Tủy Răng Bị Thối: Biến Chứng, Hướng Xử Lý và Chữa Trị

Tủy răng bị thối không hiếm gặp, là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh viêm tủy răng hoặc có liên quan đến các chấn thương, bệnh lý nhiễm trùng… Thối tủy răng không chỉ gây cản trở chức năng ăn nhai mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất chính là người bệnh phải đối diện với nguy cơ mất răng vĩnh viễn không thể hồi phục. 

Tủy răng bị thối là gì? Dấu hiệu nhận biết

Tủy răng là tổ chức đặc biệt, có vai trò quan trọng, được xem là nguồn sống của răng, chịu trách nhiệm cung cấp và duy trì dưỡng chất cho răng. Tủy răng bao gồm các dây thần kinh và mạch máu ở chân răng và thân răng. Bộ phận này của răng có khả năng nuôi dưỡng, tái tạo, sửa chữa ngà răng, giúp răng chắc khỏe, đồng thời giúp cảm nhận cảm giác nóng lạnh cho răng.

Tủy răng bị thối là tình trạng viêm nhiễm tủy nghiêm trọng khiến tủy bị hoại tử
Tủy răng bị thối là tình trạng viêm nhiễm tủy nghiêm trọng khiến tủy bị hoại tử có mùi hôi khó chịu

Tủy răng bị thối là tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng ở tủy răng khiến tủy và răng ngả màu, có mùi hôi thối khó chịu trong khoang miệng. Ban đầu, viêm tủy răng chỉ gây ra một số cảm giác đau nhức, ê buốt ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu không điều trị, can thiệp kịp thời, các mô tủy bị vi khuẩn xâm nhập và phá hủy, gây ra hiện tượng rỉ dịch, đổi màu men răng, răng có mùi hôi khó chịu, dễ lung lay, nứt vỡ, gãy rụng… 

Người bị thối tủy răng cần nắm được các dấu hiệu của tình trạng này để có biện pháp can thiệp phù hợp, tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể nhận biết thối tủy răng thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Ở vị trí răng bị thối tủy không còn cảm giác đau nhức ê buốt, không cảm nhận được cảm giác khó chịu khi gõ và chạm vào răng hay bị các thực phẩm chua cay, nóng lạnh kích thích.
  • Quan sát kỹ sẽ thấy men răng có màu tối hơn bình thường, răng có thể chuyển sang màu nâu, xám, hoặc đen phụ thuộc vào mức độ tổn thương tủy răng.
  • Chức năng và cấu tạo của răng bị phá vỡ, răng dễ nứt vỡ, không còn phần cứng, đôi khi chỉ còn chân răng 
  • Ở vị trí tủy răng bị thối có dịch hoặc mủ rỉ ra, hơi thở có mùi hôi khó chịu ngay cả sau khi đã vệ sinh răng miệng cẩn thận
  • Răng bị thối tủy thường hay nứt vỡ, sứt mẻ, có lỗ sâu lớn, đôi khi bị lung lay gây khó khăn trong quá trình ăn nhai thức ăn. 

Nguyên nhân khiến tủy răng bị thối 

Tủy răng được mệnh danh là trái tim của răng, tủy răng bị thối là còn gọi là hiện tượng hoại tử tủy răng. Thường liên quan đến nhiều nguyên nhân, yếu tố, có thể kể đến như:

1. Do chấn thương

Tủy răng bị thối rất có thể có liên quan đến các chấn thương, tai nạn khiến răng bị nứt vỡ, gãy mà không được can thiệp đúng cách. Điều này làm tủy răng bị lộ ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây viêm nhiễm cho tủy răng, lâu ngày gây hoại tử tủy răng. Tuy nhiên, thối tủy răng do chấn thương tương đối hiếm gặp, không quá phổ biến trong các nguyên nhân gây thối tủy răng.

2. Do sâu răng

Sâu răng là một dạng nhiễm khuẩn răng gây mất các mô cứng ở men răng và ngà răng. Sâu răng là bệnh lý về răng miệng đặc biệt phổ biến ở Việt Nam, có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Khi mắc phải bệnh lý này, có rất nhiều người lơ là, chủ quan trước tình trạng bệnh, khiến lỗ sâu răng ngày một lớn. Vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào tủy răng, gây viêm tủy răng, lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng và thối tủy. 

Dấu hiệu nhận biết:

  • Răng xuất hiện lỗ sâu, phần đáy rộng hơn so với phần miệng
  • Nướu răng sưng đau, hay bị chảy máu chân răng
  • Răng bị đau buốt khi có thức ăn lọt vào hoặc bị thức ăn quá nóng, quá lạnh kích thích
  • Hay bị đau nhức, ê buốt răng kèm them hôi miệng, sốt nhẹ
  • Lâu ngày khi thối tủy, răng không còn cảm giác đau khi tác động lực hoặc bị thức ăn kích thích nữa. 

3. Viêm nha chu 

Người bị viêm nha chu cũng có thể gặp phải tình trạng thối tủy răng. Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm ở tổ chức nha chu nâng đỡ răng. Bệnh thường tiến triển ở người mắc viêm lợi mà không điều trị khiến vi khuẩn đi vào tủy răng, gây viêm nhiễm, thối và hoại tử tủy.

Viêm nha chu cũng có thể là nguyên nhân khiến tủy răng bị thối
Viêm nha chu cũng có thể là nguyên nhân khiến tủy răng bị thối

Dấu hiệu nhận biết:

  • Thối tủy do viêm nha chu thường có lỗ sâu trên răng không lớn
  • Mô nướu có dấu hiệu bị tụt, khả năng bám dính trên thân răng giảm
  • Nướu sưng đỏ, hay bị chảy máu bất chợt
  • Răng hay bị đau nhức, cảm giác nhai yếu đi, có thể bị lung lay nghiêm trọng… 

4. Tủy răng bị thối do nguyên nhân khác 

Tình trạng tủy răng bị thối đôi khi cũng có thể liên quan đến một số nguyên nhân khác như:

  • Răng bị mài mòn: Thường xuyên sử dụng hóa chất, các thực phẩm có tính axit cao khiến men răng bị mài mòn, dễ bị sâu răng. Hoặc do thói quen nghiến răng, dùng răng để mở vật cứng khiến răng bị bị nứt vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây thối tủy răng.
  • Do bệnh viêm lợi, viêm quanh răng: Viêm quanh răng và viêm nướu răng là những bệnh lý răng miệng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu liên quan đến việc không lấy cao răng, không vệ sinh răng miệng cẩn thận. Nếu không điều trị, các bệnh này sẽ gây lan rộng ổ viêm, dẫn đến viêm tủy răng, lâu ngày khiến tủy răng bị thối do không được điều trị kịp thời. 
  • Do các thủ thuật nha khoa: Hiện nay, có rất nhiều cơ sở nha khoa không đáng tin cậy, không đảm bảo chất lượng vẫn thực hiện các thủ thuật nha khoa cho khách hàng. Hậu quả là quy trình không đảm bảo, không đúng kỹ thuật khiến tủy răng bị viêm nhiễm, thối tủy răng. 
  • Do các bệnh lý nhiễm trùng: Các bệnh lý nhiễm trùng gây viêm tủy răng rất hiếm gặp, thường là do vi khuẩn khu trú trong máu, di chuyển đến tủy răng thông qua kẽ hở ở chóp răng, từ đó gây viêm và thối tủy răng… 

Tủy răng bị thối có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp

Thối tủy răng có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người. Theo các nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa, thối tủy răng rất nguy hiểm, cần được can thiệp và điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bị viêm tủy răng có thể gặp phải những vấn đề sau:

  • Suy giảm chức năng ăn nhai: Răng bị thối tủy, đặc biệt là ở các răng cấm thì chức năng ăn nhai của răng sẽ bị suy giảm đặc biệt nghiêm trọng. Ở giai đoạn đầu, răng sẽ thường xuyên bị đau nhức, ê buốt khó chịu. Sau một thời gian, tủy bị thối, ngà răng không còn được cung cấp các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến răng lung lay, suy yếu làm người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, nhai nuốt thức ăn. 
  • Nguy cơ nhiễm trùng máu cao: Viêm nhiễm ở răng miệng còn có thể gây biến chứng vô cùng nguy hiểm và nghiêm trọng chính là nhiễm trùng máu. Đây là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào các mạch máu ở chân răng, nhiễm trùng máu có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Biến chứng này không thường gặp nhưng nguy cơ tử vong khi gặp phải là rất cao. 
  • Áp xe xương ổ răng: Thối tủy răng khiến ổ viêm nhiễm ngày càng lan rộng, có thể lan xuống chân răng và gây nhiễm trùng xương ổ răng. Áp xe xương ổ răng tương đối nghiêm trọng, sẽ làm hỏng xương hàm, dễ gây hoại tử niêm mạc sàn miệng. 
  • Nguy cơ mất răng vĩnh viễn cao: Viêm tủy răng, hoại tử tủy răng không hồi phục không chỉ gây các biến chứng nguy hiểm kể trên mà còn phá hủy cấu trúc của răng, gây mất tủy răng, răng nứt vỡ buộc phải nhổ bỏ. Điều này gây ra tình trạng mất răng vĩnh viễn, buộc phải trồng răng hoặc dùng răng giả nếu không muốn tiêu xương hàm ở nhiều người. 

Hướng xử lý khi tủy răng bị thối 

Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu nhận biết để xác định mình có bị thối tủy răng hay không. Tuy nhiên, dù có bị thối tủy răng hay không, chỉ cần răng miệng xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì bạn cũng nên nhanh chóng thăm khám nha khoa, bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt uy tín, chuyên nghiệp, có giấy phép hành nghề rõ ràng để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Một số hướng xử lý khi tủy răng bị thối như sau:

Với tình trạng tủy răng thối nhẹ

Nếu tủy răng bị viêm ở mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy và hàn trám lại nhằm bảo vệ răng và đảm bảo chức năng ăn nhai cho răng. Thông thường, khi tủy bị thối thì mô tủy đã bị hư hại nghiêm trọng, cần được làm sạch để vi khuẩn không tiếp tục phát triển gây tổn thương đến các bộ phận khác. Việc lấy tủy yêu cầu cao về tay nghề, trình độ của bác sĩ cũng như trang thiết bị, máy móc hỗ trợ.

Lấy tủy răng, làm sạch buồng tủy là phương pháp điều trị cho trường hợp tủy răng bị thối nhẹ
Lấy tủy răng, làm sạch buồng tủy là phương pháp điều trị cho trường hợp tủy răng bị thối nhẹ

Quy trình lấy tủy được thực hiện như sau:

  • Kiểm tra tổng quát để xác định mức độ viêm và vị trí tủy bị thối
  • Làm sạch răng miệng, tiến hành gây tê cục bộ bằng thuốc gây tê
  • Dùng dụng cụ chuyên dụng để mở buồng tủy, lấy sạch tủy bị thối 
  • Bơm các dung dịch vào làm sạch ống tủy, vệ sinh ống tủy sạch sẽ
  • Thực hiện trám bít ống tủy, đòi hỏi bác sĩ, nha sĩ phải có kỹ thuật cao
  • Hàn trám thân răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. 

Với tình trạng tủy răng bị thối nghiêm trọng 

Nếu tủy răng đã bị hoại tử, thối tủy nghiêm trọng thì không thể tiến hành làm sạch ống tủy và trám bít buồng tủy nữa mà phải nhổ bỏ chiếc răng này đi. Nhổ răng sẽ được chỉ định cho trường hợp tủy thối nghiêm trọng, răng lung lay, miệng bị hôi dai dẳng, chức năng ăn nhai của răng đã không còn đảm bảo, có nguy cơ lây viêm cho các răng khác. 

Sau khi nhổ răng, người bệnh sẽ được phục hình chiếc răng đã mất bằng các phương pháp như làm răng giả tháo lắp, cấy ghép Implant hoặc bọc mão sứ… Tùy vào tình trạng răng, tình trạng sức khỏe và điều kiện của người bệnh mà lựa chọn phương pháp phù hợp. 

Một số lưu ý khi tủy răng bị thối 

Tủy răng bị thối là tình trạng nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Ngay cả khi bạn không bị thối tủy răng, nếu răng miệng có các triệu chứng bất thường, tốt nhất nên sớm thăm khám nha khoa, bác sĩ chuyên khoa đáng tin cậy để có biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời. 
  • Tuyệt đối không nên chủ quan với các bệnh lý về răng miệng, nhất là sâu răng, viêm nướu răng, viêm tủy răng… Tránh để bệnh tiến triển nặng khiến tủy bị thối, hoại tử, dễ gặp các biến chứng nguy hiểm khác. 
  • Chú ý hơn trong việc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe răng miệng. Nên đánh răng 2 – 3 lần/ngày, kết hợp với việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng như chỉ nha khoa, nước súc miệng. 
  • Khi răng bị sức mẻ, nứt vỡ do chấn thương hoặc không rõ nguyên nhân thì cần thăm khám nha khoa để tìm ra nguyên nhân, hàn trám vết nứt, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm cho tủy răng. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều axit, chứa nhiều tinh bột, đường, thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, từ bỏ các thói quen xấu như thở bằng miệng, nghiến răng, dùng răng để mở vật cứng. Hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas để bảo vệ sinh khỏe răng miệng.
  • Nên thăm khám sức khỏe, thăm khám nha khoa, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch răng và kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường của cơ thể. 

Tóm lại, có thể thấy, tủy răng bị thối là tình trạng nghiêm trọng, cần được thăm khám, chẩn đoán để có biện pháp xử lý, điều trị kịp thời. Người bị viêm tủy răng, tủy răng hoại tử, thối tủy răng hay bất kỳ bất thường nào về răng miệng cũng nên sắp xếp thời gian thăm khám nha khoa hoặc các bác sĩ chuyên khoa, không nên lơ là, chủ quan trước tình trạng bệnh của mình. 

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 17:37 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:37 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Lấy tủy răng có chích thuốc tê không là thắc mắc chung của nhiều người Lấy Tủy Răng Có Chích Thuốc Tê Không? Nha Sĩ Giải Đáp

Lấy tủy răng là một trong những phương pháp thường được chỉ định trong điều trị tủy răng. Khi điều…

Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Chữa Viêm Tủy Răng Xong Vẫn Đau Nhức: Cách Khắc Phục

Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức là tình trạng thường gặp ở nhiều người, có thể do nhiều…

Răng khôn bị viêm tủy Răng khôn (răng số 8) bị viêm tủy và Giai đoạn hình thành

Răng khôn bị viêm tủy là tình trạng không quá phổ biến vì không ai cũng cũng mọc răng khôn.…

Lấy tủy răng là phương pháp điều trị thường được chỉ định cho trường hợp viêm tủy không hồi phục, hoại tử tủy Lấy Tủy Răng Không Sạch: Mối Nguy Hại Cho Răng Miệng

Lấy tủy răng thường được chỉ định cho những trường hợp tủy viêm không hồi phục, tủy hoại tử để…

Niềng răng mắc cài kim loại Răng Đã Lấy Tủy Có Niềng Được Không? Lưu Ý Cần Biết

Răng đã lấy tủy có niềng được không? là thắc mắc của nhiều người có răng bị chết tủy và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua