Nấm mông chàm hóa (hắc lào chàm hóa) là một trong những giai đoạn của bệnh nấm da. Ở giai đoạn này, vùng da tổn thương thường có dấu hiệu thâm nhiễm, cứng cộm và ngứa ngáy khó chịu. Trong trường hợp không điều trị và chăm sóc đúng cách, tổn thương da có nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn có được giải pháp trị liệu phù hợp từ thảo dược.
- Bài đọc thêm: Nấm da và cách điều trị hiệu quả

Nấm mông chàm hóa là gì?
Nấm mông mà phổ biến nhất là hắc lào là tổn thương da ở vùng mông do vi nấm gây ra (thường do Microsporum, Epidermophyton và Tychophyton). Nếu tổn thương da do nấm kéo dài, tình trạng có thể chuyển sang giai đoạn viêm da nhiễm khuẩn hoặc chàm hóa.
Nấm mông chàm hóa là tổn thương da do vi nấm có biểu hiện tương tự như bệnh chàm. Lúc này da không chỉ xuất hiện các mảng màu đỏ, có vảy trắng bong nhẹ mà chuyển sang tổn thương dạng liken hóa. Nếu không tiến hành chăm sóc và điều trị hợp lý, da có thể bị nhiễm trùng do vi nấm và vi khuẩn xâm nhập.
Biểu hiện của nấm mông – hắc lào chàm hóa
Nấm mông tiến triển lâu ngày khiến tế bào da bị dày sừng và dẫn đến tình trạng chàm hóa. So với giai đoạn đầu của bệnh, ở giai đoạn chàm hóa, tổn thương da thường có biểu hiện đặc trưng và dễ nhận biết.
Các biểu hiện thường gặp của bệnh nấm mông, hắc lào chàm hóa:
- Tổn thương da từ màu hồng, đỏ có xu hướng sẫm màu
- Hình dạng vòng cung, hình tròn, hình đồng xu xung quanh có vén bờ rõ ràng bằng mụn nước nhỏ.
- Bề mặt da xù xì, sần sùi và nhiễm cộm
- Ở giữa vùng da tổn thương có xuất hiện các vết hằn da (giai đoạn lichen hóa)
- Đi kèm với triệu chứng ngứa dai dẳng và kéo dài
- Da có thể bị chảy dịch và đóng vảy
Triệu chứng ngứa do nấm da chàm hóa gây ra thường nặng nề hơn khi thời tiết nóng ẩm hoặc khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
Nguyên nhân gây nấm mông chàm hóa
Nguyên nhân gây nấm mông chàm hóa được xác định là do vi nấm gây ra. Tuy nhiên bệnh cũng có thể phát sinh do những yếu tố thuận lợi khác như:

- Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ khiến da tăng độ ẩm và tạo điều kiện cho vi nấm xâm nhập.
- Sinh sống trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao.
- Mặc quần/ váy chật khiến da ở mông ứ đọng dầu và mồ hôi.
- Giảm khả năng đề kháng (nhiễm HIV/ AIDS, thay ghép cơ quan nội tạng,…).
- Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc ức chế miễn dịch dài hạn.
- Rối loạn nội tiết tố.
Các biện pháp điều trị bệnh nấm mông chàm hóa
Nấm da chàm hóa chủ yếu được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn. Bên cạnh đó bạn cần thực hiện chăm sóc đúng cách để loại bỏ tế bào chết và phục hồi tổn thương da.
Sử dụng thuốc trị hắc lào bị chàm hóa ở mông do nấm
Thuốc điều trị nấm mông chàm hóa được chia thành 2 nhóm (thuốc uống và thuốc bôi). Nếu phạm vi tổn thương nhỏ, bác sĩ thường yêu cầu dùng thuốc bôi tại chỗ để giảm ngứa ngáy và cải thiện thương tổn ở da. Trong khi đó với những tổn thương da lan rộng và có phạm vi lớn, bạn cần phối hợp cả thuốc uống và thuốc bôi để ức chế bệnh toàn diện.

Các loại thuốc có thể được sử dụng trong quá trình điều trị, bao gồm:
- Thuốc chống nấm đường uống (Itraconazol, Ketoconazol, Griseofulvin,….): Những loại thuốc này tác động ức chế vi nấm gây bệnh. Tuy nhiên chống chỉ định thuốc chống nấm đường uống cho trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, người cao tuổi và người suy giảm chức năng thận/ gan.
- Thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc này được sử dụng nhằm giảm tình trạng ngứa ngáy do vi nấm gây ra. Khi sử dụng thuốc kháng histamine H1, bạn có thể gặp phải tác dụng phụ như buồn ngủ, thiếu tập trung,… Do đó cần tránh những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao trong thời gian điều trị.
- Sử dụng thuốc bôi chống nấm (Lamisil, Nizoral, Benzosali,…): Loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi nấm gây tổn thương da.
- ASA: Dung dịch ASA có tác dụng làm sạch bề mặt và kháng khuẩn/ vi nấm. Thuốc được sử dụng để giữ vùng da tổn thương thông thoáng và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Có rất nhiều loại thuốc bôi được sử dụng trong điều trị nấm mông chàm hóa. Vì vậy bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc không được đề cập trong bài viết. Trong trường hợp tổn thương da có dấu hiệu chảy mủ và tăng thân nhiệt, bạn nên thông báo với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
Thuốc Tây dạng uống hay bôi da đều có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn như teo da, rạn da, nhờn thuốc, tăng nguy cơ bội nhiễm và khiến điều trị gặp khó khăn. Vì vậy, người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Đặc trị hắc lào, nấm mông chàm hóa bằng Đông y kết hợp uống trong bôi ngoài
YHCT cho rằng, nấm da, hắc lào và phần lớn các bệnh về da có căn nguyên khi cơ thể bị tà khí xâm kích, khí huyết hư, khí đới ứ trệ, nhiễm nhiệt độc. Vì vậy, ngoài việc sát khuẩn loại bỏ nấm ngứa và tác nhân gây bệnh, Đông y chú trọng điều trị căn nguyên bên trong. Nấm mông gây hắc lào chàm hóa được đẩy lùi toàn diện.
Thảo mộc đặc trị hắc lào của Trung tâm Thuốc dân tộc hiện là bài thuốc được chuyên gia đánh giá cao, người bệnh tin dùng bởi hiệu quả và sự an toàn. Bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành. Kế thừa, tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc Đông y và tinh hoa YHCT.
- Công thức thuốc đặc biệt kết hợp uống trong bôi ngoài với 3 chế phẩm dễ sử dụng là: Cao tinh chất uống Bình can hoàn, Cao tinh chất uống Giải độc hoàn, Tinh chất bôi ngoài da dạng nước.
- Công thức “3 trong 1” kết hợp hàng chục vị thuốc quý như: Bồ công anh, kim ngân hoa, hồng hoa, tang bạch bì, đương quy, xuyên khung, ngải cứu, diệp hạ châu… đen lại dược tính cao và hiệu quả toàn diện.
- Phạm vi điều trị rộng phù hợp với nhiều thể viêm da do nấm như: nấm da, hắc lào, lang ben. Đồng thời công thức gia giảm linh hoạt phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả trẻ em, phụ nữ cho con bú.
- Kết quả điều trị thực tế khả quan với 83,6% trong tổng số 4000 bệnh nhân khỏi bệnh trong 1-4 tháng dùng thuốc. 11,4% điều trị thành công sau 4 tháng. 5% thuyên giảm chậm do sử dụng thuốc sai hướng dẫn. 100% không gặp tác dụng phụ và tỷ lệ tái phát thấp.
Nấm mông chàm hóa kiêng gì? và cách phòng ngừa
Ngoài việc dùng thuốc, bạn cần chăm sóc da đúng cách trong thời gian điều trị để tổn thương da nhanh chóng phục hồi. Các biện pháp chăm sóc bạn cần lưu ý những vấn đề cần kiêng kỵ khi điều trị bệnh lý này:
- Vệ sinh vùng da tổn thương bằng sản phẩm dịu nhẹ, đồng thời cần giữ vùng da này khô thoáng.
- Tránh gãi lên vùng da này, nếu ngứa ngáy bạn có thể dùng thuốc hoặc ngâm với nước ấm để cải thiện.
- Mặc quần và váy rộng để hạn chế tăng tiết mồ hôi ở mông.
- Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, cay nóng và đồ uống chứa cồn trong thời gian điều trị.
Nấm mông chàm hóa là tổn thương da khá lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên sự xuất hiện của bệnh có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy. Vì vậy sau khi điều trị, bạn nên thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa tình trạng tái phát.

Phòng ngừa bệnh nấm da và nấm mông chàm hóa với những biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc với ngựa, chó, mèo,…
- Vệ sinh cơ thể đều đặn 1 – 2 lần/ ngày, tập trung vào các vùng có độ ẩm cao như bẹn, mông, kẽ chân,…
- Tránh mặc quần áo chật và bó sát.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể với chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý.
- Không mang giày bít khiến chân đổ nhiều mồ hôi.
- Sử dụng phấn rôm ở các kẽ và bẹn nhằm hạn chế tăng tiết mồ hôi trong thời tiết nóng ẩm.
- Tránh hoạt động thể chất khi nhiệt độ môi trường cao.
Hãy liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết về tình trạng nấm mông chàm hóa bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành.
Tin bài hữu ích:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!