Các loại thuốc trị bệnh thủy đậu hiệu quả (Bôi + uống)

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Thuốc trị bệnh thủy đậu có nhiều loại, được bào chế chủ yếu dưới dạng thuốc bôi hoặc thuốc uống có tác dụng ức chế virus, làm tiêu mụn nước và cải thiện các triệu chứng liên quan. 

Gợi ý 5 thuốc chữa bệnh thủy đậu (bôi + uống) hiệu quả cao

Bệnh thủy đậu là một dạng bệnh truyền nhiễm do Herpes virus gây ra. Triệu chứng như nóng sốt, nổi mụn nước, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, ngứa da… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng đến toàn thân và để lại sẹo rỗ trên da.

 thuốc trị bệnh thủy đậu
Lựa chọn được loại thuốc trị bệnh thủy đậu phù hợp, hiệu quả sẽ giúp nhanh khỏi bệnh và hạn chế di chứng trên da

Tây y có các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh thủy đậu. Thuốc được sử dụng với các mục đích như tiêu diệt virus, sát trùng, giảm hiện tượng ngứa ngáy, viêm đỏ trên da.

Dưới đây là một số loại thuốc trị bệnh thủy đậu thường được bác sĩ chỉ định:

1. Thuốc bôi chữa thủy đậu Acyclovir

Acyclovir nằm trong nhóm thuốc kháng virus thường có mặt trong đơn thuốc điều trị bệnh thủy đậu. Thuốc chứa dẫn chất purin nucleoside tổng hợp, có khả năng ức chế mạnh đối với in vitro virus Herpes simplex type 1, 2 cùng virus Varicella-zoster.

Ngoài ra, thuốc còn cung cấp các thành phần khác như vaselin, propylene glycol hay dimethicone có tác dụng làm mềm da và tăng tính thẩm thấu của thuốc.

Thuốc bôi thủy đậu
Acyclovir là thuốc bôi trị bệnh thủy đậu hoạt động bằng cách kháng virus

Khi được bôi lên da, thành phần acyclovir sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành acyclovir monophosphate dưới tác động của enzyme thymidine kinase. Chất monophosphate sau đó sẽ được tiếp tục biến đổi thành diphosphate giúp ức chế quá trình tổng hợp và phân chia DNA của virus, qua đó ức chế bệnh phát triển. 

Với tác dụng trên, thuốc Acyclovir thường được chỉ định để điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh, người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc bệnh thủy đậu xuất huyết. Các trường hợp bị nhiễm Herpes môi hay cơ quan sinh dục cũng có thể dùng loại thuốc này.

Thuốc có giá thành rẻ. Khi sử dụng có thể gây kích ứng nhẹ hoặc mang đến cảm giác nóng, nhói ngay tại vị trí thoa kem. Không bôi thuốc gần mắt, âm đạo hay quanh niêm mạc miệng. Chống chỉ định Acyclovir cho người bị nhiễm HIV, từng phẫu thuật ghép tủy xương hoặc đang điều trị ung thư.

Cách sử dụng thuốc:

  • Lấy 1 lượng kem vừa đủ bôi một lớp mỏng ở vùng da bị bệnh
  • Mỗi ngày thoa thuốc 5 lần. Khoảng cách giữa 2 lần sử dụng tối thiểu 4 tiếng
  • Liệu trình điều trị bằng thuốc Acyclovir thường kéo dài khoảng 5 ngày. Nếu bệnh chưa khỏi thì dùng thêm 5 ngày nữa.

2. Dung dịch Xanh Methylen điều trị bệnh thủy đậu

Xanh Methylen cũng là một trong những loại thuốc bôi trị bệnh thủy đậu thường được sử dụng. Thuốc có tác dụng sát khuẩn nhẹ, giúp ngăn ngừa bội nhiễm da và làm mụn nước nhanh khô, đồng thời ngăn chặn tình trạng lây lan mầm sang các vùng da lành xung quanh.

Đôi khi, dung dịch Xanh Methylen còn được chỉ định cho các trường hợp bị bệnh chốc lở hoặc viêm da mủ. Loại thuốc này khá an toàn và có thể dùng được cho cả phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.

Không sử dụng loại thuốc này cùng lúc với các dung dịch có tính kiềm, iot, cromat hoặc có khả năng chống oxy hóa mạnh (chẳng hạn như oxy già, thuốc tím hay dung dịch povidone iod). Khi thoa thuốc, bạn nên cẩn thận để không làm bẩn quần áo sẽ khó giặt sạch.

Thuốc Xanh Methylen có tác dụng tại chỗ, không dùng theo đường uống. Tránh bôi thuốc gần mắt, mũi, niêm mạc miệng, âm đạo hay các vùng da có vết thương hở. Trường hợp đang cho con bú, không bôi thuốc lên vùng ngực, đầu vú.

Cách sử dụng:

  • Tắm rửa sạch sẽ hoặc vệ sinh vùng da bị bệnh rồi lau khô
  • Bôi thuốc ngày 2 lần vào nơi bị nổi mụn nước.

Có thể bạn quan tâm: Những cách chữa thủy đậu dân gian an toàn, hiệu quả

3. Thuốc Castellani chữa bệnh thủy đậu

Castellani là thuốc trị bệnh thủy đậu dạng dung dịch bôi ngoài da. Thuốc chứa các thành phần gồm Fuchsine basic, alcol etylic, aceton và resorcinol. Khi thoa ngoài da, chúng có tác dụng diệt khuẩn, kháng nấm, làm mát da, giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Ngoài các đối tượng bị thủy đậu, thuốc Castellani còn được chỉ định cho bệnh nhân bị nhiễm nấm kẽ, nấm móng tay, móng chân, lang ben, chốc lở hoặc nổi mụn mủ trên da. Thuốc cũng có tác dụng dưỡng ẩm, chống bong tróc da.

Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xuất hiện các phản ứng phụ ngoài ý muốn sau khi bôi thuốc như dị ứng, phát ban, nóng rát da, nổi mẩn đỏ… Không bôi thuốc Castellani lên vùng da nhạy cảm và thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ khi có ý định sử dụng loại thuốc này cho trẻ sơ sinh, trẻ em.

Thuốc Castellani chữa bệnh thủy đậu
Thuốc Castellani có tác dụng giảm ngứa, sát trùng và làm dịu kích ứng ở vùng da bị thủy đậu

Cách sử dụng thuốc:

  • Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên khu vực cần điều trị
  • Tùy theo mức độ bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định tần suất bôi thuốc trong ngày cho phù hợp
  • Bạn chỉ nên bôi thuốc trong phạm vi da bị bệnh, không bôi rộng ra ngoài
  • Sau khi thoa thuốc, tránh để da ma sát với quần áo hay các vật khác gây mất thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị

4. Gel Subạc trị thủy đậu

Gel Subạc chứa những hạt Nano bạc có kích thước rất nhỏ nên có khả năng tiếp xúc và tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm gây bệnh tốt hơn.

Khi được hấp thu qua da, các hạt nano bạc sẽ nhanh chóng được chuyển hóa sang dạng ion tấn công trực tiếp vào nhiều vị trí khác nhau trong tế bào vi sinh vật. Sau đó, thuốc tiếp tục phát huy tác dụng vô hiệu hóa chức năng hoạt động cũng như quá trình tổng hợp của tế bào, từ đó khiến cho virus gây bệnh thủy đậu không phát triển được.

Với tác dụng trên Gel Subạc thường được chỉ định để điều trị bệnh thủy đậu và một số bệnh lý khác như tay chân miệng, nhiễm Herpes, bệnh zona thần kinh, viêm da, chốc lở hay bệnh sởi. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng tốt đối với các mụn nước bị bể và đang chảy mủ.

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị bằng nước ấm
  • Lấy một lượng gel vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên da theo chuyển động tròn để các hoạt chất nhanh chóng thẩm thấu vào da
  • Tránh thoa quá dày
  • Rửa tay kỹ trước và sau khi tiếp xúc với gel
  • Không bôi sản phẩm vào các nốt mụn thủy đậu đang chảy dịch

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu bạn cần biết

5. Thuốc kháng sinh chữa thủy đậu

Một số bệnh nhân bị thủy đậu còn được chỉ định thuốc kháng sinh theo dạng uống có tác dụng toàn thân hoặc thuốc bôi để điều trị tại chỗ. Thuốc có tác dụng dự phòng và điều trị nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn, nhất là các trường hợp đang bị lở loét da.

Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn. Người bệnh thủy đậu không nên tự ý lạm dụng loại thuốc này bừa bãi khi không cần thiết dẫn đến kháng kháng sinh và nhiều tác dụng phụ có hại.

Thuốc điều trị bệnh thủy đậu trong Đông y

Ngoài thuốc Tây y, các bài thuốc trị bệnh thủy đậu trong Đông y cũng được sử dụng rộng rãi. Thuốc Đông y khá an toàn và có thể sử dụng cho nhiều đối tượng do được bào chế từ thảo dược thiên nhiên lành tính. 

thuốc uống trị bệnh thủy đậu
Các bài thuốc trị bệnh thủy đậu trong Đông y được bào chế từ nhiều loại thảo dược tự nhiên, giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh thủy đậu:

Bài thuốc số 1:

  • Thành phần: 20 gram củ sắn dây, 20 gram đậu xanh, 20 gram lá chàm, 20 gram rễ tranh, 10 gram quốc lão (cam thảo), 3 lát sinh khương (gừng tươi).
  • Cách sử dụng: Tất cả bỏ vào ấm sắc kỹ với lượng nước vừa đủ. Gạn thuốc sắc ra chén, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng đều đặn ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.
  • Tác dụng: Giải nhiệt, hạ sốt, ức chế virus, giảm cảm giác ngứa rát trên da. Dùng điều trị cho trẻ bị nổi mụn thủy đậu quá 3 ngày nhưng không hết sốt.

Bài thuốc số 2: 

  • Thành phần: 20 – 30 gram đậu xanh còn vỏ, 20 gram rau ngổ, 16 gram chi tử, 16 gram kim ngân hoa, 12 gram mao căn.
  • Cách sử dụng: Bỏ các dược liệu trên vào ấm sắc 2 lần. Mỗi lần đổ 600ml nước sắc cạn còn 200ml. Trộn thuốc thu được ở cả hai lần sắc lại chia thành vài lần uống hết trong ngày. Trẻ em dùng liều bằng 1/2 so với người lớn.

Bài thuốc số 3:

  • Thành phần: 8 gram hoàng liên, 6 gram đỗ phụ, 12 gram hoàng bá và 8 gram sơn chi.
  • Cách sử dụng: Sắc kỹ ngày 1 thang, chia làm 3 lần dùng.
  • Chỉ định: Dùng cho bệnh nhân mọc nhiều nốt đậu, mụn vỡ ra mà không đóng vảy được.

Bài thuốc số 4:

  • Thành phần: Cam thảo dây 12 gram, kim ngân hoa 12 gram, lá tre 10 gram, nam hoàng liên 8 gram, vỏ đậu xanh 12 gram, rễ cây sậy 8 gram. 
  • Cách sử dụng: Rửa sạch tất cả các vị thuốc rồi đem sắc với 4 bát nước. Đun cạn còn 1 bát uống hết trong ngày.

Có thể bạn quan tâm: 8 bài thuốc trị bệnh thủy đậu hiệu quả nhiều người sử dụng

Lưu ý khi dùng thuốc trị thủy đậu

Các loại thuốc trị bệnh thủy đậu mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Để lựa chọn được loại thuốc phù hợp, người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Để bệnh thủy đậu nhanh khỏi, trong quá trình dùng thuốc cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Tuân thủ dùng đúng liều lượng, đủ liệu trình. Không lạm dụng thuốc bừa bãi, tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng uống thuốc dù bệnh chưa được chữa trị dứt điểm.
  • Không để cơ thể đổ nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất.
  • Tắm rửa thường xuyên và giữ da luôn khô ráo, sạch sẽ.
  • Tránh cào gãi mạnh khiến mụn nước bị vỡ. Dịch nhầy từ trong mụn nước có thể dính sang các khu vực khác làm lây lan mầm bệnh và truyền nhiễm cho người khác.
  • Tránh tiếp xúc da kề da, ngủ chung giường hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Virus gây bệnh thủy đậu có thể lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
  • Thường xuyên giặt quần áo, chăn màn, vỏ gối, khăn tắm với nước nóng, sấy khô ở nhiệt độ cao hoặc phơi ngoài nắng to để tiêu diệt sạch virus trước khi sử dụng lại.
  • Cắt móng tay và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn. Tránh chạm tay trực tiếp vào mụn nước.
  • Ngủ đủ giấc. Uống nhiều nước kết hợp bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, giúp bệnh nhanh khỏi.
  • Nếu trong quá trình dùng thuốc trị bệnh thủy đậu mà bệnh vẫn tiếp tục tiến triển nặng hơn hoặc gây biến chứng, hãy quay lại bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh phương pháp điều trị cho phù hợp.

Thuốc trị bệnh thủy đậu được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng phát sinh. Điều quan trọng là hỏi ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Có thể bạn chưa biết

Ngày đăng 08:08 - 30/10/2023 - Cập nhật lúc: 09:17 - 30/10/2023
Chia sẻ:
Bị thủy đậu tắm lá gì tốt? 5 loại lá thường sử dụng

Bị thủy đậu nên tắm lá gì để cải thiện các triệu chứng hiệu quả, nhanh chóng? Tham khảo thông…

thủy đậu tắm lá khế là một cách giảm ngứa được nhiều người sử dụng Bị thủy đậu có nên tắm lá khế?

Bị thủy đậu tắm lá khế được cho là có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và hỗ trợ…

Bị bệnh thủy đậu kiêng gì nhanh khỏi, không lo sẹo?

Bệnh thủy đậu kiêng gì để thúc đẩy quá trình phục hồi và tránh để lại sẹo? Dưới đây là…

Bệnh thủy đậu ở trẻ em – Cách chăm sóc và điều trị mau khỏi

Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi, có thể gây nổi mụn nước,…

Mụn nước thủy đậu bao lâu thì xẹp, vỡ? Mụn nước thủy đậu bao lâu thì xẹp, vỡ?

Mụn nước thủy đậu bao lâu thì xẹp, vỡ sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng…

Bình luận (1)

  1. Thành
    Thành says: Trả lời

    Cháu có thể bôi kết hợp cả dung dịch xanh methylen với cả aciclovir 5% không ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua