  • Cách 2: Lấy 40g lá bạc hà tươi rửa sạch, cho vào nồi đun với 500ml nước. Thấy còn 250ml nước thì tắt bếp, dùng nước ngày ngậm súc miệng. 

Dùng hoa cúc áo vàng 

Cây cúc áo vàng còn được gọi là cây nút áo, tán huyết thảo, cỏ the, có vị cay đắng làm tê đau lưỡi, thường được dùng để sát trùng, chữa cảm sốt, trị sâu răng, đau nhức răng. Trong loại cây này có chứa spilanthol, có tác dụng giảm đau, giảm viêm, gây tê tại chỗ, có thể làm giảm đáng kể tình trạng đau răng. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 1 nắm cúc áo hoa vàng, rửa sạch, giã nát, đắp lên vị trí răng bị đau, sau 10 – 15 phút thì nhổ bỏ, súc miệng bằng nước sạch
  • Cách 2: Lấy 500g cúc áo hoa vàng rửa sạch, cắt nhỏ, ngâm trong bình thủy tinh với 1 lít rượu trắng. Mỗi lần đau răng, ngậm khoảng 30ml trong 5 phút, súc lại miệng với nước. 

Trị đau răng bằng gừng 

Bạn cũng có thể sử dụng gừng để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức răng về đêm. Gừng có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, tiêu viêm như 6-gingerol, b-zingiberen, zingibain, geraniol… 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 1 củ gừng rửa sạch, đập dập, đắp lên vị trí răng bị đau. Sau 15 – 20 phút thì súc lại miệng với nước sạch, áp dụng 2 – 3 lần/ngày.
  • Cách 2: Lấy 1 củ gừng, rửa sạch, thái lát mỏng, hãm với nước sôi trong 10 – 15 phút, súc miệng với nước này 2 – 3 lần/ngày. 

3. Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng 

Thói quen chăm sóc răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng, có thể cải thiện và hỗ trợ đáng kể việc điều trị các bệnh lý về răng miệng, từ đó giảm đau răng hiệu quả cho bạn. Một số lưu ý cần quan tâm khi chăm sóc răng miệng có thể kể đến như:

  • Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất là vào 2 buổi sáng tối, sau khi ăn 30 phút. Tránh chải răng ngay sau khi ăn để tránh làm tổn thương mòn men răng. 
  • Chải răng cẩn thận, đều tất cả các mặt răng, nên kết hợp với việc làm sạch răng bằng nước súc miệng và chỉ nha khoa để tăng hiệu quả. 
  • Thay bàn chải đánh răng đều đặn 2 – 3 tháng/lần, chọn các loại bàn chải lưỡi mềm, phù hợp với răng miệng. Chọn loại kem đánh răng có tác dụng làm sạch và ngừa sâu răng cũng như các bệnh về răng miệng. Tốt nhất nên chọn các loại có chứa fluor. 
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách

4. Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống và lối sống cũng tác động mạnh mẽ đến sức khỏe răng miệng của bạn. Để hỗ trợ làm giảm tình trạng đau nhức răng về đêm, bạn nên:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất, ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây ít đường, các thực phẩm tốt cho răng miệng như việt quất, nam việt quất, táo, lê, dâu tây, đu đủ… 
  • Hạn chế ăn đồ ăn quá mặn, quá chua, quá lạnh hoặc quá nóng để tránh ảnh hưởng đến men răng. Nên ít ăn đồ ngọt, sau khi ăn xong cần đánh răng sau 30 phút – 1 tiếng để làm sạch răng. 
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê, trà, chất kích thích, thực phẩm lên men đến tránh làm hại men răng. 
  • Nên thăm khám răng định kỳ  3 – 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các vấn đề về răng miệng và có cách xử lý phù hợp. 

Trên đây là một số thông tin về tình trạng đau nhức răng về đêm và cách xử lý khắc phục phù hợp. Đau nhức răng về đêm không chỉ tác động xấu đến giấc ngủ mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Do đó, bạn nên sắp xếp thời gian thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 00:47 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:47 - 06/06/2023
Chia sẻ:
Đau răng khôn Bị Đau Răng Số 8 (Răng Khôn) Là Do Đâu ? Nên Nhổ Không?
Đau răng khôn được xem là cơn ác mộng đối với nhiều người và gần như không có cách nào tránh được. Bởi mọc răng khôn là một trong những…
Dùng tỏi trị đau răng là phương pháp được nhiều người biết đến và áp dụng Trị Đau Răng Bằng Tỏi Nhanh Chóng Nhờ Mẹo Hay Dân Gian

Trị đau răng bằng tỏi là một trong những mẹo giảm đau răng cấp tốc được lưu truyền rộng rãi…

Người bị đau răng có thể ăn được thịt bò nhưng cần sử dụng đúng cách Đau Răng Có Nên Ăn Thịt Bò Không? Chia Sẻ Từ Chuyên Gia

Thịt bò rất phổ biến, được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn, nằm trong top 10…

Đau răng số 7 có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Đau Răng Số 7: Nguyên Nhân và Biện Pháp Làm Giảm Đau Hay

Răng số 7 là một trong những chiếc răng có cấu tạo phức tạo nhất, đóng vai trò ăn nhai…

Gừng tươi thường được dân gian sử dụng để chữa đau răng Cách Chữa Đau Răng Bằng Gừng Hay, Đơn Giản Ngay Tại Nhà

Gừng không chỉ là nguyên liệu gia vị quen thuộc trong gian bếp của các gia đình Việt mà còn…

Đau răng khi nhai thức ăn Đau Răng Khi Nhai Thức Ăn Nên Làm Gì? Cách Xử Trí, Điều Trị

Đau răng khi nhai thức ăn thường xảy ra do dùng thức ăn có kết cấu khô, cứng, dai, chấn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua