Tắm lá chè xanh khi bị thủy đậu là cách chữa bệnh có nguồn gốc từ dân gian. Nếu thực hiện đúng cách, biện pháp này có thể làm giảm triệu chứng ngứa ngáy và hạn chế tổn thương da ở bệnh nhân thủy đậu.

Bệnh nhân thủy đậu tắm lá chè xanh được không?
Thủy đậu là dạng nhiễm trùng da cấp tính rất phổ biến. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ em và những người có hệ miễn dịch suy giảm. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm virus varicella zoster – một loại virus họ Herpes.
Thủy đậu là dạng bệnh lành tính và có thể thuyên giảm sau khi được điều trị. Mục đích của các phương pháp khắc phục bệnh lý này là ức chế hoạt động virus và cải thiện những triệu chứng đi kèm.
Hiện tại, bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng virus, dung dịch sát trùng,… một số bệnh nhân còn tận dụng các nguyên liệu tự nhiên để làm giảm triệu chứng bệnh.
Tắm lá chè xanh là một trong những cách chữa bệnh thủy đậu có nguồn gốc từ dân gian. Biện pháp này có tác dụng vệ sinh da, làm dịu vùng da nóng rát, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và kháng khuẩn cho vùng da nhiễm virus.
Lá chè xanh là thảo dược tự nhiên đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như ổn định đường huyết, duy trì huyết áp, tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư,… Ngoài ra, sử dụng lá chè xanh bên ngoài da còn có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu tình trạng sưng viêm.
Trong lá chè xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết. Những thành phần này có thể ức chế sự bùng phát của virus, giảm nguy cơ bội nhiễm và phục hồi tổn thương da.
Như vậy có thể thấy, tắm lá chè xanh khi bị thủy đậu có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng như ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát và sưng viêm.
Cách thực hiện tắm lá chè xanh cho người bị thủy đậu
Để làm giảm các triệu chứng của bệnh thủy đậu, bạn có thể thực hiện tắm lá chè xanh theo các bước sau:
- Bước 1: Sử dụng khoảng 200g lá chè xanh tươi, đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Bước 2: Đem chè xanh nấu sôi cùng với 1.5 – 2 lít nước. Đun sôi trong khoảng 10 phút rồi cho thêm 1 thìa muối hạt. (Bạn có thể vò nát lá chè xanh để rút ngắn thời gian đun sôi)
- Bước 3: Đổ nước vào chậu, cho thêm nước lạnh vào sao cho nước tắm có nhiệt độ ấm vừa phải.
- Bước 4: Tắm với nước chè xanh như bình thường.
Bạn nên tắm lá chè xanh 1 lần/ ngày trong suốt thời gian điều trị để giảm ngứa và khó chịu. Song song với biện pháp này, cần thực hiện các phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định.
Tắm lá chè xanh khi bị thủy đậu cần lưu ý điều gì?
Lá chè xanh là nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên nên có độ an toàn cao và ít khi gây kích ứng. Tuy nhiên để tác dụng của cách chữa này được phát huy, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Lựa chọn những lá chè xanh tươi, không dập nát hay vàng úa.
- Phải rửa sạch lá chè trước khi thực hiện. Vi khuẩn hoặc bụi bẩn có trong nguyên liệu có thể xâm nhập vào mụn nước và gây ra tình trạng bội nhiễm.
- Khi tắm bằng lá chè xanh, chỉ thao tác làm sạch nhẹ nhàng. Tuyệt đối không chà xát mạnh lên các mụn nước trên da.
- Phải điều chỉnh nhiệt độ nước tắm phù hợp. Không nên để nước tắm quá nóng hoặc quá lạnh.
- Tắm lá chè xanh là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh, không có tác dụng ức chế virus. Vì vậy bạn cần phối hợp với các thuốc điều trị đặc hiệu được bác sĩ chỉ định.
- Cần đổ nước tắm sau khi sử dụng, đồng thời phải vệ sinh lại chậu để tránh lây nhiễm virus cho những người xung quanh.
- Có thể nấu nước chè xanh uống hằng ngày để tăng cường miễn dịch và thúc đẩy quá trình ức chế virus gây bệnh.
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh thủy đậu từ dân gian. Tuy nhiên hiệu quả của từng cách chữa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (cơ địa, chế độ chăm sóc, phương pháp điều trị,…). Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ cách chữa nào.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!