Dấu hiệu viêm ruột thừa ở trẻ em và cách xử lý, điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm ruột thừa là một tình trạng cấp cứu y tế hiện đang khá phổ biến ở trẻ em. Nếu không được can thiệp kịp thời, sức khỏe của trẻ có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí tính mạng sẽ bị đe dọa.

viêm ruột thừa ở trẻ em
Cần sớm phát hiện và đưa trẻ thăm khám để tránh biến chứng của bệnh viêm ruột thừa

Tìm hiểu về bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em

Ruột thừa được mô phỏng là một ống mỏng có hình giống như ngón tay, nối với ruột già. Nó nằm tại phần dưới phía bên phải của ổ bụng. Hiện nay vai trò của ruột thừa trong cơ thể vẫn chưa được xác định rõ ràng. Và nó không được cho là cơ quan quan trọng, việc loại bỏ vẫn sẽ không gây hại.

Viêm ruột thừa là tình trạng cơ quan này bị sưng đau và nhiễm trùng. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, trong đó, khá phổ biến ở trẻ em. Viêm ruột thừa ở trẻ em là một cấp cứu y tế nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách có thể khiến trẻ đứng trước nguy cơ tử vong.

1. Nguyên nhân

Viêm ruột thừa ở trẻ em là kết quả của sự tắc nghẽn ngay tại cơ quan này. Nguyên nhân có thể là do chất nhầy, phân cứng và trong một số trường hợp sưng có thể là do virus gây ra.

Ngoài ra, bệnh còn có thể do vấn đề tăng sản bạch huyết ở niêm mạc và dưới niêm mạc ruột thừa dẫn tới tắc nghẽn luminal. Bên cạnh đó, việc trẻ bị tổn thương ở đường ruột cũng được cho là yếu tố liên quan. Bởi lúc này các mao mạch vận chuyển dưỡng chất tới ruột thừa cũng sẽ bị tắc nghẽn.

Bệnh sẽ dễ phát sinh hơn ở những trẻ bị xơ nang. Hoặc trường hợp trẻ em có tiền sử gia đình mắc viêm ruột thừa thì nguy cơ bị bệnh cũng sẽ cao hơn.

2. Dấu hiệu nhận biết

Bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em thường biểu hiện với rất nhiều triệu chứng. Đôi khi còn rất dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác nên bạn cần chú ý hơn để phát hiện kịp thời.

Sau đây là những dấu hiệu điển hình nhất:

  • Trẻ bị đau vùng bụng dưới

Ruột thừa nằm ở phần bụng dưới phía bên phải nên khi cơ quan này bị viêm, trẻ nhất định sẽ bị đau ở khu vực này. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau cũng có thể do các vấn đề khác nên cần chú ý. Điển hình như do dị ứng thức ăn, nuốt quá nhiều không khí, các vấn đề về dạ dày hay đường ruột…

  • Trẻ bị sốt

Khi bị nhiễm trùng, phản ứng thông thường ở cơ thể trẻ sẽ là sốt. Đối với bệnh viêm ruột thừa, trẻ có thể sốt từ 37 – 39°C. Ngoài ra, số lượng bạch cầu cũng sẽ có xu hướng tăng cao hơn bình thường.

triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em
Sốt là một trong những triệu chứng phổ biến mà bệnh viêm ruột thừa gây ra cho trẻ
  • Trẻ chán ăn

Trường hợp trẻ có thể bỏ ăn 1 – 2 bữa là điều bình thường. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài đối với cả những món trẻ rất yêu thích thì bạn hãy chú ý. Theo dõi thêm những triệu chứng khác để sớm nắm bắt được vấn đề.

  • Trẻ bị buồn nôn

Đây cũng được cho là một trong những dấu hiệu khá thường gặp khi trẻ mắc bệnh viêm ruột thừa. Đôi khi trẻ chỉ có cảm giác khó chịu, buồn nôn. Nhưng trong nhiều trường hợp tình trạng nôn ói sẽ được kích hoạt.

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Mặc dù không đảm đương nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn nhưng khi ruột thừa bị viêm thì hệ thống tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tùy theo từng trường hợp, cùng với chế độ dinh dưỡng mà trẻ có thể bị tiêu chảy hay táo bón.

  • Vùng bụng của trẻ có dấu hiệu sưng

Sưng tấy ở vùng bụng là một dấu hiệu phổ biến khác của bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em. Để có thể nhận biết tốt hơn, bạn có thể dùng tay chạm vào bụng của trẻ.

Ngoài những triệu chứng điển hình trên đây, có thể trẻ còn gặp phải một số triệu chứng khác. Có thể kể đến như khó thở hay đau khi đi tiểu…

Viêm ruột thừa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Khi ruột thừa của trẻ bị kích thích có thể nhanh chóng phát sinh tình trạng nhiễm trùng và vỡ. Điều này có thể xảy ra chỉ trong một đến vài giờ. Ruột thừa bị vỡ là một tình huống rất khẩn cấp. Nếu không được điều trị, nó có thể khiến con bạn tử vong.

Khi ruột thừa vỡ ra, vi trùng sẽ lây nhiễm vào các cơ quan bên trong khoang bụng. Điều này gây ra nhiễm trùng do vi khuẩn, được gọi là viêm phúc mạc. Nhiễm vi khuẩn có thể lây lan rất nhanh chóng sau đó. Và sẽ rất khó điều trị nếu chẩn đoán bị trì hoãn.

Chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em

Để chấn đoán bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành việc kiểm tra lâm sàng. Dựa vào triệu chứng mà trẻ mắc phải, cùng với đó là dùng tay ấn lên vùng bụng dưới phía bên phải để xác nhận xem trẻ có bị đau ở khu vực ruột thừa hay không.

Tiếp đến một số câu hỏi điển hình liên quan đến triệu chứng có thể được bác sĩ đặt ra để hỗ trợ. Tuy nhiên, việc thăm khám lâm sàng thường sẽ không đưa ra được chẩn đoán xác định. Bởi triệu chứng viêm ruột thừa thường tương tự một số vấn đề sức khỏe khác.

viêm ruột thừa trẻ em
Cần sớm đưa trẻ đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng can thiệp

Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ thực hiện một vài kiểm tra cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán xác định bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em. Các xét nghiệm có thể là:

  • Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm dễ dàng nhất để bác sĩ kiểm tra xem trẻ có bị nhiễm trùng hay không. Ngoài ra, còn có thể phát hiện nếu có bất kỳ vấn đề với các cơ quan bụng khác, ví dụ như gan hoặc tuyến tụy.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Để giúp loại trừ nguyên nhân gây ra triệu chứng là vấn đề nhiễm trùng bàng quang hay thận. Bởi chúng có triệu chứng tương tự như viêm ruột thừa.
  • Siêu âm bụng: Bác sĩ sẽ sử dụng sóng âm thanh tần số cao để quan sát ổ bụng của trẻ. Đặc biệt chú ý hơn phần mô, các mạch máu ngay tại vị trí ruột thừa.
  • Chụp CT hoặc MRI: Đây là những xét nghiệm hình ảnh cần thiết giúp bác sĩ quan sát rõ hơn ruột thừa. Từ đó để xác nhận lại xem ruột thừa có bị viêm nhiễm hay tổn thương không.

Điều trị viêm ruột thừa ở trẻ em

Điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi cũng như hiện trạng sức khỏe tổng thể của con bạn. Viêm ruột thừa là một trong những cấp cứu y tế. Có khả năng ruột thừa sẽ vỡ và gây nhiễm trùng nghiêm trọng, dẫn đến tử vong.

Vì lý do này, bác sĩ có thể sẽ khuyên rằng con bạn phải phẫu thuật để cắt bỏ ruột thừa. Con bạn có thể được cho dùng kháng sinh và chất lỏng thông qua dịch tĩnh mạch trước khi bắt đầu phẫu thuật.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em. Nhưng đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể cho trẻ dùng kháng sinh thay vì phẫu thuật.

Phẫu thuật có thể sẽ được thực hiện theo hai cách:

  • Phẫu thuật mở hoặc truyền thống: Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê cho trẻ trước khi thực hiện. Một vết cắt hay vết mổ được thực hiện ở dưới phía bên phải của bụng. Bác sĩ phẫu thuật tìm thấy ruột thừa và sẽ cắt bỏ nó. Nếu ruột thừa bị vỡ, một ống nhỏ hay shunt có thể được đặt. Điều này sẽ giúp thoát mủ cùng các chất lỏng khác ra khỏi bụng. Các shunt sẽ được đưa ra trong một vài ngày, khi bác sĩ cảm thấy nhiễm trùng đã biến mất.
  • Phẫu thuật nội soi: Con bạn sẽ được gây mê trước khi tiến hành. Phương pháp này sử dụng một vài vết mổ nhỏ cùng với một camera gọi là nội soi để nhìn vào bên trong bụng. Các dụng cụ phẫu thuật được đặt thông qua một hay nhiều vết mổ nhỏ. Phương pháp này thường sẽ không được thực hiện nếu ruột thừa đã vỡ.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau phẫu thuật cắt ruột thừa

Trường hợp con bạn bị vỡ ruột thừa thì sẽ phải ở lại bệnh viện lâu hơn so với những bé cắt ruột thừa trước khi nó vỡ ra. Trẻ có thể sẽ cần uống thuốc kháng sinh trong một khoảng thời gian nhất định sau khi về nhà.

điều trị viêm ruột thừa ở trẻ em
Chú ý chăm sóc tốt để trẻ nhanh hồi phục sau khi phẫu thuật cắt ruột thừa bị viêm

Sau phẫu thuật, trẻ sẽ không được phép ăn hay uống bất cứ thứ gì trong một khoảng thời gian mà bác sĩ yêu cầu. Điều này cho phép ruột có thời gian để được chữa lành. Trong thời gian này, chất lỏng và dưỡng chất sẽ được đưa vào máu bằng dịch truyền tĩnh mạch. Con bạn cũng sẽ có thuốc kháng sinh và thuốc để giảm đau thông qua dịch truyền tĩnh mạch.

Tại một số thời điểm, trẻ sẽ có thể uống các chất lỏng trong suốt như nước hay nước táo. Sau đó, bạn sẽ dần dần cho trẻ chuyển sang thực phẩm rắn.

Sau khi trẻ rời bệnh viện, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu trẻ hạn chế các hoạt động. Con bạn không nên chơi thể thao hay vận động nặng trong một vài tuần ngay sau khi phẫu thuật. 

Cần chú ý rằng, một số loại thuốc giảm đau hậu phẫu được bác sĩ kê sử dụng có thể sẽ khiến trẻ bị táo bón. Cần điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt cho trẻ để có thể ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Những thông tin về bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em mà bài viết đã cung cấp mong rằng sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho con mình được tốt hơn. Chú ý đưa trẻ thăm khám kịp thời khi cơ thể trẻ, nhất là vùng bụng phát sinh triệu chứng bất thường nghi ngờ viêm ruột thừa.

Có thể bạn quan tâm: Bị viêm, đau ruột thừa nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?

Ngày đăng 14:57 - 13/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:05 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Đau ruột thừa đau bên nào, vị trí trái hay phải?
Đau ruột thừa có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, người trưởng thành và người cao tuổi. Bệnh lý này là một trong những cấp cứu bụng ngoại khoa phổ…
Sau khi mổ ruột thừa được 3 tuần, bạn có thể quan hệ tình dục được trở lại. Sau mổ ruột thừa sau bao lâu thì quan hệ được bình thường?

Mổ ruột thừa là cuộc phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bị viêm đau. Sau khi mổ ruột thừa khoảng…

Bảng giá mổ ruột thừa tại một số bệnh viện lớn hiện nay Bảng giá mổ ruột thừa tại một số bệnh viện lớn hiện nay

Viêm ruột thừa là căn bệnh đường tiêu hóa có thể gặp ở mọi độ tuổi. Phương pháp phẫu thuật…

Sau mổ ruột thừa nên kiêng ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người Sau khi mổ ruột thừa nên ăn gì, kiêng gì? (trái cây, thực phẩm)

Khi ruột thừa bị viêm, cần phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa càng sớm càng tốt để hạn chế tình…

Viêm ruột thừa cấp là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm ruột thừa cấp xảy ra khi ruột thừa bị viêm sưng và gây đau bụng dữ dội. Bệnh lý…

Trước và sau mổ ruột thừa có được ăn thịt gà không?

Thịt gà không những giàu dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể mà còn giúp hỗ trợ làm tăng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua