Các xét nghiệm u xơ tử cung chẩn đoán bệnh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Ở giai đoạn mới hình thành u xơ thường không có dấu hiệu nhận diện đặc trưng. Vì thế nếu không thăm khám chuyên khoa thì rất khó có thể phát hiện ra bệnh lý này. Các xét nghiệm u xơ tử cung được thực hiện để chẩn đoán thường dựa trên các triệu chứng và/hoặc siêu âm, chụp tử cung – buồng trứng hoặc nội soi nếu cần thiết.

Các xét nghiệm u xơ tử cung chẩn đoán bệnh
Các xét nghiệm u xơ tử cung có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau để chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán u xơ tử cung thường được thực hiện khi người bệnh nằm trong diện có nguy cơ mắc bệnh, hoặc khi bệnh nhân nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ.Bản chất u xơ tử cung là u lành nhưng biến chứng của bệnh cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm như tình trạng nhiễm khuẩn tử cung, nhiễm trùng ống dẫn trứng, buồng trứng,… từ đó dẫn đến nguy cơ hiếm muộn – vô sinh hoặc biến chứng trong thai kỳ.

Những ai cần làm xét nghiệm u xơ tử cung?

U xơ tử cung là u lành tính còn được gọi là bệnh nhân xơ tử cung. Đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất nằm trong độ tuổi 50, mức độ nghiêm trọng của u xơ phụ thuộc vào kích thước, vị trí và thời gian mà khối u được hình thành. Thông thường đối với những u xơ lớn hơn 3cm hoặc 4cm thì khả năng biến chứng nguy hại đến sức khỏe thường ít khi xảy ra hơn. 

Những ảnh hưởng của u xơ tương tự như các căn bệnh phụ khoa thông thường. Bao gồm tình trạng đau nặng bụng, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, nếu biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như tình trạng vô sinh, hiếm muộn. Tuy nhiên khi u xơ tử cung đã được chẩn đoán lành tính thì khả năng tiến triển thành ung thư hầu như không xảy ra. Vì thế việc điều trị đơn giản là loại bỏ u xơ bằng cách mổ bóc tách u xơ, hoặc điều trị bằng thuốc để làm teo nhỏ khối u. 

Các xét nghiệm u xơ tử cung chẩn đoán bệnh
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ u xơ tử cung thì cần thực hiện xét nghiệm càng sớm càng tốt

Những đối tượng được khuyến khích làm xét nghiệm u xơ tử cung chẩn đoán bệnh là phụ nữ trong độ tuổi sinh nở (25 – 40 tuổi), và phụ nữ nằm trong độ tuổi mãn kinh (sau 40 tuổi). Nếu như bạn nhận thấy những triệu chứng bất thường như: xuất huyết bất thường, rong kinh, cường kinh, rối loạn chu kỳ kinh, đau vùng hạ vị, mệt mỏi, cơ thể xanh xao,… những dấu hiệu này có thể cảnh báo u xơ hoặc những bệnh lý liên quan đến nội tiết.

Phương pháp chẩn đoán xét nghiệm u xơ tử cung

Nếu có những triệu chứng nghi ngờ u xơ tử cung kể trên, bạn nên thực hiện sớm các chẩn đoán xét nghiệm u xơ tử cung để được đánh giá chính xác hơn tình trạng bệnh. Thông thường u xơ tử cung thường được phát hiện “tình cờ” khi chị em thăm khám phụ khoa hoặc siêu âm tổng quát trong các đợt khám sản – phụ khoa định kỳ. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng được thực hiện tuần tự theo mức độ nhận diện bệnh. Cụ thể:

Chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng

Khi thăm khám để kiểm tra, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm tầm soát u xơ và phân biệt u xơ với các bệnh lý khác. Lúc này người bệnh nên trình bày với bác sĩ những thông tin liên quan đến bệnh sử các bệnh cá nhân và gia đình, các thuốc đang sử dụng; Tiền sử sản phụ khoa (số lần sinh nở và các bệnh lý phụ khoa đã từng điều trị); Bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.

Đồng thời thông qua thăm khám lâm sàng cũng giúp bác sĩ đánh giá chính xác tính chất u xơ. Dựa trên sự xuất hiện của u xơ và diễn tiến của u xơ nặng hay nhẹ. Cụ thể bác sĩ sẽ căn cứ vào những yếu tố sau để phân tích bệnh lý của bệnh nhân:

  • Triệu chứng toàn thân: Ở người bệnh có xảy ra tình trạng thiếu máu, mức độ thiếu máu, lượng máu bị thiếu hụt do ảnh hưởng từ u xơ. Tình trạng mất máu và thiếu máu thường nghiêm trọng khi người bệnh vừa trải qua chu kỳ kinh nguyệt mà có biểu hiện rong kinh hoặc cường kinh.
  • Triệu chứng cơ năng: Cơn đau âm ỉ tại vùng hạ vị và hố chậu, đau nhiều hơn khi đến kỳ kinh. Đau xung xoang vùng hạ vị khi khối u xơ chèn ép lên các cơ quan lân cận. Vùng kín ra nhiều khí hư loãng như nước. Khi đến kỳ kinh nguyệt, huyết kinh thường là máu cục lẫn máu loãng, thời gian chu kỳ kéo dài hơn bình thường.
  • Triệu chứng thực thể: Nếu như khối u ở hạ vị có độ lớn nhất định, mật độ chắc, di động thì dùng tay sờ vào tử cung có thể cảm nhận được. U xơ thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường, phải nhờ đến các can thiệp khám phụ khoa hỗ trợ như khám mỏ vịt, khám âm đạo phối hợp nắn bụng và khám trực tràng trong từng trường hợp khác nhau. 

Các phương pháp xét nghiệm u xơ tử cung

Các xét nghiệm u xơ tử cung chẩn đoán bệnh
Phương pháp diêu âm là hình thức chẩn đoán u xơ tử cung đơn giản không cần xét nghiệm

Khi các bác sĩ nghi ngờ về kết quả chẩn đoán lâm sàng u xơ tử cung, hoặc nếu như các dấu hiệu của bệnh không rõ ràng dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu bệnh lý khác thì bệnh nhân cần được xét nghiệm hình ảnh.  Thông qua kết quả xét nghiệm có thể chẩn đoán chính xác 90% nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung. Cụ thể người bệnh được khuyến khích thực hiện những xét nghiệm sau:

Siêu âm chẩn đoán u xơ tử cung

Phương pháp siêu âm tử cung được thực hiện qua ngã âm đạo hoặc siêu âm bụng. Thông qua hình ảnh siêu âm có thể giúp bác sĩ có đánh giá cụ thể về vị trí, độ lớn – nhỏ và u xơ cơ tử cung có chèn ép lên cơ quan nào hay không. Ngoài ra siêu âm cũng giúp phân biệt u xơ với những dạng u ác tính khác căn cứ vào tính chất tưới máu của khối u. Bằng kỹ thuật siêu âm có thể phân biệt được những dạng u xơ sau đây:

  • U xơ nằm phía dưới thanh mạc: Chúng thường phát triển phía bên trong tử cung, là loại u thịt phổ biến nhất trong các loại u xơ. Khối u phát triển lớn dần và hướng ra bên ngoài.
  • U xơ nằm trong cơ tử cung: Khối u này chỉ phát triển bên trong thành tử cung, nếu như chúng phát triển lớn sẽ khiến tử cung bị dày và to lên, sự thay đổi về kích thước thế hiện rõ qua kích thước vòng bụng.
  • U xơ nằm dưới niêm mạc: Còn gọi là u xơ nội mạc tử cung, chúng có thể gây ra tình trạng rong kinh và cường kinh kéo dài. Nội mạc tử cung có vai trò quan trọng vì chúng là nơi bám vào của phôi thai, nếu như u xơ hình thành tại đây sẽ gây cản trở quá trình thụ thai, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc vô sinh với tỷ lệ cao.

Thực hiện xét nghiệm máu

Xét nghiệm u xơ tử cung dựa trên công thức máu đem lại kết quả chính xác. Phương pháp xét nghiệm máu được chỉ định khi người bệnh có những triệu chứng xuất huyết tử cung bất thường nhưng không có những biểu hiện lâm sàng cụ thể. Ngoài ra khi thực hiện siêu âm nhưng không có kết quả cần thiết hoặc để tránh nhầm lẫn với những bệnh lý khác bệnh nhân cũng sẽ được khuyến khích xét nghiệm máu.

Để đánh giá sự thay đổi công thức máu, bệnh nhân được làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để tìm biến chứng thiếu máu do mất máu kéo dài. Sau đó tìm hiểu nguyên nhân sâu xa gây rối loạn đông máu hay bệnh nội tiết như bệnh tuyến giáp.

Các xét nghiệm u xơ tử cung chẩn đoán bệnh
Một số phương pháp xét nghiệm phức tập với công nghệ cao được áp dụng khi nghi ngờ với các bệnh lý khác

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy những chỉ số nghi ngờ cho nhiều bệnh lý phụ khoa cùng triệu chứng. Bệnh nhân cần thực hiện thêm những xét nghiệm hình ảnh học cao cấp hơn để đảm bảo tính chính xác khi điều trị. Những phương pháp này là:

  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung: Mặc dù không được áp dụng phổ biến nhưng siêu âm bơm nước mang lại kết quả chẩn đoán gần như chính xác tuyệt đối. Phương pháp này tận dụng khả năng làm căng buồng tử cung của nước, sau đó thực hiện siêu âm để xác định hình ảnh khối u xơ. 
  • Cộng hưởng từ (Magnetic resonance imaging- MRI): Chụp cộng hưởng là chẩn đoán đem lại độ chính xác cao. Phương pháp đem đến những thông tin chính xác hơn về kích thước và vị trí của u xơ cơ tử cung. Đồng thời chụp cộng hưởng từ cũng giúp mang lại kết quả phân biệt u xơ tử cung với các khối u khác, phương pháp này thường được thực hiện cho nhóm phụ nữ tử cung lớn hay phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Chụp tử cung – vòi trứng cản quang: Bằng cách sử dụng năng lượng cản quang để làm rõ hình ảnh của buồng tử cung và vòi trứng thông qua hình ảnh chụp x-quang. Tuy nhiên hình thức này không được áp dụng cho phụ nữ mang thai hoặc có kế hoạch trong sinh nở. Áp dụng chỉ cho đối tượng phụ nữ bị vô sinh hiếm muộn. Thông qua hình ảnh chụp có thể nhận thấy sự thông thương của vòi trứng và sự phát triển của các khối u xơ cơ dưới niêm.
  • Nội soi buồng tử cung: Thông thường phương pháp nội soi được áp dụng kết hợp để chẩn đoán và loại bỏ u xơ có kích thước nhỏ. Trước đó bác sĩ sẽ bơm vào ống nội soi khí CO2 làm căng buồng tử cung để dễ dàng quan sát các thành tử cung. Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật cắt bỏ u xơ kích thước nhỏ nếu cần thiết.

Phân biệt chẩn đoán u xơ tử cung

Các xét nghiệm u xơ tử cung chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán u xơ tử cung dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác xảy ra ở tử cung

Sau khi thực hiện xét nghiệm u xơ tử cung, bệnh nhân sẽ chờ đợi kết quả chẩn đoán có trong ngày. Chẩn đoán xác định căn cứ vào triệu chứng cơ năng, thực thể và kết quả cận lâm sàng. Đối với những dạng khối u lớn và có nhiều nhân xơ sẽ đem lại kết quả chẩn đoán dễ dàng hơn. 

Nếu như kết quả chẩn đoán có mức độ tương đồng, bác sĩ sẽ đưa ra một số nghi ngờ về những nguy cơ tương tự. Bệnh nhân u xơ tử cung có thể được chẩn đoán phân biệt với 3 nhóm nguy cơ sau:

  • Có thai: Kết quả chẩn đoán còn căn cứ vào xét nghiệm p-hCG và siêu âm. Phân biệt nồng độ p-hCG giữa tình trạng thai bình thường, doạ sẩy thai, thai chết lưu.
  • Khối u buồng trứng:  Có nhiều sự nhầm lẫn giữa các chẩn đoán u xơ tử cung và khối u tại buồng trứng.Phân biệt khối u buồng trứng với u xơ thông qua vị trí phát triển biệt lập với tử cung, sự di chuyển linh động của khối u ở cổ tử cung.
  • Ung thư niêm mạc tử cung: Nếu nghi ngờ khả năng này, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm bổ sung, bệnh nhân phải soi buồng tử cung hoặc nạo sinh thiết. Áp dụng cho những bệnh nhân có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh sẽ phải loại trừ ung thư niêm mạc tử cung. 

Chỉ định điều trị u xơ tử cung

Hiện nay u xơ tử cung là căn bệnh xảy ra rất phổ biến ở độ tuổi nữ giới trung niên. Bệnh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, phụ thuộc vào kích thước u xơ và những nguy cơ biến chứng phát triển. Hai hình thức điều trị u xơ tử cung được áp dụng bao gồm:

Điều trị nội khoa

  • Thuốc tránh thai: Sử dụng nhóm thuốc điều hòa nội tiết tố estrogen, progesterone hoặc cả hai. Nhóm thuốc này có thể cải thiện được tình trạng chảy máu kinh bất thường do u xơ tử cung gây ra. 
  • Các thuốc đồng vận với hormone Gn-RH: Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể và được sử dụng khá phổ biến trong điều trị u xơ, u nang. Còn được sử dụng như một loại thuốc điều chỉnh hormone phóng thích hormone hướng sinh dục. Chủ yếu là nhóm thuốc Lupron, Viadur, …. 
  • Thuốc giảm đau như ibuprofen:Chủ yếu có tác dụng giảm cơn đau và kiểm soát những triệu chứng khó chịu do u xơ gây ra. Từ đó giúp người bệnh kéo dài thời gian điều trị.
  • Bổ sung sắt: Nhóm bổ sung sắt không có tác dụng chữa bệnh, nhóm viên uống sắt chỉ được dùng khi người bệnh bị chảy máu nhiều và kéo dài khiến cơ thể bị thiếu máu thiếu sắt. Viên uống được dùng để bù đắp cho lượng máu đã mất trong chu kỳ kinh nguyệt.

Điều trị phẫu thuật

Các xét nghiệm u xơ tử cung chẩn đoán bệnh
Phẫu thuật u xơ tử cung là cách loại bỏ u xơ thông thường được áp dụng với tỷ lệ tái phát sau 5 – 10 năm

Sau khi xét nghiệm u xơ, nếu như khối u của người bệnh lớn và nằm tại những vị trí nguy hiểm, u có nhiều xơ hóa, xuất huyết nhiều thì bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật. Hiện nay phương pháp phẫu thuật nội soi và mổ mở được áp dụng phổ biến nhất. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe tổng thể và nguyện vọng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ thực hiện một trong hai phương pháp phẫu thuật sau đây: 

  • Bóc tách u xơ tử cung: Bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ khối u xơ bằng thủ thuật nội soi hoặc mổ mở, quy trình phẫu thuật giữ nguyên tử cung. Phương pháp này được áp dụng khi người bệnh có u xơ trong kích thước 3cm trở lên nhưng chưa phát triển chèn lên toàn bộ tử cung, đồng thời nếu người phụ nữ có nguyện vọng có con trong tương lai cũng được áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên sau khi cắt u xơ, trong vòng 5 – 10 năm sau người bệnh vẫn có khả năng tái phát.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Được áp dụng cho những bệnh nhân có u xơ lớn và không còn nguyện vọng sinh nở trong tương lai. Nhược điểm của phương pháp này là nguy cơ biến chứng cao, đồng thời sau khi cắt bỏ tử cung thì người phụ nữ có thể gặp phải các rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến tâm sinh lý. Sau khi cắt bỏ tử cung thì bệnh nhân không có khả năng tái phát u xơ và các bệnh liên quan đến tử cung.

Bài viết đã thông tin về các xét nghiệm u xơ tử cung chẩn đoán bệnh. Tùy thuộc vào những biểu hiện bất thường trên cơ thể mà người bệnh có thể thăm khám sớm để nhận biết tình hình sức khỏe. U xơ tử cung là căn bệnh tiến triển âm thầm, vì thế cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất là người bệnh phải chủ động theo dõi để kịp thời điều trị bệnh lý, bảo vệ sức khỏe sinh sản, sinh lý trong tương lai.

Bạn có thể quan tâm: Các phương pháp điều trị u xơ tử cung hiện nay

Ngày đăng 14:11 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:49 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Biện pháp tránh thai cho người u xơ tử cung Biện pháp tránh thai cho người u xơ tử cung

U xơ tử cung là căn bệnh có thể mang lại nhiều rủi ro trong quá trình mang thai và…

Điều trị u xơ tử cung bằng các cây thuốc nam Điều trị u xơ tử cung bằng các cây thuốc nam [CHƯA AI BIẾT]

U xơ tử cung là bệnh lý phụ khoa gặp phổ biến ở đối tượng phụ nữ trong độ tuổi…

5 bệnh viện chữa u xơ tử cung tốt nhất tại Hà Nội TOP 5+ Bệnh viện chữa u xơ tử cung tốt nhất tại Hà Nội

U xơ cổ tử cung là một bệnh lý phụ khoa khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi…

mổ u xơ tử cung U xơ tử cung kích thước bao nhiêu thì phải mổ?

U xơ tử cung là bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản. Khối…

u xơ tử cung U xơ tử cung là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

U xơ tử cung (Uterine fibroids) là một bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua