Bị zona thần kinh ở cổ – Cách chăm sóc, điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bị zona thần kinh ở cổ có các triệu chứng rất dễ nhận biết. Việc chăm sóc và điều trị đúng cách có thể giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục da, ngăn ngừa biến chứng.

Biểu hiện của zona thần kinh ở cổ

Khu vực da nổi mụn thường có biểu hiện sưng đỏ. Tổn thương có thể lan rộng ra xung quanh, xuống dưới phía ngực, thậm chí là lan lên mặt của bệnh nhân.

Triệu chứng bị zona thần kinh ở cổ
Bệnh zona thần kinh ở cổ do virus Varicella Zoster gây ra

Khu vực da nổi mụn thường có biểu hiện sưng đỏ. Tổn thương có thể lan rộng ra xung quanh. Sau khi xuất hiện trên da cổ khoảng vài ngày, những nốt mụn zona vỡ ra để lại mảng da đỏ ửng. Da có thể bị chảy máu nhưng sau đó khô lại, đóng vảy khô và hóa sẹo.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Da ngứa nhiều, châm chích khó chịu trong 1 – 2 ngày đầu.
  • Đau rát da.
  • Tránh sử dụng mỹ phẩm, tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng.
  • Sốt, nhức đầu, nôn ói, có cảm giác trong người luôn mệt mỏi, đau dạ dày…

>> Xem thêm: Bị zona thần kinh nhẹ trị bằng cách nào hiệu quả 

Cách điều trị bệnh zona thần kinh ở cổ

Mẹo chữa bệnh zona thần kinh ở cổ tại nhà

Chườm lạnh:

Bọc đá lạnh vào trong một miếng vải sạch và áp nó lên vùng da cổ bị zona trong 15 phút. Có thể xoa dịu cơn đau rát bằng cách tạm thời đóng băng các tế bào và gây tê các dây thần kinh. 

Mẹo chữa bệnh zona thần kinh ở cổ tại nhà
Chườm lạnh là cách giảm đau đơn giản cho người bị zona thần kinh ở cổ

Khi thực hiện lưu ý tránh áp đá lạnh trực tiếp lên da vì làm như vậy da có thể bị bỏng nhiệt.

– Thoa gel nha đam:

Gel nha đam hoạt động như một chất kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, làm dịu cơn ngứa khi bị zona thần kinh ở cổ. Kết hợp dùng gel nha đam thoa lên da cổ 1 lần/ ngày để tổn thương nhanh phục hồi.

– Cách trị zona thần kinh ở cổ bằng tỏi:

Tỏi có thể giúp tiêu diệt virus gây bệnh, ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng da nhờ chứa nhiều hoạt chất kháng sinh allicin. 

– Bài thuốc từ rau sam:

Giã nát rau sam lấy nước cốt, sau đó thêm vào một ít bột băng phiến và hòa tan. Dùng bông gòn thấm dung dịch bôi lên da cổ 3 – 4 lần mỗi ngày cho đến khi hết bệnh.

– Sử dụng tinh dầu tràm:

Tinh dầu tràm từ lâu đã nổi tiếng với tác dụng kháng khuẩn, chống virus tự nhiên. 

Mẹo chữa bệnh zona thần kinh ở cổ tại nhà
Thoa tinh dầu tràm có tác dụng sát khuẩn, chống lại virus gây bệnh zona thần kinh ở cổ

Khi sử dụng, chỉ cần lấy một ít tinh dầu pha loãng với một ít nước sạch theo tỷ lệ 2:1. Nhẹ nhàng thoa lên da cổ nơi bị zona 3 lần/ ngày. 

>>Tham khảo thêm: 11 cách chữa bệnh zona theo dân gian tại nhà đơn giản

Bị zona thần kinh ở cổ nên uống thuốc gì?

Thuốc chống virus:

Phổ biến nhất là các thuốc Acyclovir, Famciclovir hay Valacyclovir. Thuốc kháng virus có tác dụng tốt nhất khi dùng trong 72 giờ kể từ khi xuất hiện bệnh.

– Thuốc giảm đau:

Trường hợp bị đau nặng gây khó chịu, mất ngủ bác sĩ có thể thêm một số thuốc giảm đau vào trong đơn. Thường dùng là Acetaminophen hay Naproxen… 

– Kem capsaicin

Sau khi làm sạch vùng da bệnh, thoa một lớp mỏng kem capsaicin lên da. Đều đặn sử dụng theo liều lượng được bác sĩ chỉ định 

Bị zona thần kinh ở cổ nên uống thuốc gì?
Thoa kem Capsaicin có tác dụng giảm đau tại chỗ khi bị zona thần kinh ở cổ

– Thuốc chống co giật:

Người bệnh có thể dùng Gabapentin hay các loại thuốc khác theo đơn bác sĩ để điều trị bệnh động kinh do zona gây ra. 

– Thuốc kháng sinh:

Sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết cho những trường hợp da cổ có biểu hiện nhiễm trùng, bội nhiễm. Nhóm thuốc này không có tác dụng đối với virus gây zona.

– Thuốc gây tê:

Ví dụ như Lidoderm hay Xylocaine,… Nó giúp giảm đau rát bằng cách tạm thời làm tê liệt các dây thần kinh xung quanh khu vực bị tổn thương.

– Thuốc chống trầm cảm ba vòng:

Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể được chỉ định bao gồm: Amitriptyline, Aventyl, hayDesipramine. 

– Corticosteroid:

Bác sĩ có thể yêu cầu dùng các thuốc corticosteroid dạng tiêm hoặc uống nếu bệnh zona ở cổ gây viêm da nặng.

>>Gợi ý: Bà bầu bị zona thần kinh dùng thuốc bôi hay dân gian tốt hơn?

Bị zona thần kinh ở cổ bao lâu thì khỏi?

Thời gian ủ bệnh của virus gây bệnh zona thần kinh ở cổ thường là 2 – 3 ngày. Sau đó người bệnh thường có triệu chứng đặc trưng của bệnh. Toàn bộ quá trình này kéo dài trung bình từ 3 – 5 tuần.

Tuy nhiên, nếu da bị bội nhiễm thì bệnh zona thần kinh ở cổ sẽ có thể kéo dài trong vài tháng liền. 

Cách chăm sóc khi bị zona thần kinh ở cổ

Một số lời khuyên của bác sĩ da liễu về việc chăm sóc da khi bị zona thần kinh ở cổ:

  • Tránh dùng tay chạm vào da hay cào gãi ở khu vực bị zona.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn.
  • Giữ cho vùng da bị bệnh luôn sạch sẽ. Tránh để ánh nắng mặt trời hay bụi bẩn.
  • Không để tổn thương bị dính nước. 
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6, B12, vitamin C,… Giúp tăng sức đề kháng cho da.

Một vấn đề người bị zona thần kinh ở cổ cần đặc biệt chú ý đó là không để vùng da bị bệnh tiếp xúc với người khác hoặc sử dụng chung đồ vật cá nhân với người thân. Tránh được tình trạng lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.

>>Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:47 - 15/11/2023 - Cập nhật lúc: 08:47 - 15/11/2023
Chia sẻ:
Zona có để lại sẹo không? Zona Có Để Lại Sẹo Không? Cách Ngăn Ngừa, Làm Mờ?

Bệnh zona có để lại sẹo không là vấn đề lo lắng của nhiều người bệnh. Bởi những tổn thương…

thuốc bôi đặc trị zona thần kinh Các loại thuốc bôi đặc trị zona thần kinh tốt nhất 2023

Thuốc bôi đặc trị zona thần kinh sẽ giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh và thúc đẩy tổn thương…

Bệnh Zona thần kinh ở mắt có nguy hiểm không, cách điều trị?

Bệnh zona thần kinh ở mắt là căn bệnh nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Và…

Bị zona thần kinh ở cổ – Cách chăm sóc, điều trị

Bị zona thần kinh ở cổ có các triệu chứng rất dễ nhận biết. Việc chăm sóc và điều trị…

Bệnh Zona ở Môi – Cách nhận biết và điều trị

Bệnh zona ở môi là một bệnh lý thường xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh…

Bình luận (1)

  1. Bùi Văn Huy
    Bùi Văn Huy says: Trả lời

    Thuốc acyclovir và hồ nước nên dùng thuốc nào để trị zona

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua