Đau Răng Số 7: Nguyên Nhân và Biện Pháp Làm Giảm Đau Hay

Răng số 7 là một trong những chiếc răng có cấu tạo phức tạo nhất, đóng vai trò ăn nhai chính trong hàm, rất khó để phục hồi nếu như bị tổn thương. Đau răng số 7 thường do nhiều nguyên nhân gây  có thể kể đến như do răng số 8 mọc lệch chèn ép hoặc có liên quan đến một số bệnh lý về răng miệng sâu răng, áp xe răng, viêm tủy răng… 

Răng số 7 là răng nào? – Vai trò 

Răng số 7 còn được gọi răng cối số 2, nằm ở vị trí kế bên chiếc răng cuối cùng trong hàm. Răng số 7 có vai trò quan trọng, thực hiện chức năng nhai nghiền thức ăn để thức ăn được làm nhỏ trước khi đưa vào dạ dày. Ở một số người, nếu chưa mọc răng số 8, tức răng khôn hoặc không có răng này thì răng số 7 sẽ là chiếc răng ở vị trí cuối cùng trên hàm.

Vị trí của răng số 7 trên răng
Vị trí của răng số 7 trên răng là ở gần cuối cùng, kế bên răng khôn

Răng số 7 là răng chỉ mọc 1 lần, bắt đầu mọc từ độ tuổi từ 12 – 13, răng số 7 có 2 chiếc răng ở hàm trên và 2 chiếc răng ở hàm dưới. Răng số 7 sau khi mọc sẽ không thay và cũng không mọc lại. Vai trò của chiếc răng này là nghiền nhỏ để giúp thức ăn được trộn đều với enzym trong nước bọt, giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn. Răng số 7 có hệ số nhai là 5, đây là hệ số cao nhất khi đánh giá khả năng nhai của răng, nếu mất đi răng số 7, thì khả năng nhai sẽ giảm 10%. 

Răng số 7 có vai trò quan trọng trong hàm, nếu có vấn đề về răng số 7, việc điều trị chủ yếu là điều trị bảo tồn, nếu không có hiệu quả thì mới chỉ định nhổ bỏ. Việc mất răng số 7 sẽ làm giảm chức năng ăn nhai, nghiền nhỏ thức ăn, khiến răng bị xô lệch, làm ảnh hưởng đến răng hàm, thậm chí có nguy cơ gây tiêu xương ổ răng. 

Nguyên nhân gây đau răng số 7 

Đau răng số 7 là tình trạng thường gặp, các triệu chứng đau rất đa dạng, có thể là cơn đau nhức dữ dội thoáng qua, hoặc đau âm ỉ, đau buốt trong vài giờ. Có nhiều dạng đau răng số 7 có thể kể đến như:

  • Đau tự phát, kéo dài vài phút hoặc vài giờ
  • Đau răng đột ngột, đau buốt chỉ vài giây vài phút
  • Đau nghiêm trọng khi nhai, cắn, giảm khi không còn các kích thích
  • Đau răng gây sưng nướu hoặc ảnh hưởng đến vùng mặt… 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng số 7, có thể kể đến như:

1. Do chấn thương 

Chấn thương răng có thể gặp ở nhiều đối tượng, phổ biến nhất là trẻ nhỏ và người trưởng thành. Chấn thương răng xuất phát từ các tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông. Các chấn thương răng có thể kể đến như răng rơi khỏi ổ răng, răng bị chồi, lệch sang một bên, răng bị lún, răng bị vỡ thân răng… 

Tình trạng chấn thương răng có thể làm răng bị tổn thương, ảnh hưởng đến cấu trúc răng, nhiều trường hợp răng bị đau nhức kéo dài, không thể ăn nhai được, đôi khi cảm thấy răng lung lay không chắc chắn. Các chấn thương răng rất nguy hiểm, cần được sớm thăm khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. 

2. Đau răng số 7 do mọc răng số 8  

Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, thường mọc từ độ tuổi từ 17 – 25. Là chiếc răng cuối cùng mọc ở mỗi bên hàm, do mọc khi răng nướu đã hoàn chỉnh nên đôi khi hàm răng không đủ vị trí cho răng khôn, răng mọc xuyên qua nướu gây ra cảm giác đau nhức dữ dội trong nhiều ngày. Trong quá trình mọc, răng khôn bao giờ cũng gây đau nhức khó chịu, nhiều trường hợp còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến răng số 7 do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. 

Theo thống kê của Tổ chức chăm sóc răng miệng Hoa Kỳ, có khoảng 85% trường hợp răng khôn phải nhổ bỏ. Các trường hợp phải nhổ răng khôn thường là:

  • Răng khôn mọc gây các biến chứng như nhiễm trùng, đau, u nang ảnh hưởng đến các răng khác
  • Răng khôn có khe giắt thức ăn, làm ảnh hưởng đến răng số 7, có nguy cơ gây sâu răng và các bệnh lý về răng miệng
  • Răng khôn không có răng đối diện ăn khớp, tạo bậc thang giữa các răng, khiến thức ăn bị nhồi nhét
  • Răng khôn có hình dạng bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn cho răng bên cạnh
  • Răng khôn bị sâu, mắc bệnh lý về nướu răng hoặc về tủy răng… 

3. Đau răng số 7 do các bệnh lý về răng miệng 

Tình trạng đau răng số 7 cũng có thể có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng. Các bệnh lý này nếu không được kịp thời thăm khám và điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai của răng số 7, khiến răng yếu đi, có nguy cơ gây mất răng. Một số bệnh lý về răng miệng có thể gây đau răng số 7 như:

Sâu răng 

 Sâu răng số 7 chủ yếu có liên quan đến răng số 8 (răng khôn). Răng số 8 mọc lệch, dị dạng tạo điều kiện cho thức ăn bị nhồi nhét, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh, nhất là bệnh sâu răng. Lỗ sâu răng ở răng số 7 nếu nằm ở mặt bên sẽ rất khó phát hiện, đến khi sâu răng nghiêm trọng thì răng đã tổn thương nặng nề.

Răng số 7 bị sâu thường gây ra cảm giác đau nhức khó chịu
Răng số 7 bị sâu thường gây ra cảm giác đau nhức khó chịu

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Răng có màu đen, trắng hoặc nâu trên bề mặt
  • Đau răng tự phát, không rõ nguyên nhân
  • Đau nghiêm trọng hơn khi ăn uống, nhất là đồ ngọt, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
  • Răng nhạy cảm, đau khi trắng, có lỗ hổng trên răng… 

Áp xe răng 

Áp xe răng xảy ra khi chân răng bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, sưng viêm. Khi chân răng bị nhiễm trùng, các mô nướu rút hết chất lỏng nhiễm bệnh dẫn đến sự xuất hiện của ổ mủ. Áp xe răng có thể gây ra các cơn đau nhức từ nhẹ đến nặng cho răng. Bệnh lý này vô cùng nguy hiểm, nếu không được điều trị sẽ gây nguy cơ nhiễm trùng vào máu, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Đau nhức ở các răng, chỉ nhai nhẹ cũng thấy đau
  • Răng ê buốt, khó chịu, nhất là khi sử dụng thức ăn quá nóng, quá lạnh
  • Miệng có mùi hôi, nhất là mùi hôi tanh khó chịu do mủ tiết ra
  • Vùng dưới chân răng bị sưng, có hạt tụ mủ, đè vào thấy đau, có thể có mủ chảy ra
  • Một số trường hợp người bệnh bị nổi hạch, nóng sốt, người mệt mỏi…

Bệnh về nướu răng 

Các bệnh về nướu răng thường gặp như viêm nha chu, viêm lợi cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức răng số 7. Trong đó: 

  • Viêm nướu răng: Còn được gọi là viêm lợi, là tình trạng lớp mô mềm bao phủ quanh răng bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Bệnh thường có các dấu hiệu đặc trưng như nướu sưng tấy, có màu đỏ, chạm vào thấy đau, hơi thở có mùi, răng nhạy cảm, hay bị đau buốt, chảy máu bất chợt ở lợi, tụt nướu để lộ chân răng… 
  • Viêm nha chu: Viêm nha chu thường xảy ra khi bệnh viêm nướu răng không được điều trị. Là tình trạng nha chu, tổ chức bao quanh răng gồm nướu răng, lợi, gai lợi và xương ổ răng bị viêm nhiễm. Bệnh có các triệu chứng đặc trưng như lợi sưng đỏ, đau nhức, dễ chảy máu, răng ê buốt khó chịu, răng lung lay, chức năng nhai suy giảm, tụt lợi khiến răng dài hơn bình thường… 

Viêm tủy răng 

Viêm tủy răng là bệnh lý về răng miệng nguy hiểm, đa phần có liên quan đến bệnh sâu răng. Tủy răng được chia thành 2 dạng là viêm tủy răng hồi phục và viêm tủy răng không hồi phục. 

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Răng ê buốt khó chịu, đau âm ỉ kéo dài hoặc đau nhói
  • Răng nhạy cảm hơn với thức ăn, đặc biệt là đồ ăn quá nóng, quá lạnh, quá chua… 
  • Đau răng nghiêm trọng khi tựa lưng hoặc nằm, nhất là vào ban đêm
  • Hơi thở có mùi, cơn đau lan tỏa sang nhiều vị trí khác… 

4. Đau răng số 7 do nứt răng 

Nứt răng số 7 cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng đau nhức ở răng này. Có nhiều nguyên nhân gây nứt răng số 7 như va đập, thói quen nghiến răng, nhai đá, dùng răng để cắn vật cứng, do men răng bị yếu hoặc có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng…

Nứt răng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau răng số 7 thường gặp
Nứt răng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau răng số 7 thường gặp

Nứt răng số 7 có thể gây ra những vấn đề như:

  • Răng bị đau nhức, ê buốt kéo dài
  • Răng yếu đi, vết nứt ngày càng lớn hơn gây nhét thức ăn
  • Vết nứt lớn làm lộ ngà răng, tủy răng gây nhiều hậu quả khó lường…

5. Đau răng số 7 do bị mòn men răng 

Mòn răng không quá hiếm gặp, là tình trạng răng bị mài mòn do mất đi lớp men răng. Đa phần xảy ra do răng thường xuyên tiếp xúc với các dung dịch có nồng độ axit cao gây mất cấu trúc của trục răng. Mòn răng thường có 2 dạng là mòn cổ răng và mòn mặt cắn của răng.

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Răng nhạy cảm với nhiệt độ và thức ăn, đặc biệt là các thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá chua, quá ngọt… 
  • Răng có thể bị mòn ở mặt nhai hoặc mặt trong ngoài, tạo thành hình chén hoặc hình miệng núi lửa
  • Răng có màu vàng sẫm của ngà răng, cảm giác chức năng nhai nuốt bị giảm đi rõ rệt… 

6. Nguyên nhân khác 

Một số nguyên nhân khác không thường gặp có thể gây ra tình trạng đau nhức răng và các bệnh lý cho răng số 7 có thể kể đến như:

  • Do rối loạn chức năng hàm hay còn gọi là loạn năng khớp thái dương hàm
  • Do thiếu hụt dưỡng chất cần thiết ảnh hưởng chức năng của răng
  • Do một số nguyên nhân khác như dây thần kinh sinh ba bị tổn thương, do tiểu đường, đau tim… 

Đau răng số 7 có nguy hiểm không? 

Đau răng số 7 có rất nhiều dạng khác nhau, do nhiều nguyên nhân gây ra. Cơn đau đôi khi chỉ thoáng qua nhưng xuất hiện nhiều lần, đau buốt, đau nhói trong vài phút hoặc vài giờ. Khi bị đau răng ở mức độ nhẹ, người bệnh đa phần thường khá chủ cho rằng đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đau răng số 7 thường liên quan đến nhiều bệnh lý về răng miệng, đau răng số 7 rất nguy hiểm. Nếu không sớm thăm khám và điều trị sẽ khiến các bệnh lý về răng miệng tiến triển nặng, có nguy cơ gây mất răng. 

Đau răng số 7 dù liên quan đến tình trạng mòn răng, nứt răng, bị chấn thương hay các bệnh lý về răng miệng thì điều cần được quan tâm đúng mức. Răng số 7 thuộc nhóm răng cối, có vai trò trong quá trình nhai nghiền thức ăn. Đau nhức ở răng này có thể gây ra tình trạng:

  • Ảnh hưởng đến chức năng nhai nghiền thức ăn, khiến người bệnh có cảm giác ăn uống không ngon miệng, chán ăn, không muốn ăn
  • Các cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Nếu kéo dài có thể gây sụt cân, thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc
  • Ảnh hưởng đến các răng xung quanh, tác động đến cấu trúc răng nếu mất răng. Đặc biệt, nếu liên quan đến các bệnh lý như viêm tủy răng, viêm nha chu, áp xe răng… thì còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có nguy cơ đe dọa tính mạng. 

Cách làm giảm đau răng số 7 hay, được nhiều người biết đến

 Đau răng số 7 rất khó chịu, nó ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng, khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình nhai nuốt. Điều này không chỉ làm giảm cảm giác ngon miệng mà đôi khi còn gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Khi bị đau nhức răng ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo các biện pháp giảm đau sau đây:

1. Áp dụng mẹo dân gian

Các mẹo dân gian có thể giúp xoa dịu cơn đau, làm giảm đau tạm thời một cách nhanh chóng. Ưu điểm của các phương pháp này chính là cách làm đơn giản, nguyên liệu an toàn, dễ tìm, dễ thực hiện. Tuy nhiên, chúng là có nhược điểm là hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tức là có người áp dụng thấy cải thiện nhưng cũng có người chẳng thấy bất kỳ chuyển biến nào. 

Các mẹo làm giảm đau nhức răng số 7 tạm thời có thể kể đến như:

Chườm lạnh

Chườm lạnh bên ngoài quanh vị trí răng số 7 bị đau có tác dụng giúp làm co mạch máu, giảm lưu lượng máu đến răng, làm giảm sung huyết cục bộ. Chườm lạnh thích hợp để giảm phù nề, giảm đau, giảm phản ứng viêm… thường được chỉ định cho các trường hợp như đau răng, hạn chế xuất huyết, đau do tổn thương thần kinh ngoại vi, đau ngay sau khi chấn thương. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 – 2 viên đá lạnh, bọc vào một chiếc khăn sạch hoặc cho vào túi chườm
  • Chườm đá lên vị trí quanh răng đau, tuyệt đối không đặt đá lạnh trực tiếp lên răng để tránh kích thích răng
  • Sau vài phút hoặc đến khi cảm thấy không chịu được thì bỏ ra, sau 20 – 30 phút thì tiếp tục chườm lại. 

Dùng tỏi giảm đau răng 

Tỏi có chứa tiền chất của allicin là alliin, khi được băm nhuyễn hoặc giã nhuyễn sẽ được chuyển hóa thành allicin. Đây là hoạt chất hoạt động như một chất kháng sinh tự nhiên, có dược tính mạnh, có thể giảm viêm, giảm đau, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn.

Tỏi có thể hỗ trợ làm giảm đau nhức răng tạm thời là phương pháp được nhiều người áp dụng
Tỏi có thể hỗ trợ làm giảm đau nhức răng tạm thời là phương pháp được nhiều người áp dụng

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Lấy 2 – 3 tép tỏi tươi, rửa sạch, đập dập hoặc xay nhuyễn, đắp trực tiếp lên vị trí răng đau. Kiên trì thực hiện nhiều lần để thấy tình trạng đau nhức răng được cải thiện. 
  • Cách 2: Lấy 2 – 3 tép tỏi tươi, giã nát với 1 ít muối, đắp trực tiếp lên vị trí răng đau để giúp giảm sâu răng. Không dùng quá nhiều muối vì muối có thể làm hỏng men răng. 

Cách làm giảm đau răng số 7 bằng đinh hương 

Đinh hương là một trong những nguyên liệu đặc biệt quen thuộc, thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị sâu răng. Đinh hương chứa eugenol, có khả năng gây tê tự nhiên, có thể giúp giảm đau, giảm viêm, thường được sử dụng trong nha khoa để ngừa nhiễm trùng.

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Dùng vài nụ đinh hương tươi hoặc khô đều được, rửa sạch, cho vào miệng nhai cho các tinh chất trong đinh hương tiết ra hết, không nuốt mà nhổ ra ngoài bao gồm cả nước lẫn bã. 
  • Cách 2: Dùng bông gòn hoặc tăm bông sạch thấm vài giọt tinh dầu đinh, đặt lên vị trí răng đau để tinh dầu từ từ thấm vào răng giúp giảm đau nhức. 

Dùng hoa cúc áo giảm đau răng 

Hoa cúc áo có vị đắng, tính ấm, thường được dân gian sử dụng để chữa đau răng. Hoa cúc áo chứa tinh dầu spilanthol, có tác dụng giảm đau, giảm viêm, xoa dịu cảm giác đau nhức, khó chịu đáng kể. 

Cách thực hiện: 

  • Lấy 2 – 3 ngọn cúc áo rửa sạch, cho vào cối giã nát với ít muối
  • Đặt hỗn hợp này lên vị trí răng đau, sau 5 – 10 phút thì súc lại miệng với nước muối. 

2. Dùng thuốc giảm đau không kê toa 

Bên cạnh việc áp dụng các mẹo dân gian, bạn cũng có thể giảm đau nhức răng tạm thời bằng một số thuốc giảm đau không kê toa. Mặc dù các thuốc này có thể sử dụng tại nhà, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ. Các thuốc này có thể kể đến như:

  • Paracetamol: Là thuốc giảm đau hạ sốt quen thuộc, có thể giúp giảm đau trong trường hợp đau răng
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Còn được gọi là nhóm thuốc NSAIDs, có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, có thể kể đến như aspirin, ibuprofen, meloxicam, diclofenac… 

Cần làm gì khi bị đau răng số 7? 

Khi bị đau nhức răng số 7, bạn không chỉ nên áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà. Đây chỉ là giải pháp tạm thời giúp cải thiện triệu chứng đau nhức khó chịu mà thôi. Nếu bạn bị đau răng số 7, nghi ngờ liên quan đến các bệnh lý về răng miệng hoặc do mòn răng, nứt vỡ răng thì cần:

1. Thăm khám bác sĩ 

Thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn đang gặp phải tình trạng răng đau nhức, khó chịu. Việc thăm khám nha sĩ, bác sĩ sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị các vấn đề về răng miệng sớm, ít tốn kém. Không nên để bệnh tiến triển nặng, nghiêm trọng rồi mới thăm khám sẽ rất khó điều trị, hơn nữa việc điều trị cũng tốn kém, nhiều chi phí hơn.

Khi bị đau răng số 7, cần sớm thăm khám và điều trị tránh tình trạng đau nhức răng nghiêm trọng
Khi bị đau răng số 7, cần sớm thăm khám và điều trị tránh tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng

Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh mà các bác sĩ, nha sĩ sẽ có biện pháp can thiệp phù hợp. Các cách chữa đau răng số 7 có thể kể đến như:

  • Mòn men răng: Thường được điều trị bằng liệu pháp fluoride nhằm giúp răng không bị mất thêm men, bảo vệ và phòng ngừa sâu răng. Một số trường hợp khác sẽ tiến hành trám răng, dán mặt răng sứ hoặc chụp mão răng… 
  • Sâu răng: Khi bị sâu răng, nếu mức độ nhẹ thì tiến hành trám ổ sâu răng hoặc điều trị bằng florua, nếu nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tủy thì có thể cân nhắc nhổ bỏ.
  • Răng bị sứt mẻ: Nếu mẻ ở mức độ nhẹ thì có thể chỉ định tránh răng để tránh nhét thức ăn gây sâu răng, nếu nghiêm trọng thì phải bọc mão sứ hoặc nhổ bỏ và cấy ghép implant… 
  • Viêm tủy răng: Với trường hợp viêm tủy răng có thể hồi phục thì tiến hành hồi phục tủy, nếu không thể hồi phục thì phải rút sạch tủy, rồi bít tủy và phục hình răng. 
  • Viêm nướu, viêm nha chu: Viêm nướu nhẹ thường được điều trị bằng thuốc. Còn viêm nha chu nặng thì sẽ cạo vôi răng, cân nhắc nhổ răng nếu đã bị tổn thương nghiêm trọng, quan trọng là phải bảo vệ được các răng khác. 

2. Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng 

Sau khi thăm khám nha sĩ, bác sĩ, người bệnh sẽ được hướng dẫn thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách, phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc răng miệng có thể kể đến như: 

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, nên chải răng trước khi đi ngủ, trước khi thức dậy và sau khi ăn 30 phút, tuyệt đối không đánh răng ngay sau khi ăn
  • Chải cẩn thận các mặt của răng, đặc biệt là các kẽ răng, nên tăng cường hiệu quả làm sạch răng miệng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng
  • Chọn bàn chải lông mềm, sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp với tình trạng răng của mình. 

3. Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống 

Song song với thói quen chăm sóc răng miệng, người bệnh cũng cần điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống của mình sao cho phù hợp. Tốt nhất bạn nên:

  • Ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đa dạng, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm nhiều chất xơ
  • Hạn chế ăn các thực phẩm quá chua, quá cay, quá lạnh, quá nóng… Hạn chế sử dụng các món ăn nhai, khô cứng phải dùng nhiều lực nhai của răng
  • Hạn chế ăn đồ ngọt đặc biệt là các thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo
  • Uống nhiều nước, tăng cường ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều canxi như bông cải xanh, sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt, cá, trứng… 
  • Khi răng bị đau, cần kiêng thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có cồn, hạn chế uống quá nhiều cà phê để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 

Có thể thấy, đau răng số 7 là tình trạng không hiếm gặp, thường do nhiều nguyên nhân gây ra, đa phần có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng. Khi bị đau răng, cách tốt nhất là bạn cần nhanh chóng thăm khám tại các nha khoa uy tín, các bác sĩ chuyên khoa có tâm, trình độ cao để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm: 

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 00:58 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:58 - 06/06/2023
Chia sẻ:
Người bị đau răng có thể ăn được thịt bò nhưng cần sử dụng đúng cách Đau Răng Có Nên Ăn Thịt Bò Không? Chia Sẻ Từ Chuyên Gia

Thịt bò rất phổ biến, được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn, nằm trong top 10…

Đau răng nổi hạch là hiện tượng rất bình thường Đau răng nổi hạch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau răng nổi hạch là một trong những triệu chứng thường gặp và nó gây ra rất nhiều hệ lụy.…

Đau răng khi nhai thức ăn Đau Răng Khi Nhai Thức Ăn Nên Làm Gì? Cách Xử Trí, Điều Trị

Đau răng khi nhai thức ăn thường xảy ra do dùng thức ăn có kết cấu khô, cứng, dai, chấn…

Dorogyne là thuốc kê đơn được sản xuất bởi công ty Công ty Xuất nhập khẩu Y tế Domesco Thuốc Dorogyne: Công Dụng, Giá Bán, Lưu Ý Khi Sử Dụng

Dorogyne là thuốc có tác dụng điều trị các bệnh lý về răng miệng như nhiễm trùng răng miệng cấp…

Đau răng khi mang thai 10 Cách Giảm Đau Răng Nhanh Nhất Cho Bà Bầu – Mẹo Hay Nhất

Chườm lạnh, ngậm nước muối, dùng gừng, nha đam, vệ sinh răng miệng đúng cách,... là những cách giảm đau…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua