Xơ Vữa Động Mạch Vành: Cách chẩn đoán và Hướng điều trị

Xơ vữa động mạch vành là một dạng thường gặp của xơ vữa động mạch. Bệnh xảy ra ở hệ thống động mạch vành, đảm nhận chức năng cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng cơ tim, để tim có thể hoạt động bình thường. Người bị xơ vữa động mạch vành thường dễ gặp các vấn đề về tim mạch, đặc biệt là nguy cơ nhồi máu cơ tim có thể gây ra tử vong rất cao. 

Tìm hiểu về bệnh xơ vữa động mạch vành 

Xơ vữa động mạch là hiện tượng thành động mạch bị xơ cứng, dày lên, mất độ đàn hồi do lớp nội mạc của lòng mạch bị các tế bào viêm, cholesterol xấu, tế bào cơ trơn, canxi, tế bào dạng hạt lắng đọng, gây hẹp lòng động mạch. Xơ vữa động mạch có nhiều dạng, khi tình trạng này xảy ra ở hệ thống động mạch vành có nhiệm vụ cung cấp oxy, dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào tim thì được gọi là xơ vữa động mạch vành.

Xơ vữa động mạch vành là tình trạng tích tụ cholesterol, canxi, tế bào ở động mạch vành đảm nhận nhiệm vụ cung cấp máu nuôi tim
Xơ vữa động mạch vành là tình trạng tích tụ cholesterol, canxi, tế bào ở động mạch vành đảm nhận nhiệm vụ cung cấp máu nuôi tim

Theo Hội Tim mạch Việt Nam, động mạch vành có chức năng nuôi dưỡng tim, được chia thành hai loại là động mạch vành phải và động mạch vành trái. Trong đó, động mạch vành trái thường chạy một đoạn ngắn khoảng 1 – 3cm, sau đó phân thành 2 nhánh lớn là động mạch mũ và động mạch liên thất trước. Như vậy, động mạch vành sẽ bao gồm động mạch mũ, động mạch liên thất trước và động mạch vành phải, đây là 3 nhánh lớn, sau đó sẽ chia thành nhiều nhánh nhỏ, mang máu từ động mạch chủ đến các cấu trúc bên trong quả tim để nuôi dưỡng các tế bào tim.

Xơ vữa động mạch vành là bệnh tiến triển từ từ, thầm lặng. Ban đầu, ở giai đoạn sớm, bệnh chỉ gây ra những vệt mỡ trên động mạch. Lâu ngày, do nhiều yếu tố thúc đẩy, sự tích tụ của các tế bào dạng hạt ở những vị trí này càng nhiều, càng nghiêm trọng. Khi lớp nội mạc ở lòng mạch yếu đi, các chất như cholesterol, tế bào cơ trơn, canxi, tế bào viêm… càng dễ kết dính, khiến mảng xơ vữa dày lên, thành động mạch bị xơ hóa, cứng lại và mất đi độ đàn hồi vốn có. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, các triệu chứng thường xuất hiện rõ rệt khi tuổi tác ngày càng gia tăng, mức độ xơ vữa đã nghiêm trọng. 

Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành

Xơ vữa động mạch nói chung và xơ vữa động mạch vành nói riêng xảy ra do đâu đến nay vẫn còn là một thắc mắc lớn cần được giải đáp. Chưa thể đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân chính gây ra hiện tượng xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng, sự tổn thương của lớp nội mạc do rối loạn huyết động chính là khởi nguồn dẫn đến sự xuất hiện của căn bệnh này. 

Được biết, lớp nội mạc là lớp nội mô mềm trong lòng thành mạch, có nhiệm vụ giúp cho mạch máu hoạt động trơn tru. Các tế bào nội mạc mang điện tích âm, có khả năng sản xuất Nitric oxide, chất có tác dụng chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa tình trạng lắng đọng vật chất. Khi lớp này bị tổn thương, khả năng sản xuất NO giảm đi đáng kể, khiến cholesterol xấu là LDL, canxi, tế bào viêm dễ bám dính, lắng động lên thành mạch. Chúng di chuyển vào lớp giữa của thành mạch và tạo nên các mảng xơ vữa. 

Xơ vữa động mạch vành thường xảy ra ở những động mạch lớn, tại các vị trí thường xuyên phải chịu áp lực lớn. Ngoài ra, các mảng xơ vữa đa phần sẽ xuất hiện cùng nhau, ở nhiều vị trí trên động mạch vành. Không chỉ vậy, chúng còn có thể xuất hiện ở các động mạch khác như động mạch cảnh, động mạch thận, động mạch ngoại biên… Đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh, không nên chủ quan, xem thường.

Triệu chứng đặc trưng nhận biết bệnh

Xơ vữa động mạch không phải là căn bệnh hình thành, phát triển ngày 1 ngày 2 mà là căn bệnh tích lũy theo năm tháng. Do đó, ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh hầu như không có, không thể phát hiện được. Chỉ đến khi mức độ xơ vữa đã tương đối nghiêm trọng, lòng thành mạch bị hẹp nhiều thì mới xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. 

Có thể nhận biết bệnh xơ vữa động mạch vành qua các dấu hiệu đặc trưng sau đây:

  • Đau tức ngực thường xuyên, hay xuất hiện đều đặn mỗi khi bệnh nhân thực hiện các hành động gắng sức như leo cầu thang, chơi thể thao, vận động mang vác nặng, tâm lý căng thẳng, nổi giận, bực tức 
  • Cơn đau gây ra cảm giác đè nặng, khó chịu ở vùng ngực, ngay phía dưới xương ức, có thể lan tỏa sang các vị trí khác như cổ, hàm dưới, lưng, cánh tay
  • Đau tức ngực thường kèm theo lo lắng, buồn nôn, căng thẳng, mệt mỏi, khó thở… thường giảm dần mức độ khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc giãn mạch.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng thường gặp phải những cơn đau thắt ngực đột ngột, nghiêm trọng ngay cả khi không làm việc, đang nghỉ ngơi hay khi thời tiết thay đổi bị stress
  • Cơn đau thắt ngực này hay xảy ra vào lúc nửa đêm về sáng, không giảm khi nghỉ ngơi hay khi dùng thuốc giãn mạch, thường kém dài khoảng 15 phút. Được biết, tình trạng này có liên quan đến sự nứt vỡ của mảng xơ vữa gây suy giảm lưu lượng máu đến tim đột ngột.

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh xơ vữa động mạch vành

Đến nay, nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vẫn còn là một vấn đề cần nghiên cứu, chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Trong quá trình hình thành của mảng xơ vữa, có hai yếu tố chính khiến bệnh tiến triển nhanh là do sự tổn thương của lớp nội mạc và sự lắng đọng của các yếu tố như cholesterol, canxi, tế bào  viêm ở vị trí lớp nội mạc bị tổn thương.

Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của mảng xơ vữa động mạch
Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của mảng xơ vữa động mạch

Trải qua nhiều nghiên cứu, người ta nhận thấy những yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ và tình trạng xơ vữa động mạch là do:

  • Rối loạn lipid: Làm gia tăng cholesterol, liên quan đến việc tăng lên quá mức của LDL (cholesterol xấu) và sự sụt giảm của hàm lượng HDL (cholesterol tốt) trong cơ thể. Cùng với đó là sự gia tăng của triglyceride (mỡ máu) thúc đẩy mảng xơ vữa hình thành và tích tụ nhanh nhanh hơn.
  • Thừa cân, béo phì: Những người thừa cân, có số đo vòng eo lớn thường rất dễ bị mỡ máu, dễ gặp phải các bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch vành. Khi kiểm tra thường nhận thấy, hàm lượng cholesterol trong máu ở nhóm đối tượng này thường cao hơn người bình thường. 
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Một chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, các loại thịt có mỡ, các loại sữa có chất béo… làm gia tăng lượng cholesterol toàn phần trong cơ thể. Điều này dẫn đến sự hình thành và phát triển nhanh chóng hơn. 
  • Lười vận động: Lối sống tĩnh tại, lười vận động chính là một trong những nguyên nhân gây gia tăng hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các bệnh lý về động mạch. Việc vận động thường xuyên sẽ giúp gia tăng hàm lượng cholesterol tốt, thúc đẩy vận chuyển cholesterol từ máu về gan giúp chuyển hóa chúng thành năng lượng cho cơ thể sử dụng thay vì tích tụ. 
  • Tăng huyết áp: Bệnh lý này không chỉ gây ra tình trạng rối loạn huyết động, làm tăng áp lực cho thành mạch, khiến lớp nội mô tổn thương mà còn là nguyên nhân làm gia tăng quá trình tích tụ vật chất ở mảng xơ vữa, khiến mảng xơ vữa dày lên nhanh chóng, dễ nứt vỡ gây ra các cục máu đông. Không chỉ vậy, tăng huyết áp còn là, tăng áp lực cho thành mạch bị xơ cứng, dễ gây vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết. 
  • Đái tháo đường: Bên cạnh tăng huyết áp, đái tháo đường cũng là một trong những bệnh lý có thể làm tổn thương các tế bào nội mạc, khởi nguồn của căn bệnh xơ vữa động mạch. Điều này làm tăng tính thấm của cholesterol qua lớp nội mạc, khiến lớp giữa của thành mạch dày lên, tạo ra các mảng xơ vữa, đồng thời cũng khiến bệnh tiến triển nhanh hơn. 
  • Hút thuốc lá: Khói thuốc lá rất độc hại cho sức khỏe, có thể phá hủy, làm tổn thương lớp nội mạc, khiến các chất lắng đọng có điều kiện xâm nhập, tích tụ gây ra các mảng xơ vữa.
  • Yếu tố khác: Một số yếu tố khác có thể là nguyên nhân thúc đẩy bệnh xơ vữa động mạch vành phát triển có thể kể đến như tuổi tác, tiền sử gia đình, giới tính, các thói quen xấu như thức khuya, ngủ quá ít hoặc quá nhiều, thường xuyên sử dụng rượu bia, stress căng thẳng kéo dài…

Xơ vữa động mạch vành nguy hiểm như thế nào? 

Xơ vữa động mạch vành là căn bệnh được đánh giá cao về mức độ nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không gây ra triệu chứng gì cho đến khi mức độ xơ vữa nghiêm trọng, lòng thành mạch bị hẹp đi đáng kể thì mới xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, do các triệu chứng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi biến mất nên người bệnh thường chủ quan, không sớm thăm khám và điều trị.

Các biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra có thể kể đến như:

  • Gây đau thắt ngực ổn định, thường xuyên: Như đã đề cập, các cơn đau tức ngực ổn định này hay xảy ra khi người bệnh hoạt động gắng sức, leo cầu thang, chạy bộ, mang vác vật nặng… Thường sẽ biến mất khi nghỉ ngơi, hoặc dùng thuốc làm giãn mạch. Chúng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. 
  • Gây bệnh mạch vành: Đây là căn bệnh suy mạch vành xảy ra khi lưu lượng máu đến tim giảm đi do các mạch máu chính bị tắc nghẽn hoặc bị hẹp do mảng xơ vữa. Bệnh nếu không được sớm phát hiện và điều trị sẽ gây rối loạn nhịp tim, hở van tim dẫn đến rung thất, nhịp thất nhanh, suy tim, nguy hiểm hơn là đột tử, nhồi máu cơ tim… 
  • Gây thiếu máu cơ tim thường xuyên: Khi bị xơ vữa động mạch, sự tích tụ và lắng đọng của các chất ở vị trí nội mạc bị tổn thương ngày càng gia tăng, lòng thành mạch ngày càng hẹp đi. Điều này gây suy giảm lượng máu đến tim đáng kể, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của hệ thống tim mạch. 
  • Gây nhồi máu cơ tim: Xơ vữa động mạch vành là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu cơ tim. Mảng xơ vữa có thể bị nứt, vỡ dẫn đến hình thành các cục máu đông di chuyển trong hệ thống mạch máu. Chúng khiến các tế bào hồng cầu, tiểu cầu dễ bám dính, lớn dần, từ đó gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim do tắc mạch. Hơn nữa, tình trạng xơ vữa còn khiến thành mạch bị xơ cứng, thoái hóa, mất độ đàn hồi, khi có áp lực đột ngột rất dễ bị vỡ gây nhồi máu cơ tim do xuất huyết. 

Bệnh xơ vữa động mạch ở giai đoạn đầu sẽ không gây ra bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho người bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, mức độ xơ vữa nghiêm trọng, nếu không sớm phát hiện và điều trị, thì nguy cơ phải đối mặc với các biến chứng như bệnh mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim là rất cao. Đây là những bệnh lý có nguy cơ tử vong và tàn tật cao, nhất là nhồi máu cơ tim. Do đó, chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể. 

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Người có nguy cơ xơ vữa động mạch hoặc có bất kỳ các dấu hiệu bất thường nào của bệnh cần sớm chủ động thăm khám để tầm soát bệnh, kiểm tra tình trạng sức khỏe nhằm sớm được phát hiện và điều trị đúng cách. Tùy vào tình trạng sức khỏe, các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý của mỗi người mà các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các biện pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tùy vào mức độ xơ vữa và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà có cách điều trị phù hợp
Tùy vào mức độ xơ vữa và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà có cách điều trị phù hợp

Phương pháp chẩn đoán

Thông thường, việc chẩn đoán xơ vữa động mạch vành thường dựa trên các dấu hiệu, biểu hiện lâm sàng của người bệnh kết hợp cùng các xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Điện tâm đồ kiểm tra rối loạn nhịp tim
  • Siêu âm tim để đánh giá chức năng tâm thất trái và phát hiện các tổn thương van tim
  • Chụp mạch vành bằng CT
  • Chụp mạch vành bằng MRI
  • Xét nghiệm công thức máu… 

Phương pháp điều trị 

Đối với tình trạng xơ vữa động mạch vành, sau khi tiến hành các xét nghiệm, xác định chính xác mức độ và vị trí tổn thương, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Tùy vào tình trạng, mức độ xơ vữa, tình trạng sức khỏe mà áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Thường là: 

Điều trị bằng thuốc

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu giúp giảm huyết áp; thuốc kháng đông máu aspirin; thuốc giảm cholesterol như statin, acid fibric; thuốc ức chế men chuyển nhằm ngăn ngừa tình trạng hẹp động mạch…

Các thuốc này chỉ được sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ, phù hợp cho từng tình trạng nhất định sau khi đã thăm khám. Việc tự ý dùng thuốc, tăng giảm liều lượng các thuốc này rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 

Can thiệp ngoại khoa

Với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng cách can thiệp ngoại khoa với kỹ thuật phù hợp để loại bỏ mảng bám, cải thiện tình trạng tắc nghẽn, tái thông máu để đảm bảo tim được cung cấp lượng máu ổn định. Thường là: 

  • Can thiệp mạch vành (PCI): Còn được gọi là nong mạch vành hoặc đặt stent mạch vành, có tác dụng điều trị tình trạng hẹp mạch vành nghiêm trọng, thậm chí là tắc nghẽn động mạch vành.
  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành (CABG): Được áp dụng cho trường hợp mảng xơ vữa khiến động mạch vành bị hẹp nghiêm trọng, thành mạch xơ cứng, không thể nong rộng. Phương pháp này giúp tạo một chiếc cầu nối vượt qua phần động mạch vành bị thu hẹp để tái tưới máu cho tim. 

Thay đổi lối sống 

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hoặc các can thiệp ngoại khoa, người bệnh cần điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt của mình để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, ngăn ngừa bệnh tiến triển. Lối sống, chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của mảng xơ vữa. Nếu dùng thuốc điều trị mà vẫn tiếp tục duy trì lối sống thiếu khoa học lành mạnh trước đó thì việc điều trị gần như là vô nghĩa. 

Biện pháp phòng ngừa xơ vữa động mạch vành 

Nguyên tắc trong điều trị xơ vữa động mạch kiểm soát ngăn ngừa bệnh tiến triển, phòng ngừa biến chứng bệnh. Chúng ta không thể loại bỏ được mảng xơ vữa cũng như phục hồi tổn thương cho lớp nội mạc và thành mạch bị xơ hóa. Chính vì thế, cách tốt nhất vẫn là nên phòng ngừa căn bệnh này từ sớm để tránh tốn kém cho việc điều trị và các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Một chế độ ăn khoa học, lành mạnh sẽ hỗ trợ phòng ngừa tốt căn bệnh xơ vữa động mạch này
Một chế độ ăn khoa học, lành mạnh sẽ hỗ trợ phòng ngừa tốt căn bệnh xơ vữa động mạch này

Có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng các phương pháp dưới đây:

  • Tích cực vận động, rèn luyện sức khỏe, nên tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sự dẻo dai, hỗ trợ chuyển hóa cholesterol thành năng lượng, ngăn ngừa sự gia tăng và tích tụ cholesterol xấu trong cơ thể
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, nên tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh, sử dụng dầu thực vật thay dầu động vật, chỉ dùng thịt nạc không dùng thịt mỡ, hạn chế ăn thịt đỏ thay vào đó là thịt trắng, các loại cá… 
  • Không nên sử dụng các thực phẩm nghèo dinh dưỡng, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều gia vị… Đặc biệt, nên giảm lượng muối sử dụng hàng ngày, không dùng tối đa 5g muối/ngày để tránh tăng huyết áp.
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, bỏ các thói quen xấu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như thức khuya, hút thuốc lá, uống rượu bia, thường xuyên ngồi/nằm một chỗ… 
  • Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho khoa học và hợp lý. Tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức, nên học cách thư giãn, giải tỏa tâm trạng bằng cách tập yoga, tập thiền… 
  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết, huyết áp, tích cực điều trị các bệnh lý này theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên chủ quan lơ là trước tình trạng bệnh của mình
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần, đặc biệt là khi cơ thể có dấu hiệu bất thường để sớm phát hiện các vấn đề về sức khỏe và có cách khắc phục phù hợp. 

Xơ vữa động mạch vành là căn bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng có thể gặp phải, nhất là những người lười vận động, bị cao huyết áp, tiểu đường, có chế độ ăn uống không phù hợp… Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này và có biện pháp phòng ngừa phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 10:26 - 13/10/2022 - Cập nhật lúc: 09:06 - 14/10/2022
Chia sẻ:
Có rất nhiều thực phẩm có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa mạch máu 21+ Thực phẩm chống xơ vữa mạch máu người bệnh chớ bỏ qua

Sử dụng các thực phẩm chống xơ vữa mạch máu sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa và cải thiện đáng…

Xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch dày lên và kém đàn hồi Bệnh Xơ Vữa Động Mạch: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách chữa

Xơ vữa động mạch là hiện tượng dày lên của thành động mạch, là nguyên nhân gây ra hàng loạt…

Xơ vữa động mạch vành là tình trạng tích tụ cholesterol, canxi, tế bào ở động mạch vành đảm nhận nhiệm vụ cung cấp máu nuôi tim Xơ Vữa Động Mạch Vành: Cách chẩn đoán và Hướng điều trị

Xơ vữa động mạch vành là một dạng thường gặp của xơ vữa động mạch. Bệnh xảy ra ở hệ…

Thuốc Dân Tộc tiên phong điều trị mỡ máu cam kết BẢO HÀNH chỉ 1 liệu trình

Bệnh mỡ máu cao đang là căn bệnh thời đại và là nguyên nhân âm thầm dẫn đến đột quỵ/tai…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua