Những cách chữa thủy đậu dân gian an toàn, hiệu quả

Bệnh thủy đậu nên ăn gì và kiêng ăn những gì?

Các loại thuốc trị bệnh thủy đậu hiệu quả (Bôi + uống)

Thủy đậu có lây không? Qua đường nào? Cách phòng bệnh

Bị thủy đậu tắm lá gì tốt? 5 loại lá thường sử dụng

Bệnh thủy đậu có được tắm không?

Nốt thủy đậu đóng vảy đã khỏi chưa, còn lây không?

Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bị bệnh thủy đậu kiêng gì nhanh khỏi, không lo sẹo?

Bị thủy đậu có nằm máy lạnh được không?

Thủy đậu tắm lá trầu không có tốt không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Sử dụng các phương pháp dân gian chữa trị thủy đậu đang được nhiều người áp dụng hiện nay. Vậy mắc bệnh thủy đậu tắm lá trầu không có tốt hay không? Loại lá này có thực sự an toàn cho sức khỏe người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ vấn đề này.

Thủy đậu tắm lá trầu không tốt không?

Thủy đậu là một bệnh lý do virut Varicella zoster gây ra. Đây là căn bệnh rất dễ lây lan thông qua đờm dãi, nước bọt, nước mũi,… Nếu phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh này rất dễ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh., suy dinh dưỡng, còi xương, hoại tử, viêm tai giữa, loét giác mạc, viêm màng não vô khuẩn,… Với căn bệnh này, việc điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết.

Thủy đậu tắm lá trầu không
Lá trầu không không có tác dụng chữa trị bệnh thủy đậu

Thực tế, trong dân gian, nhiều người đã sử dụng lá trầu không để chữa trị bệnh thủy đậu. Theo họ, cách làm này có thể giảm ngứa, khó chịu do bệnh thủy đậu gây ra. Tuy nhiên, phương pháp này không mang lại hiệu quả như mọi người vẫn mong đợi. Thậm chí, một số trường hợp người bệnh sử dụng tùy tiện khiến bệnh không những không khỏi mà càng trầm trọng hơn.

Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt các loại vi trùng như trực trùng Coli, Subtilit, tụ cầu,… Đặc biệt, loại lá này còn hỗ trợ chữa trị viêm loét da, mụn nhọt, vết chàm trên da nhờ thành phần kháng khuẩn cực mạnh. Với những căn bệnh ngứa da khác thì lá trầu không có tác dụng giảm viêm nhiễm da khá tốt. 

Trong khi đó, lá trầu không lại không có tác dụng tiêu diệt vi rút gây ra bệnh thủy đậu. Chính vì thế, dù bạn có sử dụng lá trầu không bằng bất cứ phương pháp nào thì cũng không mang lại tác dụng điều trị bệnh như mong đợi. Tốt nhất, bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu nên tiến hành thăm khám và thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng khỏi.

Thông thường, thời gian ủ bệnh thủy đậu thường từ 11 ngày đến 18 ngày. Người bệnh sẽ có triệu chứng như bị sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, xuất hiện nhiều mụn đỏ ở khắp các chi, da mặt và da đầu. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh, số lượng mụn xuất hiện trên da nhiều hay ít mà việc điều trị bệnh sẽ diễn ra trong thời gian dài hay ngắn. Dù áp dụng cách chữa trị nào thì bệnh nhân cũng cần phải bảo vệ làn da của mình. 

Vì lá trầu không không thể chữa trị bệnh thủy đậu nên người bệnh không nên lạm dụng. Việc sử dụng lá trầu không thoa lên da hoặc tắm rất có thể gây phản tác dụng, khiến bệnh càng tồi tệ hơn. Thậm chí, nước lá trầu không có thể tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn tấn công da, khiến làn da dễ bị nhiễm trùng và làm cho các vết thủy đậu nhanh chóng lây lan sang vùng da khác. 

Một số lưu ý cần phải biết khi chữa bệnh thủy đậu

Hiện tại, bệnh thủy đậu tắm lá trầu không hoặc bất cứ loại lá nào khác trong dân gian vẫn chưa được kiểm chứng và không có cơ sở khoa học. Chính vì vậy, khi điều trị căn bệnh này, bệnh nhân cần phải thận trọng, áp dụng đúng phương pháp. Bên cạnh việc thăm khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần phải chú ý một số vấn đề sau.

Thủy đậu tắm lá trầu không
Người bệnh không được sử dụng tay gãi ngứa ở các nốt thủy đậu
  • Bệnh thủy đậu có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nặng nề cho con người, nhất là trẻ em và phụ nữ mang thai nếu không được kiểm soát kịp thời.
  • Giữ vệ sinh làn da sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại chất bẩn khiến cho dễ bị nhiễm trùng nặng hơn.
  • Tuyệt đối không được sử dụng chung quần áo, khăn với người khác vì bệnh thủy đậu dễ lây lan.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với những người xung quanh vì nước bọt có thể gián tiếp lây bệnh qua không khí.
  • Làm sạch da để giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, da đỡ bị sưng tấy hơn.
  • Bệnh nhân cần phải chữa bệnh thủy đậu cho đến khi các nốt mụn đóng vảy mới được tiếp xúc với mọi người.
  • Tích cực bổ sung cho cơ thể các loại chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Người bệnh nên kiêng ra gió, kiêng tắm nước, tránh bệnh lây lan. Sử dụng nước sạch để vệ sinh da, đảm bảo an toàn cho làn da.
  • Uống thuốc theo đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Cắt ngắn móng tay, không nên gãi ngứa, làm trầy xước da, khiến là da bị chảy máu, viêm nhiễm.
  • Không được tự ý mua thuốc sử dụng, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Nên giữ tâm lý thoải mái, không nên căng thẳng, lo lắng quá mức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là một số giải đáp về vấn đề: Thủy đậu tắm lá trầu không tốt không? Vốn dĩ đây là bệnh lý có thể tự khỏi khoảng 90%. Tuy nhiên, để an toàn, người bệnh cần phải thăm khám và chữa trị sớm. Đặc biệt, nếu nhận thấy các bé nhỏ có dấu hiệu sốt cao, nổi mụn mọc dày, chảy nước mắt, sợ ánh sáng,… phụ huynh cần phải đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh ngay.

→ Có thể bạn quan tâm:

Dùng cỏ chân vịt chữa thủy đậu là biện pháp được nhiều người áp dụng

Có nên tắm lá chân vịt chữa thủy đậu tại nhà?

Nhiều người khuyên người bệnh thủy đậu tắm lá chân vịt sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh và…

Mụn nước thủy đậu bao lâu thì xẹp, vỡ?

Mụn nước thủy đậu bao lâu thì xẹp, vỡ?

Thủy đậu là tình trạng ngoài da xuất hiện những mụn nước phồng rộp tựa như hạt đậu. Những mụn…

Bệnh thủy đậu có nên tắm không là thắc mắc của nhiều phụ huynh

Bệnh thủy đậu có được tắm không?

Bệnh thủy đậu có được tắm không, có được ra ngoài không, có nên nằm máy lạnh không… là những…

Bệnh nhân thủy đậu nên tắm bằng nước ấm hàng ngày. Không được dùng sữa tắm, xà bông để tắm vì sẽ gây kích ứng da.

Bị thủy đậu có tắm xà phòng được không?

Bệnh thủy đậu là căn bệnh không còn quá xa lạ với mọi người. Khi bị mắc chứng thủy đậu,…

Trong dân gian có nhiều bài thuốc có khả năng điều trị bệnh thủy đậu.

8 bài thuốc trị bệnh thủy đậu hiệu quả nhiều người sử dụng

Thủy đậu là tình trạng da bị nổi những mụn nước gây đau nhức và ngứa. Bệnh thủy đậu do…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *