U xơ tử cung là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Điều trị u xơ tử cung không cần phẫu thuật và lưu ý

Khám chữa u xơ tử cung ở đâu tốt tại TP HCM?

U xơ tử cung khi nào nên mổ? Thông tin cần biết

Uống Tam Thất Chữa U Xơ Tử Cung – Điều Cần Biết

Người u xơ tử cung nên ăn gì, tránh gì tốt?

U xơ tử cung có dẫn đến ung thư không?

U xơ tử cung gây rong kinh phải làm sao?

U xơ tử cung vôi hóa là gì? Nguy hiểm không?

Cách chăm sóc sau mổ u xơ tử cung – Điều cần biết

U xơ tử cung là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa Phụ Sản – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở Mỹ Đình – Hà Nội

U xơ tử cung (Uterine fibroids) là một bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Các khối u xơ có bản chất lành tính nhưng nếu không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Cần nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu và các vấn đề liên quan đến bệnh để luôn chủ động trong phát hiện, điều trị và phòng ngừa.

u xơ tử cung
U xơ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong tuổi sinh sản

U xơ tử cung là gì? Có những loại nào?

U xơ tử cung (Uterine fibroids) là thuật ngữ y khoa đề cập đến sự xuất hiện của các khối u lành tính tại cơ trơn của tử cung. Bệnh lý này thường ảnh hưởng tới đối tượng chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản (khoảng từ 20 – 50 tuổi).

Số liệu thống kê cho thấy, u xơ ảnh hưởng tới khoảng 30% phụ nữ ở độ tuổi 35 và khoảng từ 20 – 80% phụ nữ trong độ tuổi 50. Bản chất của khác khối u xơ là lành tính, chúng rất hiếm có khả năng biến chuyển thành các khối u ác tính. Hơn nữa cũng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung.

Tuy nhiên trường hợp không can thiệp điều trị sớm thì khối u sẽ phát triển lớn. Lúc này, chúng có thể gây chèn ép xương chậu, xuất huyết tử cung bất thường. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới một số cơ quan khác trong buồng tử cung như ống dẫn trứng hay buồng trứng…

Sự xuất hiện của các khối u còn khiến cho lòng tử cung bị biến dạng. Từ đó làm giảm khả năng thụ thai của phụ nữ. Đồng thời còn làm tăng nguy cơ sảy thai và gây ra các vấn đề xấu như thai chậm phát triển, nhau bong non hay sinh non.

Phân loại u xơ tử cung

Theo nhận định từ các chuyên gia, bệnh u xơ tử cung có thể được phân thành 4 loại căn cứ vào vị trí của khối u:

  • U xơ trong tử cung: Đặc trưng bởi tình trạng khối u xuất hiện ngay bên trong lớp cơ tử cung. Các khối u thường có xu hướng lan rộng khiến lòng tử cung bị biến đổi về mặt hình dạng. Nhiều trường hợp còn phát triển xâm lấn lớp thanh mạc của tử cung.
  • U xơ cổ tử cung: Khối u nằm ở trên niêm mạc cổ tử cung nhiều hơn là ở phần thân tử cung. Thực tế cho thấy, khối u loại này có thể gây bít cổ tử cung. Từ đó khiến máu kinh khó lưu thông, khó thoát ra ngoài và làm phát sinh tình trạng đau bụng kinh dữ dội.
  • U xơ dưới thanh mạc: Đặc trưng bởi tình trạng khối u xuất hiện ngay tại lớp cơ nằm sát thanh mạc của tử cung. Khối u này có thể có cuống. Nhiều trường hợp chúng còn nằm ngay trên dây chằng rộng.
  • U xơ dưới niêm mạc: Xảy ra khi khối u xuất hiện ngay tại lớp cơ nằm ở trên lớp niêm mạc tử cung. U xơ dưới niêm mạc thường được chia thành 3 tuýp. Trường hợp toàn bộ u xơ nằm hoàn toàn trong lòng tử cung gọi là tuýp 0. Trường hợp trên 50% thể tích khối u nằm trong lòng tử cung thì gọi là tuýp 1. Còn tuýp 2 là khi dưới 50% thể tích khối u nằm bên trong lòng tử cung.
các loại u xơ tử cung
U xơ tử cung được phân thành 4 loại dựa vào vị trí khối u

Các nguyên nhân gây u xơ tử cung

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây u xơ tử cung. Tuy nhiên, kết quả của rất nhiều nghiên cứu cho thấy, khối u có thể phụ thuộc vào nồng độ hormone estrogen và một phần hormone progesterone. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao phụ nữ ở giai đoạn sinh sản, nhất là khi mang thai lại dễ mắc bệnh lý này.

Dưới đây là một số yếu tố được các nhà khoa học đánh giá là có liên quan tới sự hình thành các khối u lành tính tại cơ trơn của tử cung:

– Hormone:

Như đã đề cập, u xơ tử cung thường xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Các khối u sẽ phát triển rất nhanh khi nồng độ hormone estrogen, progesterone tăng cao. Số liệu thống kê ghi nhận, có tới hơn 70% trường hợp u xơ bắt đầu hình thành khi mang thai. Và đặc biệt là chúng thường có xu hướng giảm kích thước khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Nguyên nhân là do nội tiết tố mắc bệnh này.

– Di truyền:

Các nhà nghiên cứu cho biết, nữ giới sẽ có khả năng bị u xơ cao hơn nếu có mẹ/ bà/ chị gái/ em gái mắc phải bệnh lý này.

– Cấu trúc nền phát triển quá mức (Extracellular matrix):

Extracellular matrix chính là vật liệu giúp các tế bào có khả năng kết dính để tạo thành niêm mạc. Tuy nhiên hàm lượng vật liệu này gia tăng đột ngột có thể là tác nhân khiến các khối u bất thường hình thành ở cơ trơn tử cung.

– Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên thì một số yếu tố khác cũng có thể liên quan đến sự hình thành cũng như phát triển của bệnh. Bao gồm:

  • Các yếu tố tăng trưởng như insulin
  • Phụ nữ da đen thường bị u xơ với các triệu chứng nặng nề hơn so với những chủng tộc khác
  • Thừa cân – béo phì
  • Thường xuyên sử dụng nhiều rượu bia
  • Thiếu hụt vitamin D, tiêu thụ ít rau xanh, trái cây tươi và dùng nhiều thịt đỏ
  • Có kinh nguyệt quá sớm

Tùy thuộc vào từng đối tượng người bệnh mà quá trình tăng trưởng u xơ sẽ có sự khác biệt. Khối u có thể phát triển nhanh nhưng cũng có thể diễn tiến chậm. Nhiều trường hợp không tăng kích thước và còn có khả năng tự động co lại theo thời gian. Đặc biệt khối u hình thành trong thai kỳ có khả năng biến mất hoàn toàn sau khi sinh nở.

Dấu hiệu nhận biết bệnh u xơ tử cung

Theo phân tích của các chuyên gia thì triệu chứng của bệnh u xơ tử cung không có tính đồng nhất và điển hình. Ở giai đoạn sớm, đa phần phụ nữ bị u xơ đều không phát hiện ra các triệu chứng lâm sàng.

Tuy nhiên nếu khối u phát triển lớn dần thì nó có thể làm phát sinh các triệu chứng đột ngột với mức độ nặng. Và theo thời gian các triệu chứng này cũng sẽ nghiêm trọng dần lên.

Dưới đây là một số triệu chứng thông thường:

  • Xuất huyết tử cung bất thường. Nhiều trường hợp chị em còn bị đa kinh hay thường xuyên gặp phải các tình trạng rong kinh, rong huyết. Nguyên nhân thường do các khối u nằm gần niêm mạc tử cung có xu hướng làm dày lớp nội mạc. Nội mạc càng dày thì vào đầu chu kỳ chúng sẽ bong tróc và tạo ra lượng máu kinh ồ ạt.
  • Thống kinh dữ dội, nhất là khi có khối u lớn nằm sâu ở bên trong thành tử cung. Tình trạng này có thể gặp ở hầu hết các chị em bị u xơ.
  • Xuất hiện một số triệu chứng chèn ép hạ vị như bí tiểu, tiểu nhiều lần, có cảm giác tiểu nhưng không hết, táo bón, bụng tức nặng…
  • Khối u có kích thước lớn có thể gây chèn ép lên các tĩnh mạch chủ. Điều này gây ra một số triệu chứng như phù nề chi dưới. Đồng thời làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối.
  • Gây đau đớn khi giao hợp. Nhất là khi các khối u xuất hiện ở đáy hay mặt trước của tử cung.
  • Thường xuyên gặp phải các cơn đau bất thường ở vùng bụng, xương chậu và lưng dưới.
  • Trường hợp u xơ thoái hóa hay u xoắn còn có thể gây đau cấp tính kèm với các dấu hiệu sốt nhẹ. Mức độ đau có thể tăng lên nếu chạm vào vùng bụng dưới.
dấu hiệu u xơ tử cung
Xuất huyết tử cung bất thường là triệu chứng dễ gặp

Khối u xuất hiện trong thời kỳ mang thai có thể gây ra một số triệu chứng sau:

  • Ngôi thai bất thường do bị khối u xơ chèn ép
  • Thai chậm phát triển
  • Tăng nguy cơ sảy thai
  • Dễ bị nhau bong non
  • Tăng nguy cơ bị băng huyết khi sinh

U xơ tử cung có nguy hiểm không?

U xơ tử cung là khối u lành tính nên thường không quá nguy hiểm và hầu như không đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Tuy nhiên, lâu dần kích thước của các khối u có thể sẽ tăng lên. Từ đó không chỉ kích hoạt cách triệu chứng nghiêm trọng mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.

Tìm hiểu thông tin về một số biến chứng dưới đây để hình dung rõ hơn mức độ nguy hiểm của bệnh u xơ tử cung:

1. Biến chứng thông thường

Đề cập đến một số biến chứng ảnh hưởng đến phụ nữ khi đang không trong giai đoạn thai kỳ. Bao gồm:

– Thiếu máu:

Thiếu máu là hệ quả khó tránh khỏi của tình trạng cường kinh hay rong kinh kéo dài. Chị em thường sẽ có thể trạng kém. Cùng với đó là các biểu hiện người xanh xao, da mặt kém sắc, hay mệt mỏi, thiếu tập trung.

– Xoắn khối u dưới phúc mạc:

Thường xảy ra ở u xơ có cuống. Người bệnh sẽ có biểu hiện đau hố chậu phải một cách dữ dội và đột ngột. Kèm theo đó là tình trạng nôn mửa, choáng, bí trung đại tiện và đặc biệt có thể bị ngất do đau. Trường hợp không điều trị kịp thời dễ dẫn đến viêm phúc mạc và làm tăng nguy cơ tử vong.

– Biến chứng nhiễm khuẩn:

Tình trạng nhiễm khuẩn có thể kích hoạt tại khối u hay lan tỏa trên diện rộng đến các cơ quan xung quanh và toàn cơ thể.

  • Nhiễm khuẩn tại khối u thường có dạng hình polyp và thò ra bên ngoài tử cung. Người bệnh có thể bị sốt, đau bụng, toàn thân suy sụp.
  • Viêm niêm mạc tử cung đi kèm với các triệu chứng khí hư có mủ và mùi hôi, người bị sốt, đau bụng dưới.
  • Viêm ống dẫn trứng gây đau bụng vùng hố chậu, chảy máu âm đạo, sốt.
  • Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng u xơ tử cung vẫn có thể gây ung thư hóa. Biểu hiện đặc trưng là sốt, gầy sút cân, toàn trạng suy kiệt, chảy máu âm đạo kéo dài.

– Chèn ép các cơ quan xung quanh:

Theo thời gian, kích thước khối u có thể lớn dần lên, gây áp lực, chèn ép các cơ quan xung quanh. Cụ thể như:

  • Chèn ép bang gây bí tiểu, tiểu rắt, mỏi tiểu hay tiểu tiện nhiều lần trong ngày.
  • Chèn ép niệu quản khiến cho nước tiểu bị đọng lại bể thận dẫn tới sỏi thận hay viêm đài bể thận.
  • Chèn ép lên trực tràng khiến người bệnh thường xuyên bị táo bón, phân rắn và gây đau khi đại tiện.
  • Chèn ép tĩnh mạch và dẫn đến tình trạng phù chi dưới.
biến chứng u xơ tử cung
Khối u xơ có thể chèn ép niệu quản gây bí tiểu

2. Biến chứng liên quan đến khả năng sinh sản

Không ít trường hợp bị mắc bệnh u xơ tử cung được phát hiện sau khi thăm khám hiếm muộn vì không có thai trong thời gian dài mặc dù không sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào. Và hiếm muộn – vô sinh được xác định là một trong những biến chứng u xơ tử cung.

Các nguyên nhân gây hiếm muộn – vô sinh ở chị em mắc u xơ tử cung là:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không phóng noãn
  • Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể luôn ở mức quá cao
  • Khối u lớn khiến hoạt động co bóp của cơ trơn tử cung bị rối loạn
  • Niêm mạc tử cung trở nên bất thường
  • Khối u xơ nằm ngay đoạn eo hay kẽ tử cung

3. Biến chứng khi mang thai và sau sinh

Khối u xơ tử cung xuất hiện trong thai kỳ là tình trạng đáng quan ngại. Bởi thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm, cơ thể phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nếu gặp phải các vấn đề bệnh lý.

Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp:

  • Sảy thai: Khối u xơ có khả năng tăng kích thước trong thời gian mang thai. Điều này là do sự gia tăng mạnh mẽ của estrogen và progesterone. Khối u phát triển lớn có thể chèn ép lên thai nhi. Đồng thời kích thích tử cung có bóp quá mức và dẫn đến sảy thai.
  • Hoại tử vô khuẩn u xơ: Đây cũng là một biến chứng dễ xảy ra trong thai kỳ. Nguyên nhân là do các mạch máu không thể phát triển kịp với tốc độ tăng trưởng của khối u. Từ đó dẫn đến khối u bị hoại tử do không đủ máu nuôi dưỡng.
  • Rau bong non: Khối u xơ có thể chèn ép và khiến rau thai bị vỡ khỏi thành tử cung. Tình trạng này gây thiếu oxy cho thai nhi và có thể đe dọa đến tính mạng của thai nhi.
  • Ngôi thai bất thường: U xơ có thể làm thay đổi hình dạng của khoang tử cung. Từ đó khiến cho thai nhi không thể xoay được về ngôi thuận để có thể sinh theo đường âm đạo.
  • Biến chứng thời kỳ chuyển dạ: Khối u xơ thường gây rối loạn hoạt động co bóp của cơ trơn tử cung. Điều này gây khó khăn rất lớn trong thời kỳ chuyển dạ. Đặc biệt khối u xơ có thể thành u tiền đạo và làm cản trở đường ra của thai nhi.
  • Biến chứng giai đoạn sổ rau: Khối u khiến niêm mạc tử cung trở nên bất thường. Vì vậy mà sau khi sổ rau sản phụ sẽ rất dễ bị sót rau. Ngoài ra còn dễ bị chảy máu tử cung không cầm được. Đôi khi tử cung không thể co chặt được thành khối an toàn sau sổ rau.
  • Biến chứng thời kỳ hậu sản: Sản phụ sau sinh thường có nguy cơ bị viêm niêm mạc tử cung cao nếu bị u xơ tử cung khi mang thai.
biến chứng u xơ tử cung
Bị u xơ tử cung khi mang thai ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe thai kỳ

Phương pháp chẩn đoán u xơ tử cung

Ở giai đoạn mới xuất hiện, bệnh u xơ tử cung hầu như không gây ra các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp thì bệnh vẫn có thể làm phát sinh một số triệu chứng nặng, có tính điển hình cao.

Với bệnh u xơ tử cung thì bác sĩ cần căn cứ vào chẩn đoán lâm sàng và kết quả chẩn đoán cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính thức.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và đưa ra chẩn đoán sơ bộ dựa vào một số yếu tố sau:

  • Người bệnh có các triệu chứng điển hình như chảy máu tử cung bất thường. Kèm theo đó là một số triệu chứng phát sinh do vùng hạ vị bị chèn ép.
  • Thể trạng có thể bình thường hoặc người có biểu hiện xanh xao, thiếu máu, mệt mỏi.
  • Xuất hiện một số triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, chướng bụng, đau bụng, khát nước, giảm lượng nước tiểu. Lúc này thường là do khối u đã bị thoái hóa hoại tử.

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Để đưa ra chẩn đoán xác định thì việc thăm khám lâm sàng là chưa đủ. Bác sĩ sẽ phải chỉ định người bệnh thực hiện một số giải pháp cận lâm sàng cần thiết. Có thể là:

  • Siêu âm: Hình ảnh từ siêu âm có thể giúp phát hiện khối u lành nằm ở ngay thành từ cung. Ngoài ra còn loại trừ được khả năng người bệnh bị u nang buồng trứng.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây được đánh giá là kỹ thuật giúp chẩn đoán chính xác bệnh u xơ tử cung. Hình ảnh cộng hưởng từ có thể giúp bác sĩ xác định được cả kích thước và vị trí của khối u. Tuy nhiên, kỹ thuật này có chi phí cao nên sẽ chỉ được thực hiện trong các trường hợp khó chẩn đoán. Ngoài ra thì MRI còn được thực hiện nhằm mục đích loại trừ khả năng bị Sarcoma mô mềm.
  • Chụp X-quang hệ tiết niệu: Hình ảnh từ kỹ thuật này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được mức độ chèn ép của khối u xơ lên thận và niệu quản.
chẩn đoán u xơ tử cung
Siêu âm là kỹ thuật được dùng phổ biến trong chẩn đoán u xơ tử cung

3. Chẩn đoán phân biệt

Ngoài 2 kỹ thuật chẩn đoán nêu trên thì bác sĩ cũng sẽ có thể căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng của từng trường hợp cụ thể để tiến hành chẩn đoán phân biệt. U xơ tử cung thường được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý sau đây:

  • Bệnh lý ác tính của niêm mạc tử cung hay bệnh lý tăng sinh nội mạc tử cung nếu có triệu chứng xuất huyết tử cung bất thường.
  • Polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc mang thai nếu có xuất hiện khối u ở hạ vị.
  • U nang buồng trứng xoắn, lạc nội mạc tử cung, viêm phần phụ hay thai ngoài tử cung với triệu chứng đau vùng chậu.

Các cách điều trị bệnh u xơ tử cung

U xơ tử cung là một khối u lành tính. Mục tiêu chính của việc điều trị là giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng, đồng thời làm giảm kích thước của khối u xơ.

Trong trường hợp khối u không làm phát sinh các biểu hiện bất thường thì bác sĩ sẽ đề nghị theo dõi để có thể đánh giá xem cần thiết can thiệp điều trị hay không. Hiện nay, việc điều trị bệnh u xơ tử cung chỉ được thực hiện với các trường hợp như sau:

  • Khối u xơ gây ra các triệu chứng lâm sàng
  • Điều trị dự phòng trong trường hợp nữ giới có u xơ dưới niêm mạc tử cung có ý định mang thai nhằm tránh tình trạng bị sảy thai
  • Điều trị dự phòng nếu u xơ gây chèn ép niệu quản để hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn đường tiểu

Điều trị u xơ cổ tử cung sẽ không có sự đồng nhất mà tùy theo từng trường hợp bác sĩ sẽ có giải pháp riêng. Điều này sẽ giúp hạn chế những can thiệp không thật sự cần thiết. Phương pháp điều trị được áp dụng tùy thuộc vào một số yếu tố như vị trí và kích thước của khối u, triệu chứng lâm sàng, mãn kinh, nguyện vọng của từng người bệnh…

1. Phương pháp điều trị theo dõi

Phương pháp này được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp u xơ tử cung không phát sinh các triệu chứng lâm sàng. Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm nhằm xác định u xơ tử cung. Đồng thời giúp loại trừ nguy cơ bị u buồng trứng.

Việc theo dõi sẽ được thực hiện với tần suất mỗi năm 1 lần để đánh giá quá trình tăng trưởng của khối u. Thực tế cho thấy rằng, khối u xơ thường có xu hướng giảm sự phát triển dần sau khi sinh và mãn tính. Vì vậy đa phần không cần phải can thiệp điều trị y tế.

2. Phương pháp điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là phương pháp sẽ được chỉ định đối với trường hợp khối u xơ gây ra triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ sẽ cân nhắc kê toa các loại thuốc có tác dụng ức chế hoạt động sản sinh hormone estrogen của buồng trứng. Từ đó làm giảm kích thước khối u, khắc phục triệu chứng xuất huyết tử cung bất thường.

điều trị u xơ tử cung
Dùng thuốc trị u xơ tử cung cần tuân thủ chỉ định bác sĩ

Dưới đây là một số loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị u xơ tử cung:

– Progestin:

Progestin chính là 1 dạng của progesterone được dùng với mục đích ức chế hormone estrogen và làm teo nội mạc tử cung. Loại thuốc này có khả năng làm giảm kích thước nhân xơ. Tuy nhiên khi ngưng thuốc thì khối u có thể tăng kích thước trở lại. Tùy thuộc vào triệu chứng và nguyện vọng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dạng bào chế thích hợp.

– Thuốc ngừa thai phối hợp:

Nhóm thuốc này được dùng với mục đích kiểm soát các triệu chứng rong kinh và cường kinh. Tuy nhiên, thuốc ngừa thai phối hợp không được khuyến khích với nữ giới dưới 16 tuổi. Bởi việc dùng thuốc ngừa thai quá sớm có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị u xơ tử cung trong tương lai.

– Danazol:

Ngoài được dùng trong điều trị lạc nội mạc tử cung, đa kinh và xơ nang vú thì thuốc Danazol còn có khả năng kiểm soát tình trạng rong kinh, cường kinh. Đồng thời hỗ trợ làm thu nhỏ thể tích của khối u xơ. Danazol hoạt động bằng cách phóng thích nội tiết tố Gonadotropin để ức chế buồng trứng sản xuất estrogen.

– Chất đồng vận GnRH:

Chất đồng vận GnRH được dùng bằng cách tiêm bắp hay tiêm dưới da ở vùng bụng. Nó có tác dụng làm giảm tiết LH, FSH. Từ đó gây suy giảm chức năng sinh dục giống như phụ nữ đã mãn kinh. Thực tế cho thấy, dùng thuốc này có thể làm giảm khoảng 35 – 60% thể tích khối u xơ chỉ sau 3 tháng điều trị.

Tuy nhiên, chất đồng vận GnRH có chi phí rất đắt đỏ. Cùng với đó là hiệu quả còn giới hạn nên chỉ được dùng trong các trường hợp thật sự cần thiết. Hiện nay, loại thuốc này thường được dùng 3 tháng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ nhân xơ. Đồng thời hạn chế mất máu trong quá trình phẫu thuật.

– GnRH đối vận:

Đây là loại thuốc mang lại cải thiện lâm sàng tương tự như GnRH đồng vận. Bên cạnh đó nó còn có ưu điểm lớn là tác dụng nhanh hơn. Tuy nhiên, GnRH đối vận chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn. Đồng thời thường phải tiêm mỗi ngày. Vì thế GnRH đối vận ít được sử dụng trong điều trị bệnh u xơ tử cung.

Ngoài các loại thuốc được để cập ở trên thì bác sĩ có thể cân nhắc một số thuốc khác như Antiprogestins (thuốc ngừa thai khẩn cấp), Gestrinone…  Mặc dù có tác dụng trong điều trị u xơ tử cung nhưng những thuốc này lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy chúng chỉ được sử dụng trong những trường hợp thực sự cần thiết.

Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc mà bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tăng giảm liều hay thay đổi kế hoạch dùng thuốc khi chưa nhận được chỉ dẫn. Trường hợp có bất thường phát sinh, hãy chủ động báo cáo lại ngay để được bác sĩ cân nhắc điều chỉnh phác đồ kịp thời.

3. U xơ tử cung khi nào cần can thiệp ngoại khoa?

Can thiệp ngoại khoa đối với điều trị u xơ tử cung sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị nội khoa thất bại
  • Khối u phát triển quá nhanh và kích thước lớn
  • Người bệnh đứng trước nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm

Mục đích của điều trị ngoại khoa là lấy khối nhân xơ để loại bỏ triệu chứng của bệnh, đồng thời dự phòng biến chứng phát sinh. Tuy nhiên, giải pháp này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro ngoại ý. Chính vì vậy trước khi tiến hành, bác sĩ cần chắc chắn rằng lợi ích nhận được cao hơn nguy cơ.

chữa u xơ tử cung
Can thiệp ngoại khoa điều trị u xơ tử cung sẽ được cân nhắc khi cần thiết

Dưới đây là một số kỹ thuật ngoại khoa có thể đáp ứng với điều trị u xơ tử cung:

– Bóc nhân xơ tử cung:

Kỹ thuật này được thực hiện với trường hợp người bệnh vẫn còn có nguyện vọng sinh con hay mong muốn được giữ lại tử cung. Bóc nhân xơ tử cung có thể giúp loại bỏ khối u và bảo tồn tử cung. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của giải pháp này là khối u vẫn có nguy cơ cao tái phát trở lại.

– Cắt bỏ tử cung:

Cắt tử cung được chỉ định với nữ giới không còn nguyện vọng sinh con và đồng thời mắc một số vấn đề khác. Ví dụ như tăng sinh nội mạc tử cung, u buồng trứng hay lạc nội mạc tử cung. Bên cạnh đó thì kỹ thuật này còn được thực hiện với các trường hợp có triệu chứng nặng và mong muốn được điều trị bệnh một cách triệt để.

Cắt bỏ tử cung không chỉ cải thiện tốt triệu chứng mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng tái phát vĩnh viễn. Tuy nhiên, phương pháp này dễ gây rủi ro trong trường hợp bị u xơ có cuống, u xơ dưới niêm mạc hay dưới thanh mạc.

-Thuyên tắc động mạch tử cung:

Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Có tác dụng làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng để khối u xơ hoại tử và teo dần theo thời gian. Thuyên tắc động mạch tử cung được thực hiện với nữ giới không có ý định sinh con trong tương lai nhưng vẫn muốn bảo tồn tử cung, nhân xơ tái phát sau khi đã mổ bóc nhân xơ.

Phương pháp này có nhược điểm là chống chỉ định với rất nhiều trường hợp:

  • Gây mê toàn thân
  • Người có rối loạn đông máu
  • Nghi ngờ có bệnh lý ác tính
  • U xơ tử cung có cuống hay dưới niêm mạc
  • Khối u xơ có kích thước quá lớn trên 24 tuần
  • Nữ giới còn ý định sinh con
  • Đang sử dụng GRnH
  • Tắc động mạch ngoại biên

Thực tế cho thấy, điều trị ngoại khoa có khả năng kiểm soát triệu chứng hiệu quả hơn nhiều so với điều trị nội khoa. Tuy nhiên hầu hết các kỹ thuật xâm lấn đều có rủi ro và tiềm ẩn biến chứng hậu phẫu. Vì vậy chỉ nên can thiệp ngoại khoa điều trị u xơ tử cung trong các trường hợp thật sự cần thiết.

Biện pháp phòng ngừa bệnh u xơ tử cung

Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây u xơ tử cung. Chính vì vậy mà không có biện pháp phòng ngừa hoàn toàn cho bệnh lý này.

ngăn ngừa u xơ tử cung
Kiểm soát tốt cân nặng có thể làm giảm nguy cơ bị u xơ tử cung

Tuy nhiên, chị em phụ nữ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh với một số biện pháp sau đây:

  • Kiểm soát cân nặng ở mức độ cho phép. Các chuyên gia cho biết, trọng lượng cơ thể lớn có thể làm tăng nguy cơ mắc u xơ tử cung từ 10 – 20 %. Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện chính là cách tốt nhất để bạn kiểm soát cân nặng.
  • Ngủ đúng giờ, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày. Đồng thời làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng thần kinh gây rối loạn nội tiết tố.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm lành mạnh như sau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin D cùng các chất chống oxy hóa. Đồng thời hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, muối đường, dầu mỡ và thức uống chứa cồn, chất kích thích.
  • Mỗi ngày nên dành tối thiểu 30 phút cho các hoạt động thể chất. Điều này giúp duy trì thể trạng khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa loãng xương. Đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý phụ khoa hiệu quả.
  • Trước khi sử dụng các chế phẩm có chứa estrogen cần chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ. Tăng nội tiết tố quá mức sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện khối u xơ ở thành tử cung.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ 12 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị nếu có vấn đề bất thường.

U xơ tử cung là bệnh lý thường gặp và không gây nguy hiểm nếu sớm điều trị. Tuy nhiên nếu phát hiện muộn và không nghiêm túc chữa trị thì nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể phát sinh. Tốt nhất chị em phụ nữ nên thường xuyên thăm khám phụ khoa ngay cả khi chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ.

Có thể bạn quan tâm:

DÀNH RIÊNG CHO BẠN

Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
biến chứng sau mổ u xơ tử cung

Cảnh giác biến chứng sau mổ u xơ tử cung và cách phục hồi nhanh nhất!

Mổ u xơ tử cung là phương pháp điều trị bệnh được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhất hiện nay.…

Cây trinh nữ hoàng cung chữa u xơ tử cung?

Dùng cây trinh nữ hoàng cung chữa u xơ tử cung là bài thuốc không còn xa lạ với nhiều…

U40 thoát khỏi những ngày tháng mệt mỏi do u xơ tử cung nhờ phương pháp điều trị đặc biệt tại Thuốc dân tộc

U40 Chữa Khỏi U Xơ Tử Cung Nhờ Giải Pháp Điều Trị Đặc Biệt Tại Thuốc Dân Tộc

Sự tồn tại của những khối u luôn là điều khiến tất cả chúng ta lo ngại đến mất ăn,…

Các loại u xơ tử cung: Dấu hiệu, mức độ nguy hiểm

Các loại u xơ tử cung: Dấu hiệu, mức độ nguy hiểm

Các loại u xơ tử cung được phân thành nhiều nhóm dựa trên kích thước và vị trí mà chúng…

U xơ tử cung có dẫn đến ung thư không?

U xơ tử cung có dẫn đến ung thư không?

U xơ tử cung là một dạng u thịt phát triển bên trong tử cung. U xơ tử cung thông…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *