Bị thủy đậu tắm lá gì tốt? 5 loại lá thường sử dụng

Bệnh thủy đậu có được tắm không?

Nốt thủy đậu đóng vảy đã khỏi chưa, còn lây không?

Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bị bệnh thủy đậu kiêng gì nhanh khỏi, không lo sẹo?

Bị thủy đậu có nằm máy lạnh được không?

Thủy đậu tắm lá trầu không có tốt không?

Bệnh thủy đậu có kiêng gió kiêng nằm quạt không?

Bị thủy đậu có tắm xà phòng được không?

Thủy đậu mọc quá nhiều có để lại sẹo hay biến chứng gì không?

8 bài thuốc trị bệnh thủy đậu hiệu quả nhiều người sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thủy đậu là tình trạng da bị nổi những mụn nước gây đau nhức và ngứa. Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra. Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh thủy đậu, trong đó có điều trị bằng thuốc Nam. Trong bài viết, chúng tôi gợi ý 8 bài thuốc mang lại hiệu quả cao, đã được nhiều người áp dụng.

Trong dân gian có nhiều bài thuốc có khả năng điều trị bệnh thủy đậu.
Trong dân gian có nhiều bài thuốc có khả năng điều trị bệnh thủy đậu.

Thủy đậu là gì?

Thủy đậu hay còn gọi là trái rạ là một bệnh có biểu hiện trên bề mặt da. Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra. Đây là một căn bệnh phổ biến, ai cũng có thể bị mắc phải, không phân biệt độ tuổi hay giới tính.

Người mắc bệnh thủy đậu sẽ thấy trên da xuất hiện những mụn nước, gây cảm giác ngứa, đau nhức khó chịu.

Bệnh thủy đậu là một bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Nếu tiếp xúc ngoài da với chất dịch trong mụn nước của người bệnh, người khỏe mạnh dễ bị virus tấn công, gây bệnh.

Thông thường, bệnh thủy đậu chỉ xuất hiện một lần trong đời. Khi bị mắc bệnh lần đầu và hồi phục, cơ thể sẽ tự động sản sinh đề kháng chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có sức đề kháng kém, bệnh thủy đậu sẽ tái phát nhiều lần khi bị virus xâm nhập vào cơ thể.

Bệnh thủy đậu sẽ không phát ra ngay sau khi virus vào trong cơ thể. Thời gian ủ bệnh thường từ 13 đến 15 ngày.

Khi bị mắc bệnh thủy đậu, da sẽ xuất hiện những mụn nước gây đau, ngứa, khó chịu.
Khi bị mắc bệnh thủy đậu, da sẽ xuất hiện những mụn nước gây đau, ngứa, khó chịu.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu thường là:

  • Ngứa ngáy trên da;
  • Phát ban;
  • Sốt nhẹ;
  • Đốm đỏ mọc khắp người;
  • Nổi mụn nước;
  • Mụn nước ban đầu có màu trong, dần dần chuyển thành màu đục;
  • Sổ mũi;
  • Mệt mỏi.

Bệnh thủy đậu cần được theo dõi và điều trị kịp thời. Nếu chủ quan, không điều trị, không chăm sóc cơ thể đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm trùng huyết, đau nhức đầu, cứng cổ gáy, viêm não, sốt cao co giật,…

Một số triệu chứng của thủy đậu là: trên da xuất hiện mụn nước, mụn nước đổi màu từ trong sang đục, sốt, sổ mũi,...
Một số triệu chứng của thủy đậu là: trên da xuất hiện mụn nước, mụn nước đổi màu từ trong sang đục, sốt, sổ mũi,…

8 bài thuốc trị bệnh thủy đậu hiệu quả

Có rất nhiều cách để điều trị bệnh thủy đậu. Người bệnh thường được bác sĩ chỉ định uống thuốc Tây, bôi thuốc, hoặc bệnh nhân tự chăm sóc tại nhà,… Một trong những cách điều trị thủy đậu hiệu quả đó là sử dụng những bài thuốc Nam, những bài thuốc đông y.

Chúng tôi giới thiệu đến quý độc giả một số bài thuốc điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả được nhiều người áp dụng:

1. Bài thuốc thứ nhất

Chuẩn bị 21 vị thuốc sau:

  • 12g hoàng bá;
  • 8g hoàng liên;
  • 12g hoàng cầm;
  • 20g kim ngân hoa;
  • 16g liên kiều;
  • 12g phòng phong;
  • 12g kinh giới;
  • 8g khương hoạt;
  • 8g độc hoạt;
  • 8g bạch chỉ;
  • 8g xuyên khung;
  • 16g đảng sâm;
  • 6g bạc hà;
  • 8g cam thảo;
  • 16g bạch linh;
  • 8g cát cánh;
  • 8g chỉ xác;
  • 10g sài hồ;
  • 8g tiền hồ;
  • 3 lát gừng tươi;
  • 3 quả đại táo.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch những nguyên liệu tươi trước khi dùng;
  • Bước 2: Sắc 21 vị thuốc trên. Lần sắc thứ nhất sắc với 5 chén nước, sắc còn 1 chén. Sau đó chắt nước thuốc ra bát để uống.
  • Bước 3: Lần sắc thứ hai, sắc thuốc với 5 chén nước, sắc còn một chén lưng.

Mỗi ngày dùng một thang thuốc, chia ra hai lần sắc tương đương với hai lần uống. Uống hai liều thuốc cách nhau 4 giờ đồng hồ.

Bài thuốc này giúp diệt trừ vi khuẩn thủy đậu hiệu quả. Thuốc có tác dụng giải độc, tăng cường sức đề kháng, làm xẹp mụn nước, giảm ngứa, giảm đau.

Những bài thuốc trị thủy đậu hiệu quả tại nhà.
Sắc những vị thuốc, uống là cách một trong những cái điều trị thủy đậu hiệu quả tại nhà.

2. Bài thuốc thứ hai

Chuẩn bị:

  • 12g kim ngân hoa;
  • 12g vỏ đậu xanh;
  • 8g hoàng đằng;
  • 12g lá tre;
  • 8g rễ sậy;
  • 12g sinh địa;
  • 12g cam thảo dây.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch những nguyên liệu tươi, sau đó để cho ráo nước trước khi chế biến.
  • Bước 2: Sắc các vị thuốc với nhau.
  • Bước 3: Lọc lấy nước thuốc uống. Uống khi thuốc còn ấm nóng.

3. Bài thuốc thứ ba

Chuẩn bị:

  • 4g đương quy;
  • 6g mộc thông;
  • 12g sa tiền;
  • 8g ngưu bàng từ;
  • 8g liên kiều;
  • 6g chi tử;
  • 6g sài hồ;
  • 4g cam thảo;
  • 6g xích thược;
  • 4g kinh giới;
  • 8g hoạt thạch;
  • 2g thuyền thoái;
  • 6g hoàng cầm;
  • 4g phòng phong.

Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu với nước, sau đó chắt lấy nước uống.

Kết hợp sắc cam thảo với một số loại dược liệu khác sẽ cho ra bài thuốc trị thủy đậu.
Kết hợp sắc cam thảo với một số loại dược liệu khác sẽ cho ra bài thuốc trị thủy đậu.

4. Bài thuốc thứ tư

Chuẩn bị:

  • 12g tang diệp;
  • 16g trúc diệp;
  • 8g cam thảo đất;
  • 10g lô căn;
  • 8g cúc hoa;
  • 10g ngân hoa;
  • 6g bạc hà;
  • 8g kinh giới.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Trừ bạc hà, sắc các nguyên liệu khác trước.
  • Bước 2: Sau khi gần xong, cho lá bạc hà vào sau.
  • Bước 3: Chắt nước thuốc để uống.

5. Bài thuốc thứ năm

Chuẩn bị:

  • 12g kim ngân;
  • 8g liên kiều;
  • 16g bồ công anh;
  • 12g sinh địa;
  • 8g xích thược;
  • 8g chi tử sao.

Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu với nước, sau đó uống thuốc.

6. Bài thuốc thứ sáu

Chuẩn bị:

  • 8g sinh hoàng kỳ;
  • 4g kinh giới;
  • 4g đương quy;
  • 2g cam thảo;
  • 4g cát cánh;
  • 2g phòng phong.

Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu, uống.

7. Bài thuốc thứ bảy

Chuẩn bị:

  • 10g cam thảo;
  • 3 lát gừng sống;
  • 20g rễ tranh;
  • 20g lá chàm;
  • 20g đậu xanh;
  • 20g củ sắn dây.

Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu với một lượng nước vừa đủ, sau đó chắt lấy nước thuốc để uống.

Bài thuốc này có tác dụng giải nhiệt, giải độc, giúp cho bệnh mau khỏi.

Lá tre cũng là một trong những loại dược liệu dùng để sắc thuốc, trị bệnh thủy đậu.
Lá tre cũng là một trong những loại dược liệu dùng để sắc thuốc, trị bệnh thủy đậu.

8. Bài thuốc thứ tám

Chuẩn bị các nguyên liệu sau với số lượng bằng nhau:

  • Rau má;
  • Cây nọc rắn;
  • Cỏ nhọ nồi;
  • Lá dâu tằm;
  • Lá thanh táo;
  • Lá mũi mác;
  • Lá chân vịt.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu, để cho ráo nước trước khi chế biến.
  • Bước 2: Giã nát các nguyên liệu với nhau.
  • Bước 3: Hòa các loại cây cỏ đã giã nát vào nước lọc.
  • Bước 4: Lọc lấy nước, bỏ bã.
  • Bước 5: Dùng nước lau khắp người để chữa thủy đậu.

Bài thuốc này chỉ áp dụng cho trường hợp mình mẩy nóng ran, các nốt thủy đậu lên màu bầm tím.

Một số lưu ý khi dùng các bài thuốc dân gian trị thủy đậu

Các bài thuốc trị thủy đậu trong dân gian đã có từ đời xưa. Chắc hẳn chúng phải có công hiệu thì mới được lưu truyền cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, trước khi áp dụng điều trị thủy đậu bằng các bài thuốc dân gian, người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý đến một số điều sau:

  • Trước khi áp dụng những bài thuốc dân gian mà chúng tôi giới thiệu bên trên hoặc những bài thuốc khác, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Không được tự ý áp dụng điều trị khi chưa có sự xem xét và đồng ý của bác sĩ.
  • Trong trường hợp tắm, lau mình bằng nước lá thuốc, cần phải thận trọng. Bạn có thể gặp phải những ruổi ro về nhiễm trùng tại chỗ hoặc dị ứng với lá thuốc.
  • Những bài thuốc Nam, thuốc Đông y trị thủy đậu có thể không có hiệu quả với một số người dùng, hoặc có thể sẽ gây những tác dụng phụ, dị ứng. Trong những trường hợp đó, người dùng nên tạm ngưng sử dụng, đến gặp bác sĩ để có cách xử lý kịp thời.
  • Trường hợp phụ nữ có thai, người cao tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng điều trị thủy đậu bằng những bài thuốc dân gian.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc Đông y điều trị, người bệnh thủy đậu cần chú ý đến việc chăm sóc cơ thể. Nên kiêng những thực phẩm có hại cho kết quả điều trị như thức ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá,… Hãy ăn nhiều rau xanh, uống đầy đủ nước, bổ sung vitamin,… để cơ thể khỏe mạnh. Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày. Chăm sóc vùng da bị thủy đậu cẩn thận, không để cho nhiễm trùng,…

Những thông tin chúng tôi trình bày trong bài viết chỉ mang tính chất giới thiệu, tham khảo. ThuocDanToc.org không đưa ra lời khuyên, tư vấn, chỉ định phương pháp điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Thủy đậu có lây không? Qua đường nào? Cách phòng bệnh

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng phổ biến và thường xuất hiện theo mùa trên diện rộng. Do đó,…

Bị thủy đậu tắm lá chè xanh được không?

Tắm lá chè xanh khi bị thủy đậu là cách chữa bệnh có nguồn gốc từ dân gian. Nếu thực…

Khi các nốt thủy đậu khô đi, đóng vảy rồi bong tróc chỉ còn những chấm hồng thì chứng tỏ bạn đã khỏi bệnh thủy đậu

Như thế nào là khỏi bệnh thủy đậu? Các dấu hiệu khỏi bệnh

Các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu sẽ giúp ta có các biện pháp chăm sóc phù hợp để tránh…

Thủy đậu mọc quá nhiều có để lại sẹo hay biến chứng gì không?

Thủy đậu mọc quá nhiều có thể tự khỏi sau đó 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, trong một số…

Bị thủy đậu có được tắm sữa tắm không?

Một trong những bước chăm sóc da quan trọng chính là làm sạch và dưỡng ẩm cho da bằng sữa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *