VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Cấu tạo Cột sống người (cấu tạo, số đốt, chức năng…)

Hiểu biết cơ bản về giải phẫu và các chức năng của cột sống là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cột sống. Tham khảo bài viết để biết thêm một số thông tin cơ bản về cột sống người.

chức năng của cột sống
Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của cột sống để có cách chăm sóc và bảo vệ hợp lý

Cột sống là gì, có bao nhiêu đốt?

Cột sống hay còn được gọi là xương sống là một bộ phận quan trọng ở động vật có xương. Cột sống là sự kết hợp của các xương riêng biệt gọi là đốt sống. Các đốt sống tạo thành một ống sống có nhiệm vụ bao quanh và bảo vệ tủy sống.

Cột sống bao gồm 33 đốt sống riêng lẻ xếp chồng lên nhau. Cột sống là cơ quan hỗ trợ chính cho cơ thể, giúp cơ thể đứng thẳng, uốn cong và xoắn.

Cấu tạo cột sống người

Cột sống (hay xương sống) bao gồm các đốt sống, đĩa đệm, hệ thống tủy sống – dây thần kinh và hệ thống gân – dây chằng – cơ bắp.

Thoái hóa khớp gối gây đau nhức, khó đi lại? Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang phối chế hơn 50 vị thuốc tái tạo và phục hồi sụn khớp KHÔNG CÒN nỗi đau nhức do thoái hóa xương khớp. [Tìm hiểu ngay]

1. Đốt sống (xương)

Các đốt sống là 33 xương riêng lẻ đan xen với nhau để tạo thành cột sống. Các đốt sống được đánh số và chia thành các khu vực: Đốt sống cổ, ngực, thắt lưng, xương cùng và xương đuôi. Các đốt sống có cấu tạo và chức năng riêng biệt như:

  • Đốt sống cổ là phần trên cùng của Cột sống. Cột sống cổ có 7 đốt sống, được đánh số từ C1 đến C7 theo chiều từ trên xuống dưới. Các đốt sống này bảo vệ thân não và tủy sống, hỗ trợ hộp sọ và tạo ra một loạt các chuyển động đầu, cổ.
  • Đốt sống ngực bao gồm 12 đốt sống được ký hiệu từ T1 – T12 theo chiều từ trên xuống dưới. Các đốt sống ngực thường to và khỏe mạnh hơn các đốt sống ở cổ, có nhiệm vụ ổn định lồng ngực và bảo vệ nhiều bộ phận quan trọng của cơ thể.
  • Đốt sống thắt lưng bao gồm 5 đốt sống được đánh số từ L1 – L5 theo chiều từ trên xuống dưới (một số người có thể có 6 đốt sống lưng). Cột sống thắt lưng là bộ phận kết nối Cột sống ngực và xương chậu. Đây là đốt sống lớn nhất và chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể. Các đốt sống thắt lưng hỗ trợ các chuyển động uốn cong, di chuyển thắt lưng. Tuy nhiên, đốt sống thắt lưng không thể xoay linh hoạt như đốt sống cổ.
  • Xương cùng nằm bên dưới đốt sống thắt lưng cuối cùng (L5). Xương cùng bao gồm 5 đốt xương, được đánh số từ S1 – S5 hợp nhất thành một hình tam giác.
  • Xương đuôi bao gồm 5 đốt xương bổ sung, hợp nhất với nhau. Xương đuôi hỗ trợ sự gắn kết cho dây chằng và cơ bắp của sàn chậu.
  • Sọ và xương chậu thường không được xem là một phần của Cột sống. Tuy nhiên hai bộ phận này có liên quan đến Cột sống và hỗ trợ một số chức năng của Cột sống.

2. Đĩa đệm

Đĩa đệm là những miếng đệm tròn, phẳng nằm giữa các đốt sống và có tác dụng giảm áp lực lên các khớp xương. Đĩa đệm được cấu tạo từ các bộ phận như:

  • Nhân nhầy: Là một bao hoạt dịch, trong suốt không có màu. Nhân nhầy có tính ngậm nước cao, khi có lực tác động nhân nhầy thoát nước ra bên ngoài, đĩa đệm xẹp xuống, giúp phân tán lực và hỗ trợ bảo vệ Cột sống.
  • Bao xơ: Là phần bọc bên ngoài và có chức năng bảo vệ nhân nhầy.
  • Tấm sụn tận cùng: Có tác dụng bảo vệ sụn và các đốt sống và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.

3. Tủy sống và hệ thần kinh

Tủy sống dài khoảng 18 inch và có độ dày bằng ngón tay cái, xuất phát từ não đến đốt sống thắt lưng và được bảo vệ bởi các đốt sống. Tủy sống là đường truyền thông tin từ não đến các bộ phận của cơ thể, kiểm soát chuyển động và chức năng cơ quan.

Bất kỳ tổn thương nào đối với tủy sống đều có thể dẫn đến mất chức năng cảm giác và vận động cơ thể. Ví dụ, một chấn thương ở vùng ngực hoặc vùng thắt lưng có thể gây ra mất vận động và cảm giác của chân và thân. Chấn thương ở vùng cổ có thể gây mất cảm giác và vận động của cánh tay và chân.

cột sống có bao nhiêu đốt
Hệ thống thần kinh tủy sống điều khiển và kiểm soát các hoạt động của cơ thể

4. Dây chằng, gân và cơ bắp

Dây chằng và gân là các dải sợi của mô liên kết gắn vào xương. Dây chằng kết nối hai hoặc nhiều xương với nhau và giúp ổn định khớp. Gân gắn cơ vào xương có nhiều kích thước khác nhau và hỗ trợ chuyển động của các khớp.

Hệ thống cơ bắp của xương sống rất phức tạp. Các cơ trong xương sống cung cấp hỗ trợ và ổn định xương sống và hỗ trợ quá trình uốn, xoay hoặc mở rộng cột sống.

Đường cong của Cột sống

Nhìn từ phía trước, một cột sống khỏe mạnh sẽ thẳng và kéo dài từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, nhìn từ bên cạnh, một Cột sống trưởng thành có đường cong hình chữ S tự nhiên và được chia thành bốn đường cong khác biệt. Vùng cổ và lưng thấp (thắt lưng) có đường cong lõm nhẹ trong khi vùng ngực và vùng xương chậu có đường cong lồi nhẹ. Các đường cong xương sống hoạt động giống như một lò xo cuộn để giảm sóc, duy trì sự cân bằng và hỗ trợ quá trình chuyển động của Cột sống.

Chức năng của Cột sống

Ba chức năng chính của xương sống là:

  • Bảo vệ tủy sống và các cấu trúc xung quanh:

Đây là chức năng quan trọng nhất Cột sống. Các đốt sống hoạt động như một màng bảo vệ cấu trúc của cơ thể, bao gồm nội tạng, tủy sống và các dây thần kinh. Tủy sống chuyển các thông điệp từ não đến cơ thể và điều khiển mọi hoạt động của cơ thể người.

Nếu các đốt sống rời khỏi vị trí ban đầu sẽ gây áp lực lên các dây thần kinh Cột sống. Điều này có thể gây ra rối loạn chức năng và dẫn đến các cơn đau cũng như một loạt các triệu chứng khác.

  • Cung cấp hỗ trợ cấu trúc và cân bằng để duy trì một tư thế thẳng đứng:

Không có xương Cột sống, bạn sẽ không thể đứng thẳng. Các đốt sống cho phép cơ thể bạn cân bằng và duy trì tư thế thẳng đứng.

  • Cho phép cơ thể chuyển động linh hoạt:

Cột sống cho phép cơ thể uốn cong, xoắn, xoay và thực hiện tất cả các chuyển động của cơ thể. Do đó, không có Cột sống, cơ thể sẽ cứng như một khúc gỗ, không thể chuyển động linh hoạt.

Cột sống là một cấu trúc đặc biệt rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm tra xương sống thường xuyên để tránh các chấn thương hoặc bệnh lý ảnh hưởng đến xương sống.

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 04:11 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 04:11 - 21/06/2022
Chia sẻ:
Hàng ngàn người bệnh đã tìm thấy giải pháp điều trị dứt điểm thoái hóa khớp háng, phục hồi vận động với bài thuốc kết tinh giá trị tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam và nghiên cứu hiện đại. [Đừng bỏ lỡ]
Thoái hóa đa khớp là gì? Mức độ nguy hiểm và điều trị

Thoái hóa đa khớp xảy ra khi hiện tượng thoái hóa xảy ra từ 2 khớp trở lên. Bệnh lý…

Thay khớp gối khi nào cần thực hiện? Chi phí và các rủi ro

Thay khớp gối là biện pháp điều trị thường được áp dụng cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối, chấn…

6 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối tốt nhất 2023

Sử dụng thuốc tân dược, thảo dược Đông y, vật lý trị liệu hay phẫu thuật là các phương pháp…

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn và những điều cần biết

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn là một trong những lựa chọn điều trị được nhiều người…

Chữa thoái hoá khớp gối bằng Đông y và Tây y phương pháp nào hiệu quả hơn

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý về xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Ở diễn biến nguy hiểm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Y học cổ truyền Việt Nam vừa có bước tiến mới khi nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc đặc trị thoái hóa khớp từ nền tảng nhiều bài thuốc cổ phương. Bài thuốc giúp điều trị thoát hóa khớp hiệu quả, phục hồi và tái tạo sụn khớp chuyên sâu.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua