Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Ung thư cổ tử cung là một trong những dạng ung thư sinh dục thường gặp ở nữ giới. Đây là một dạng bệnh ác tính nguy hiểm và đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và tiến triển trong thời gian dài, đến khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng gây khó khăn trong điều trị. 

Tổng quan

Ung thư cổ tử cung (Cervical cancer) là sự phát triển quá mức của các tế bào biểu mô lót hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, hình thành khối u . Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung chính là nhiễm virus HPV - 1 loại virus lây truyền qua đường tình dục.

Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung nằm trong top 3 nhóm ung thư có nguy cơ tử vong cao nhất ở phụ nữ

Cấu tạo cổ tử cung ở người phụ nữ gồm 2 phần và mỗi phần được bao phủ bởi những tế bào khác nhau. Trong đó, các tế bào vảy sẽ phủ toàn bộ lớp bên ngoài tử cung, còn các tế bào tuyến sẽ phủ phần đầu cổ tử cung. Vị trí 2 lớp tế bào này gặp nhau được gọi là vùng biến đối. Và phần lớn trường hợp phát hiện ung thư cổ tử cung thường xuất phát từ các tế bào tại vùng này.

Các tế bào ung thư thường phát triển âm thầm trong nhiều năm liền (trung bình 10 năm). Đây là quá trình chuyển hóa từ tế bào thường thành tế bào ung thư hay còn gọi là loạn sản hoặc tân sinh nội biểu mô cổ tử cung (CIN). Trong suốt thời gian này, các triệu chứng bệnh không rõ ràng, khó phát hiện trừ khi tầm soát, khiến quá trình điều trị về sau trở nên khó khăn hơn.

Phân loại

Dựa vào vị trí và loại tế bào phát triển hình thành khối u, bệnh ung thư cổ tử cung được phân chia làm 3 loại chính gồm:

Ung thư cổ tử cung
Có nhiều dạng ung thư cổ tử cung khác nhau tùy theo vị trí và loại biểu mô tế bào

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: Đến 90% trường hợp ung thư cổ tử cung đều thuộc loại ung thư biểu mô tế bào vảy. Như đã đề cập, dạng ung thư này phát triển bắt đầu từ vùng biến đổi.
  • Ung thư biểu mô tuyến: Dạng ung thư này cũng phổ biến không kém, được hình thành và phát triển từ các tế bào tuyến có nhiệm vụ sản xuất chất nhờn.
  • Ung thư biểu mô hỗn hợp: Trường hợp này thường hiếm gặp, xảy ra khi bệnh nhân mắc đồng thời cả 2 dạng ung thư vảy và biểu mô tuyến với các triệu chứng tổng hợp của 2 bệnh.

Ngoài 3 dạng chính trên, khoa học ghi nhận còn có nhiều dạng ung thư khác có khả năng phát triển trong cổ tử cung như ung thư hạch, melanoma, saroma...

Dựa vào mức độ phát triển và khả năng lan rộng của tế bào ung thư thông qua đánh giá, xét nghiệm, yếu tố di căn, ung thư cổ tử cung được chia làm 4 giai đoạn chính gồm:

Giai đoạn 1

  • Đây là giai đoạn đầu, tế bào ung thư chỉ vừa mới chớm hình thành;
  • Phát hiện các tế bào ung thư trên bề mặt niêm mạc cổ tử cung và trong một số mô sâu hơn;
  • Chúng chưa lan xa, nhất là các hạch bạch huyết ở xung quanh;
  • Tiên lượng sống sót sau 5 năm trong giai đoạn 1 là 80- 90%;

Giai đoạn 2

  • Còn được gọi là giai đoạn tiền ung thư;
  • Các tế bào ung thư bắt đầu phát triển ra ngoài cổ tử cung nhưng vẫn chưa lan đến các vị trí xa hoặc các hạch bạch huyết ở gần đó;
  • Tiên lượng sống sót sau 5 năm trong giai đoạn 2 là từ 50 - 65%

Giai đoạn 3

  • Đây là giai đoạn bệnh phát triển mạnh nhất, khối ung thư đã lan rộng đến sát khung chậu và phần dưới của âm đạo, gây biến chứng ảnh hưởng đến chức năng bàng quang, tắc niệu quản;
  • Các tế bào ung thư không lan đến các vị trí ở xa hoặc các hạch bạch huyết ở gần đó;
  • Tiên lượng sống sót sau 5 năm trong giai đoạn 3 là từ 25 - 35%;

Giai đoạn 4

  • Là giai đoạn cuối của bệnh ung thư cổ tử cung và cũng là giai đoạn nguyn hiểm nhất của bệnh;
  • Các tế bào ung thư đã di căn sang khắp các cơ quan nội tạng cả ở gần lẫn ở xa như trực tràng, bàng quang, xương, gan, phổi...;
  • Quá trình điều trị trong giai đoạn này rất phức tạp nhưng tiên lượng sống sót của bệnh nhân lại khá thấp, < 15%;

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Theo Liên đoàn phụ khoa và sản khoa quốc tế FIGO, bản chất của ung thư là hiện tượng khiếm khuyết gen (đột biến DNA) kích thích các gen ung thư, làm vô hiệu hóa nhóm gen kiểm soát sự phát triển tế bào, tiêu diệt chúng khiến các khối u ung thư phát triển.

Nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung được xác định là do nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus), các chủng như 16, 18, 31, 33, 35 hoặc 39. Trong đó chủng HPV 16 và HPV 18 là phổ biến nhất. Hầu hết những chị em đã từng quan hệ tình dục đều đã từng nhiễm virus HPV 1 lần trong đời, nhưng với trường hợp nguy cơ cao sẽ có nguy cơ hình thành ung thư.

Ung thư cổ tử cung
Virus HPV là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung

Ngoài nhiễm virus HPV, còn có một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, không chung thủy hoặc quan hệ tình dục quá sớm;
  • Phụ nữ sinh đẻ nhiều (> 5 con);
  • Sinh còn khi còn trẻ (< 17 tuổi);
  • Suy giảm chức năng miễn dịch do ảnh hưởng từ các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch...;
  • Vệ sinh chăm sóc vùng kín không đúng cách;
  • Biến chứng từ bệnh viêm cổ tử cung mãn tính;
  • Lạm dùng thuốc tránh thai dạng uống liên tục từ 5 năm trở lên;
  • Nghiện hút thuốc lá;
  • Chế độ ăn uống không khoa học, đặc biệt thiếu vitamin A;
  • Thừa cân béo phì;
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ;
  • Ảnh hưởng từ các thiết bị điện tử;
  • Tiền sử gia đình có người từng mắc ung thư cổ tử cung;

Triệu chứng và chẩn đoán

Thời gian ủ bệnh của khối ung thư cổ tử cung kéo dài rất lâu. Trong suốt quá trình này bệnh thường không có bất kỳ biểu hiện đặc trưng nào hoặc dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác trong giai đoạn đầu. Còn lại phần lớn trường hợp triệu chứng ung thư cổ tử cung chỉ bùng phát ở giai đoạn sau, khi khối u ung thư phát phát triển lớn, di căn và gây biến chứng.

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của ung thư cổ tử cung chị em cần nắm rõ để phát hiện bệnh sớm:

Ung thư cổ tử cung
Triệu chứng giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung thường không rõ ràng, khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác

  • Chảy máu âm đạo: Sự tồn tại của khối u ung thư với kích thước lớn, làm thay đổi tính chất niêm mạc cổ tử cung, chúng xâm lấn sang các mô xung quanh và làm tổn thương hệ thống mạch máu, vỡ và xuất huyết tử cung. Đây là dấu hiệu chủ yếu trong giai đoạn đầu nhưng dễ bị nhẫm lẫn với hành kinh hoặc tổn thương âm đạo sau quan hệ tình dục.
  • Tiết dịch âm đạo bất thường: Khí hư (huyết trắng) là phần dịch do âm đạo tiết ra với lượng nhiều và màu sắc bất thường (xanh, vàng, trắng đục...), mùi tanh hôi khó chịu. Đây cũng là dấu hiệu phổ biến trong giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung bạn cần chú ý.
  • Đau rát khi quan hệ: Cảm giác đau rát khi quan hệ là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương thực thể bên trong đường sinh dục. Trong đó có biểu hiện cảnh báo ung thư cổ tử cung.
  • Đau lưng dưới/ đau vùng chậu: Cảm giác đau nhức vùng chậu, đau lưng dưới dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp, cột sống. Nhưng thực chất đây lại là một trong những biểu hiện sớm của sự thay đổi bên trong cổ tử cung, khối u xuất hiện gây cản trở quá trình mang oxy đến nuôi dưỡng các tế bào và gây đau nhức dữ dội hoặc âm ỉ.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung gây rối loạn hormone nội tiết trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sự phát triển, tái tạo và quá trình rụng trứng. Rối loạn kinh nguyệt được biểu hiện thông qua hiện tượng kinh ra nhiều, màu sắc đen sẫm, tần suất hành kinh nhiều hơn, kéo dài lâu hơn bình thường...
  • Thay đổi tiểu tiện: Bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường đi tiểu nhiều hơn, tiểu mất kiểm soát, tiểu buốt, tiểu rắt, lượng và màu sắc nước tiểu cũng thay đổi, có mùi tanh hơn..., kèm theo táo bón, tiêu chảy. Đây là những dấu hiệu cho thấy tế bào ung thư đã di căn, lan rộng sang các bộ phận ngoài tử cung như trực tràng, bàng quang...
  • Sưng phù đau chân: Khối u ung thư lan rộng khắp cơ thể, gây chèn ép lên các dây thần kinh và cản trở tuần hoàn máu đến tứ chi. Theo thời gian sẽ được biểu hiện thông qua những triệu chứng như sưng phù, đau nhức chân, tay với mức độ ngày càng tăng cao.
  • Sụt cân: Ung thư cổ tử cung cũng gây ảnh hưởng toàn thân hoặc cục bộ, gây hàng loạt vấn đề liên quan sức khỏe đường tiêu hóa. Do đó, nếu phát hiện bản thân sụt cân không rõ nguyên nhân trong thời gian ngắn, giảm > 10% trọng lượng cơ thể, hãy thăm khám ngay để tìm ra nguyên nhân.
  • Mệt mỏi: Tế bào ung thư di căn lan rộng toàn thân gây ức chế các tế bào hồng cầu, biến chúng thành các tế bào máu trắng. Hậu quả của tình trạng này là thiếu máu, suy giảm miễn dịch gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi, uể oải, chán ăn, thiếu sức sống, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt... Dù nghỉ ngơi, ăn uống bồi bổ nhưng vẫn không cải thiện.

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng trên, khi thực hiện thăm khám và tầm soát sẽ phát hiện ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ ung thư, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số chẩn đoán khác gồm:

Ung thư cổ tử cung
Chẩn đoán ung thư cổ tử cung thông qua triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng

  • Khám lâm sàng: bằng dụng cụ mỏ vịt nhằm đánh giá tổn thương, mức độ lây lan và tràn ra ngoài của khối u ra bên ngoài. Đồng thời, đánh giá các chẩn đoán mô bệnh học như thâm nhiễ, sùi loét...;
  • Xét nghiệm Pap smear: Đây là kỹ thuật xét nghiệm tế vào cổ tử cung thông qua quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh.
  • Chẩn đoán hình ảnh: nhằm kiểm tra xem khối u ung thư đã di căn hay chưa để đánh giá giai đoạn bệnh. Tùy theo vị trí nghi ngờ để thực hiện chụp X quang ngực, chụp cắt lớp vi tính CT scan, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp phát xạ Positron (quét PET), chụp niệu đồ tĩnh mạch...;
  • Nội soi: Nội soi tử cung, cổ tử cung, bàng quang có gây mê nhằm phát hiện sự lây lan của các tế bào ung thư đến các cơ quan này;
  • Sinh thiết: Có nhiều dạng sinh thiết được áp dụng tùy theo mục đích chẩn đoán như sinh thiết cổ tử cung, sinh thiết chóp cổ tử cung, nạo nội mạc cổ tử cung mang đi xét nghiệm mô bệnh học;
  • Một số xét nghiệm chẩn đoán hỗ trợ khác:
    • Xét nghiệm máu;
    • Xạ hình thận chức năng;
    • Xạ hình xương;
    • Xét nghiệm sinh học phân tử;

Ngoài ra, dựa vào những thông tin này để chẩn đoán phân biệt ung thư cổ tử cung với các bệnh lý phụ khoa khác như:

  • Polyp cổ tử cung;
  • Viêm lộ tuyến tử cung nhiễm khuẩn;
  • Giang mai cổ tử cung;
  • Lao cổ tử cung;
  • U nhú cổ tử cung;

Biến chứng và tiên lượng

Theo thống kê, ung thư cổ tử cung chiếm khoảng 12% trên tổng số các ca ung thư ở nữ giới. Đồng thời cũng là nguyên nhân thứ 2 gây tử cung sau bệnh ung thư vú. Vì tiến triển bệnh diễn ra âm thầm, ít có triệu chứng đặc hiệu hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, chỉ cần chị em định kỳ tầm soát bệnh phụ khoa và phát hiện sự bất thường về ung thư cổ tử cung sớm, chủ động điều trị kịp thời thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh thành công có thể lên đến 80 - 90%. Ngược lại, phát hiện bệnh muộn hoặc đã phát hiện nhưng bỏ qua giai đoạn vàng để điều trị, kết quả sẽ giảm dần và tăng nguy cơ tử vong.

Điều trị

Tùy theo từng giai đoạn bệnh cụ thể và các đánh giá, chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Bản chất của ung thư rất phức tạp, nhất là về những giai đoạn gần cuối, bệnh nhân thường nhận được chỉ định nhiều hơn 1 loại điều trị.

1. Phẫu thuật 

Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất đối với hầu hết các bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung
Phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc cắt bỏ tử cung tùy theo mức độ di căn của bệnh

  • Loại bỏ tế bào ung thư: Ung thư cổ tử cung trong các giai đoạn đầu, khi các tế bào ung thư chỉ vừa hình thành không lâu và nằm trên bề mặt cổ tử cung. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các tế bào ung thư này thông qua kỹ thuật LEEP hoặc cấy dao lạnh;
  • Cắt bỏ cổ tử cung: Tế bào ung thư đã ăn sâu một lớp màng đáy (lớp ngăn cách giữa bề mặt cổ tử cung với các cơ quan bên dưới), sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung. Tức là chỉ cắt bỏ một phần trên của âm đạo, bảo tồn tử cung nhằm duy trì chức năng sinh sản.
  • Cắt bỏ tử cung: Trường hợp tế bào ung thư đã lan rộng khắp toàn bộ tử cung, bao gồm cả buồng trứng, ống dẫn trứng... Bắt buộc phải tiến hành cắt toàn bộ tử cung để loại bỏ tế bào ung thư, ức chế sự lây lan của chúng. Phương pháp này được áp dụng đồng thời với xạ trị nhằm giảm thiểu nguy cơ tái phát. Thực hiện phương pháp này cũng đồng nghĩa với việc chị em không còn khả năng sinh con nữa.
  • Phẫu thuật vùng chậu: Khối u ung thư từ cổ tử cung đã phát triển rộng ra khắp cơ quan sinh sản và các cơ quan vùng chậu, vùng bụng dưới... Lúc này bệnh nhân sẽ phải tiến hành cắt bỏ nhiều bộ phận hơn tùy theo khả năng bị lây lan. Chẳng hạn như tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo, bàng quang, trực tràng... Phương pháp này tuy đem lại hiệu quả loại bỏ triệt để các tế bào ung thư nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất, cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân về sau.

Một số phương pháp phẫu thuật ung thư cổ tử cung được áp dụng phổ biến như:

  • Phẫu thuật khoét chóp;
  • Phẫu thuật lạnh;
  • Phẫu thuật Laser;
  • Phẫu thuật nạo vét hạch;
  • ...

2. Xạ trị ung thư

Xạ trị là phương pháp được áp dụng phổ biến trong hầu hết các bệnh về ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung. Tia xạ được sử dụng có nguồn năng lượng cao, có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Trường hợp xạ trị kết hợp với phẫu thuật áp dụng trong giai đoạn đầu, còn ở những giai đoạn cuối của ung thư, xạ trị thường được chỉ định kết hợp với hóa trị nhằm giảm thiểu sự đau đớn cho bệnh nhân.

Ung thư cổ tử cung
Xạ trị là phương pháp dùng tia bức xạ năng lượng cao tiêu diệt và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư

Điều trị ung thư cổ tử cung bằng xạ trị có 2 dạng chính gồm:

  • Xạ trị chiếu ngoài: hay còn gọi là xạ trị gia tốc, là nguồn bức xạ có khả năng tác động chính xác vào cổ tử cung từ bên ngoài cơ thể;
  • Xạ trị áp sát: hay còn gọi là xạ trị nội bộ, là nguồn bức xạ được đưa vào bên trong âm đạo, tiến gần sát đến vị trí cổ tử cung để tiến hành điều trị;

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng 1 trong 2 hoặc kết hợp cả 2 phương pháp này để tăng hiệu quả điều trị.

3. Hóa trị ung thư 

Hóa trị là phương pháp dùng thuốc nhằm ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư cổ tử cung. Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện khi cả phẫu thuật và xạ trị không đem lại kết quả như mong đợi. Do đó, chỉ những trường hợp ung thư giai đoạn cuối mới phải thực hiện phương pháp này.

Ung thư cổ tử cung
Hóa trị là phương pháp điều trị bằng thuốc nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư

Một trong những hệ lụy của hóa trị thường gặp nhất chính là: rụng tóc, da xấu, mãn kinh sớm, tiêu chảy, chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, hay nổi nhiệt miệng... Những điều này khiến tinh thần bệnh nhân dễ bị suy sụp, khiến tiên lượng bệnh ngày càng xấu đi.

4. Một số liệu pháp điều trị ung thư cổ tử cung khác

Có rất nhiều cách chữa ung thư cổ tử cung khác dựa trên sự phát triển của nền tảng y học hiện đại. Có thể kể đến một số liệu pháp khác gồm:

  • Liệu pháp nhắm trúng đích: Với mục tiêu nhắm vào việc ức chế sự phát triển, phân chia và lan rộng của các tế bào ung thư. Điều trị đa mô thức ung thư thông qua ngăn chặn và tấn công loại bỏ các protein, gen chuyên biệt có liên quan đến sự phát triển của các khối u ung thư cổ tử cung. Phương pháp này chủ yếu dùng thuốc, chỉ tác động đến các tế bào ung thư, không làm ảnh hưởng đến những tế bào khỏe mạnh khác.
  • Liệu pháp miễn dịch: Là phương pháp điều trị nâng cao hệ thống miễn dịch cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Tùy từng trường hợp mà sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro tác dụng phụ như đau bụng, mệt mỏi, phát ban toàn thân... và chỉ biến mất khi ngưng điều trị.

5. Kết hợp chăm sóc tích cực

Điều trị ung thư cổ tử cung là một quá trình lâu dài, đòi hỏi bệnh nhân và cả những người thân phải có sự kiên trì, nỗ lực, vượt qua khó khăn. Trong đó, chăm sóc tích cực là yếu tố cần được chú trọng thực hiện.

Ung thư cổ tử cung
Chăm sóc tích cực cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung góp phần đem lại kết quả điều trị cao hơn

Chăm sóc tại bệnh viện 

Đây là giai đoạn bệnh nhân tiến hành phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị tại bệnh viện. Mỗi liệu trình thường kéo dài từ 5 - 8 tuần.

  • Bệnh nhân sẽ được bác sĩ, đội ngũ nhân viên y tế theo dõi kỹ lưỡng;
  • Người nhà cần tìm hiểu về cách xử lý, cải thiện tác dụng phụ sau điều trị để chăm sóc bệnh nhân tốt nhất;

Chăm sóc tại nhà

Chăm sóc tích cực tại nhà vừa giúp cải thiện sức khỏe thể chất vừa giúp bệnh nhân thoải mái về mặt tâm lý, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, sớm vượt qua bệnh tật.

  • Xây dựng khẩu phần ăn mỗi ngày khoa học, đủ chất, ưu tiên các loại thực phẩm hỗ trợ làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư, chống oxy hóa...;
  • Điều chỉnh lối sống sinh hoạt cho phù hợp với quá trình điều trị bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn, tránh làm việc quá sức, vận động nhẹ nhàng, điều độ mỗi ngày;
  • Sau mỗi đợt trị liệu, bệnh nhân nên thực hiện các bài tập dưỡng sinh, yoga để tăng cường sức khỏe thể chất, tạo cảm giác hưng phấn, lạc quan và vui vẻ để điều trị, phục hồi bệnh tốt hơn;
  • Quan hệ tình dục được khuyến cáo dành cho những trường hợp sau phẫu thuật 6 - 8 tuần (nếu có nhu cầu). Chú ý quan hệ nhẹ nhàng, chậm rãi để tránh gây thêm tổn thương, sự khó chịu cho chị em;

Phòng ngừa

Ung thư cổ tử cung rất nguy hiểm và cần được phòng ngừa ngay từ sớm thông qua các biện pháp tích cực sau:

Ung thư cổ tử cung
Tiêm phòng vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung

  • Tiêm phòng vắc xin HPV trong độ tuổi khuyến cáo từ 9 - 26 tuổi và tiêm theo đúng liệu trình do Bộ Y tế quy định.
  • Xây dựng lối sống sinh hoạt, vận động, dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học, góp phần phòng tránh ung thư.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách mỗi ngày để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm.
  • Tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc nội tiết tố khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên quan hệ tình dục hoặc sinh đẻ quá sớm, quan hệ chung thủy và an toàn, hạn chế nguy cơ nhiễm virus HPV.
  • Thăm khám sức khỏe tổng quát hoặc thực hiện tầm soát sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ theo khuyến cáo.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi bị ung thư cổ tử cung?

2. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để kiểm tra chính xác ung thư cổ tử cung?

3. Tiên lượng ngắn hạn và dài hạn đối với tình trạng bệnh của tôi?

4. Nếu tôi không điều trị thì thời gian sống còn bao lâu?

5. Nên điều trị ung thư cổ tử cung bằng phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị là tốt nhất?

6. Những rủi ro và lợi ích liên quan đến phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung được chỉ định dành cho tôi?

7. Những tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị? Tôi cần làm gì để xử lý?

8. Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung tốt nhất hỗ trợ điều trị?

9. Quá trình điều trị ung thư cổ tử cung mất bao lâu? Có khỏi hẳn không?

10. Sau điều trị, ung thư cổ tử cung có tái phát lại không?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ác tính có thể xảy ra với bất kỳ nhóm đối tượng phụ nữ nào, dù già hay trẻ và gây những hệ lụy khó lường cho sức khỏe, thậm chí mất mạng. Do đó, hãy lắng nghe những phản hồi sức khỏe từ chính cơ thể mình, tiếp nhận điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn sớm, bảo tồn khả năng sinh sản và giảm nguy cơ tử vong, tiết kiệm công sức, thời gian và tiền bạc.

Ngày đăng 12:02 - 14/06/2023 - Cập nhật lúc: 12:02 - 15/06/2023
Chia sẻ:
Bệnh Sứt Môi Hở Hàm Ếch
Sứt môi hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh rất phổ biến. Xảy ra do sự kết hợp giữa di truyền và các yếu tố tiêu cực bên ngoài.…
Hội chứng siêu nữ (hội chứng 3X)
Hội chứng siêu nữ là bệnh lý di truyền chỉ…
Sa tử cung
Sa tử cung là một trong những dạng sa tạng…
Bệnh Suy Buồng Trứng
Suy buồng trứng là nỗi ám ảnh của không ít…
Hội Chứng HELLP

Hội chứng HELLP là biến chứng thai kỳ khá hiếm gặp, đặc trưng với các dấu hiệu về tình trạng…

Hội chứng Vulvodynia

Hội chứng Vulvodynia được mô tả là tình trạng đau âm hộ mãn tính. Xảy ra do nhiều tình trạng…

Bệnh Đa Ối

Đa ối là hiện tượng tích tụ lượng nước ối lớn khiến tử cung của thai phụ to hơn bình…

Viêm âm đạo Bệnh Viêm Âm Đạo

Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa cực kỳ phổ biến ở chị em. Bệnh đặc trưng với những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua