Nước Ăn Tay – Cách Đặc Trị Tại Nhà Và Thuốc Bôi

Đau dây thần kinh sau zona – Cách khắc phục & giảm đau

Thành phần Thanh bì dưỡng can thang – Sự kết hợp hoàn hảo từ thảo dược thiên nhiên

Cách Chữa Vảy Nến Bằng Tế Bào Gốc – Ưu Nhược Điểm

10+ cách trị nước ăn chân tại nhà hiệu quả cực nhanh

Dầu gội Bách Diệp có tác dụng gì? Giá bán & cách dùng

Bị vảy nến có tắm biển được không, tại sao?

Vảy Nến Đỏ Da Toàn Thân Có Nguy Hiểm? Cần Làm Gì?

Bệnh nước ăn chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Thảo Dược Trị Rụng Tóc Bà Hòe Và Thông Tin Lừa Đảo

Bệnh bạch biến có lây không – làm sao phòng ngừa?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bạch biến là căn bệnh không có tính lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường. Vì thế chúng ta không thể phòng ngừa bệnh bạch biến. Nguyên nhân gây ra chứng bạch biến là do di truyền từ các thế hệ đi trước.

Bạch biến không phải là căn bệnh lây nhiễm nên không có cách phòng ngừa.
Bạch biến không phải là căn bệnh lây nhiễm nên không có cách phòng ngừa.

Bệnh bạch biến có lây không?

Bệnh bạch biến (Tiếng Anh: Vitiligo) là tình trạng các tế bào sản sinh hắc tố da Melanin bị ngưng hoạt động hoặc bị phá hủy. Do đó, da sẽ bị mất màu, trở về màu trắng bệnh, khác biệt với sắc da hiện tại. Người bệnh bạch biến chỉ bị mất màu da ở một số vùng trên da như đùi, ngực, mặt, cánh tay,… Sự mất màu trên da thường không xảy ra ở lòng bàn tay, lòng bàn chân của người bệnh bạch biến.

Theo thống kê của Hội Bạch biến Hoa Kỳ, trên thế giới có khoảng 1 – 2% người bị mắc chứng bệnh này.

Những đám da bị mất màu sẽ thay đổi liên tục, không giữ kích thước hay hình dáng cố định, sẽ loang rộng ra hoặc thu nhỏ lại. Thông thường, bệnh sẽ tăng nặng hơn vào mùa hè và giảm đi vào mùa đông. Vùng da bị mất sắc tố này hoàn toàn vẫn còn xúc giác, không bị ngứa hoặc đau, không bị teo da.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh bạch biến là gì. Tuy nhiên, họ đưa ra giả thuyết rằng, tỷ lệ mắc bệnh bạch biến là do bị di truyền từ thế hệ trước.

Bệnh bạch biến không phải là bệnh lây lan. Nghĩa là người bệnh không thể truyền bệnh cho người bình thường qua các đường tiếp xúc thông thường.

Có một số người thường nhầm lẫn giữa bệnh bạch biến và bệnh bạch tạng. Tuy nhiên, đây là hai bệnh khác nhau hoàn toàn. Trong khi bạch biến là tình trạng các tế bào sinh melanin bị chết, chỉ một vài vùng trên da bị mất màu; thì bệnh bạch tạng là trường hợp da hoàn toàn không tổng hợp và tạo ra được các sắc tố melanin. Do đó, toàn bộ làn da của người bệnh đều có màu trắng bệch. Bên cạnh đó, râu tóc, môi của người bệnh cũng có màu trắng. Thị lực của người bệnh bạch tạng thường rất yếu. Da và mắt của người bệnh rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

Khác với bạch biến, người mắc bệnh bạch tạng sẽ có làn da trắng bệch do da mất hẳn sắc tố melanin, râu tóc màu bạc và thị lực kém.
Khác với bạch biến, người mắc bệnh bạch tạng sẽ có làn da trắng bệch do da mất hẳn sắc tố melanin, râu tóc màu bạc và thị lực kém.

Tóm lại, bạch biến là tình trạng mất sắc tố trên da cục bộ còn bạch tạng là tình trạng mất sắc tố trên da đồng bộ.

Bệnh bạch biến là một bệnh lành tính, không gây ra nguy hiểm gì đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh khiến da trông mất thẩm mỹ, dễ gây cho người bệnh cảm giác tự ti, mặc cảm.

Có cách nào để phòng ngừa bệnh bạch biến?

Bởi vì bệnh bạch biến không phải là bệnh lây lan, nên không thể phòng ngừa, không có cách để phòng ngừa. Nếu bạn có người thân ở thế hệ trường trong gia đình mắc bệnh, có thể bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh bạch biến có thể phát bệnh ở bất cứ độ tuổi nào trong cuộc đời. Thông thường, bệnh sẽ phát vào giai đoạn người bệnh trong độ tuổi thanh thiếu niên.

Người bệnh có thể làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh bạch biến. Bác sĩ sẽ tách lấy mẫu da của người bệnh và quan sát dưới kính hiển vi. Bác sĩ sẽ xét xem da có các bất ổn về sắc tố melanin hay không.

Bệnh bạch biến không có cách phòng ngừa nhưng có một số phương pháp để khắc phục, điều trị, giúp cho bệnh không tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng đến phương diện thẩm mỹ của làn da.

Không có cách nào để phòng ngừa bệnh bạch biến. Người bệnh sẽ phát bệnh nếu mang gen di truyền trong người.
Không có cách nào để phòng ngừa bệnh bạch biến. Người bệnh sẽ phát bệnh nếu mang gen di truyền trong người.

Một số phương pháp điều trị bệnh bạch biến

1. Điều trị nội khoa

Nếu thấy có các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ mắc chứng bạch biến, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán. Ở giai đoạn đầu, khi bệnh vừa phát, bệnh sẽ được điều trị dễ dàng hơn. Trước hết, người bệnh bạch biến sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp nội khoa như dùng thuốc, bôi kem thuốc,…

Một số loại thuốc như thuốc Meladinine, thuốc Melagenine,… có tác dụng bổ sung chất Psoralen cho cơ thể. Chất này sẽ giúp kích thích cơ thể sản sinh các sắc tố melanin, cải thiện tình trạng không đều màu ở da. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường có thêm một vài tác dụng phụ như tăng men gan, vàng da, chán ăn,… Do đó, không nên dùng những loại thuốc này để điều trị cho bệnh nhân dưới 12 tuổi.

Người bệnh cũng có thể dùng một số loại thuốc được bào chế ở dạng kem bôi, dùng để điều trị tại chỗ.

Lưu ý, khi dùng thuốc để điều trị bệnh bạch biến, người bệnh cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, vì có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng người dùng.

Người bệnh bạch biến có thể điều trị bằng thuốc kích thích tạo melanin.
Người bệnh bạch biến có thể điều trị bằng thuốc kích thích tạo melanin.

2. Điều trị bằng quang học

Điều trị bệnh da liễu bằng các bước sóng ánh sáng là phương pháp điều trị đạt được nhiều hiệu quả cao. Đối với trường hợp bệnh bạch biến, người bệnh cũng có thể được chỉ định điều trị bằng cách chiếu tia sáng vào da để phục hồi màu sắc cho da.

Liệu pháp điều trị này có tên là PUVA, kết hợp giữa bôi thuốc Psoralen và tia laser UVA. Phương pháp này giúp chất Psoralen xâm nhập vào da, kích thích sản sinh melanin. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có thể sẽ gây ra tình trạng bỏng rát da cho bệnh nhân điều trị. Cách để khắc phục đó là người bệnh có thể phải dùng thêm một số loại thuốc chống dị ứng, thuốc kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch.

Khi điều trị bằng phương pháp này, người bệnh phải trải qua khoảng 30 – 50 lần chiếu tia sáng UVA vào da. Quá trình điều trị cần nhiều thời gian, tài chính, sức khỏe và sự kiên trì của người bệnh. Khi áp dụng phương pháp điều trị này, người bệnh cần chọn lựa cơ sở điều trị uy tín, an toàn.

Người bệnh bạch biến có thể điều trị kết hợp thoa kem và chiếu các bước sóng ánh sáng vào da.
Người bệnh bạch biến có thể điều trị kết hợp thoa kem và chiếu các bước sóng ánh sáng vào da.

3. Điều trị ngoại khoa

Nếu những phương pháp trên đều không mang lại hiệu quả, bác sĩ có sẽ chỉ định người bệnh bạch biến thực hiện phẫu thuật để điều trị. Lưu ý, phẫu thuật chỉ là phương pháp sau cùng khi các phương pháp khác không có hiệu quả.

Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật ghép da hoặc cấy ghép sắc tố da. Cách tiến hành như sau:

  • Phẫu thuật ghép da: Bác sĩ sẽ chọn vùng da phù hợp, có nhiều tế bào sản sinh melanin để ghép vào vùng da bị mất màu;
  • Phẫu thuật cấy ghép sắc tố da: Bác sĩ sẽ tiến hành tách lấy vùng da chứa nhiều tế bào melanin. Sau đó, họ tiến hành nuôi dưỡng các tế bào trong ống nghiệm để chúng phát triển. Khi đến thời điểm phù hợp, bác sĩ sẽ cấy các tế bào vào vùng da thiếu hụt thế bào melanin.

Tuy nhiên, hai phương pháp kể trên vẫn còn mới, chưa nhiều người biết đến và tốn kém nhiều tài chính để thực hiện.

4. Tự chăm sóc

Người bệnh bạch biến cũng có thể điều trị bằng cách tự chăm sóc sức khỏe tại nhà. Chăm sóc da và sức khỏe đúng cách sẽ giúp bệnh được cải thiện hơn.

Người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Bảo vệ da khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời: thoa kem chống nắng, mặc áo quần dài, dùng khẩu trang che kín da;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và nước sẽ giúp nuôi dưỡng tốt các tế bào da;
  • Tập thể dục thể thao, giúp cơ thể trao đổi chất tốt, hệ miễn dịch được tăng cường;
  • Ăn đầy đủ các loại thực phẩm tốt cho cơ thể như trái cây tươi, rau củ xanh, thịt nạc,…
  • Tránh ăn các loại thức ăn chiên xào, thức ăn cay nóng, thức ăn chứa nhiều chất béo;
  • Tránh dùng bia rượu, thuốc lá, cà phê,…;
  • Luôn giữ tâm lý an vui, thoải mái, lạc quan, tránh lo âu, buồn bực;
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
Để cải thiện bệnh bạch biến, người bệnh nên ăn các loại rau củ tươi, giữ tinh thần lạc quan, bảo vệ da trước sự tác động của ánh nắng mặt trời,...
Để cải thiện bệnh bạch biến, người bệnh nên ăn các loại rau củ tươi, giữ tinh thần lạc quan, bảo vệ da trước sự tác động của ánh nắng mặt trời,…

Tóm lại, bạch biến là căn bệnh không lây nhiễm, do đó không có cách phòng ngừa. Người bệnh có thể kiểm soát bệnh phát triển bằng cách bảo vệ da trước sự tác động của ánh nắng mặt trời, duy trì lối sống lành mạnh, lạc quan,…

ThuocDanToc.org không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán bệnh, chỉ định biện pháp điều trị,… thay thế cho bác sĩ chuyên khoa.

thuốc trị viêm da cơ địa

11 Loại Thuốc Trị Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất Và Lưu Ý Cần Biết

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương trên da cùng với các triệu chứng đi kèm mà có thể sử…

Bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt và những điều cha mẹ cần biết

Bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt có thể cảnh báo bé với các bệnh lý ngoài da mà cha…

viêm nang lông ở mặt

Viêm nang lông ở mặt – Triệu chứng và cách trị dứt điểm bằng thảo dược

Viêm nang lông ở mặt là một dạng viêm da gây các triệu chứng ngứa rát, khó chịu. Đặc biệt…

Bị Lang Ben Nên Kiêng Gì và Ăn Gì Giúp Cải Thiện Bệnh?

Bị Lang Ben Nên Kiêng Gì và Ăn Gì Giúp Cải Thiện Bệnh?

Bị lang ben nên kiêng gì và ăn gì? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi chế…

phòng chống bệnh hắc lào

Cách phòng chống bệnh hắc lào – Tránh mắc bệnh, lây nhiễm

Bệnh hắc lào mặc dù không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho sinh hoạt và cuộc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *