Thuốc chống viêm là gì? Các loại thuốc chống viêm xương khớp

Thuốc chống viêm là nhóm thuốc có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm ở cơ quan bị tổn thương. Loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị các bệnh lý về xương khớp.

các loại thuốc giảm đau chống viêm
Thuốc chống viêm là gì? Các loại thuốc chống viêm xương khớp

Thuốc chống viêm là gì?

Thuốc chống viêm là nhóm thuốc có khả năng hạn chế viêm bằng cách ngăn chặn các thành phần trung gian trong phản ứng này.

Nhóm thuốc này được sử dụng trong các trường hợp đau do viêm như viêm tai giữa, viêm amidan, viêm khớp dạng thấp, viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm cột sống dính khớp, viêm da,…

Các loại thuốc chống viêm xương khớp phổ biến

Thuốc chống viêm là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị triệu chứng viêm ở người bệnh xương khớp. Việc cải thiện phản ứng viêm sưng để làm thuyên giảm cơn đau, sưng nóng và cải thiện phạm vi vận động.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Hiên nay có 2 nhóm thuốc chống viêm chính được dùng trong điều trị viêm xương khớp là NSAID (thuốc chống viêm không steroid) và Corticoid/ Corticosteroid (thuốc chống viêm chứa steroid).

1. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Prostaglandine là các acid béo không bão hòa có trong các mô của cơ thể. Acid béo này đóng vai trò trung gian trong phản ứng viêm và giúp dây thần kinh cảm nhận tín hiệu đau.

Các NSAID đều có vai trò ức chế sinh tổng hợp Prostaglandin thông qua việc ngăn chặn các men cyclooxygenase (COX).

  • COX 1 có mặt các cơ quan tiêu hóa, thận và mạch máu. Enzyme này có khả năng bảo vệ niêm mạc của các cơ quan nói trên. Khi NSAID gây ức chế COX 1, người dùng có thể gặp phải những tác dụng như viêm loét đường tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, suy thận, chảy máu bất thường, hen suyễn,…
  • COX 2 là enzyme chỉ góp mặt ở tổ chức viêm và hầu như không có mặt trong các mô bình thường của cơ thể. Vì vậy khi ức enzyme này, quá trình viêm sẽ bị ngăn chặn nhưng không gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.

Hiện tại nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX 2 đã được điều chế nhằm giảm kích ứng lên dạ dày và hạn chế các tác dụng phụ khi sử dụng. Bệnh nhân gặp các vấn đề về gan, thận và dạ dày có thể lựa chọn nhóm thuốc này để hạn chế những rủi ro phát sinh.

nhóm thuốc giảm đau chống viêm
NSAID chỉ được sử dụng khi cơn đau không có đáp ứng với chế phẩm chứa Paracetamol

Trong điều trị viêm xương khớp, NSAID chỉ được sử dụng khi cơn đau không có đáp ứng với Paracetamol.

  • Các NSAID thường gặp: Diclofenac, Indomethacin, Naproxen, Aspirin, Ketoprofen, Flurbiprofen,…
  • Các NSAID ức chế chọn lọc COX 2 bao gồm: Meloxicam, Etoricoxib, Celecoxib, Valdecoxib, Piroxicam,…

Chống chỉ định NSAID cho bệnh nhân suy gan, suy thận nặng, viêm loét dạ dày tiến triển, bệnh nhân hen suyễn,… Bên cạnh đó, cần tránh sử dụng chế phẩm chứa Acid Acetylsalicylic (Aspirin) cho trẻ em và người có các rối loạn đông máu vì loại thuốc chứa độc tính cao, có thể gây độc cho trẻ và chống ngưng tập tiểu cầu trong một thời gian dài.

2. Thuốc chống viêm chứa steroid (Corticoid/ Corticosteroid)

Corticosteroid là thành phần được tổng hợp có hoạt động tương tự cortisol được vỏ thượng thận sản sinh. Loại thuốc này kiểm soát quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein, chất béo, giảm hoạt động của bạch cầu hạt ái toan và ngăn chặn tế bào phóng thích phospholipid.

Bên cạnh đó, Corticoid còn giảm sản xuất cytokine, ức chế giãn mạch máu và tăng tính thấm của các mao mạch tại cơ quan bị viêm. Từ đó làm ức chế phản ứng viêm mạnh mẽ.

So với NSAID, Corticosteroid có khả năng chống viêm mạnh hơn nhiều lần. Vì vậy loại thuốc này chỉ được sử dụng khi xương khớp bị viêm và phù nề nghiêm trọng.

các nhóm thuốc chống viêm
Corticoid/ Corticosteroid là nhóm thuốc có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng

Tuy nhiên loại thuốc này có thể làm tăng tái hấp thu xương. Vì vậy khi sử dụng Corticoid, bác sĩ thường chỉ định trong điều trị ngắn hạn để hạn chế tình trạng mất xương và loãng xương.

Ngoài ra loại thuốc này còn gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm khác như xuất huyết tiêu hóa, teo da, rạn da, hội chứng Cushing, tăng huyết áp, tăng đường huyết, đục thủy tinh thể, hoại tử xương, yếu cơ, nhược cơ, suy vỏ thượng thận cấp tính,…

Những lưu ý khi dùng thuốc chống viêm xương khớp

Các loại thuốc chống viêm có khả năng cải thiện triệu chứng hiệu quả. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế những rủi ro phát sinh.

các loại thuốc chống viêm
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc chống viêm điều trị đau nhức xương khớp

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc chống viêm xương khớp:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào.
  • Tuân thủ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng được bác sĩ yêu cầu.
  • Nếu bạn từng mắc phải các triệu chứng như hen suyễn, viêm xoang cấp, nổi mề đay do dùng Aspirin, tuyệt đối không sử dụng thêm bất cứ loại thuốc nào thuộc nhóm NSAID.
  • Trước khi dùng thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe để được chỉ định loại thuốc thích hợp.
  • Chú ý các biểu hiện của cơ thể khi sử dụng thuốc. Nếu có phản ứng bất thường, nên thông báo với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
  • NSAID có thể giảm nhanh các cơn đau nhức xương khớp cấp tính. Với trường hợp viêm khớp mãn tính, cần dùng thuốc theo liệu trình. Tránh trường hợp lạm dụng gây nguy hại đến sức khỏe.
  • Corticosteroid chỉ được sử dụng trong điều trị ngắn hạn. Tuyệt đối không tự ý kéo dài thời gian dùng thuốc.
  • NSAID có các chế phẩm ở dạng điều trị tại chỗ. Bạn có thể sử dụng các chế phẩm này trực tiếp lên vùng khớp bị viêm để làm giảm mức độ kích ứng dạ dày.
  • Thận trọng khi dùng NSAID, Corticosteroid cho bệnh nhân suy gan, thận nhẹ, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Thuốc chống viêm không chỉ được sử dụng trong điều trị đau nhức xương khớp mà còn được chỉ định để làm giảm các cơn đau do phản ứng viêm gây ra. Tuy nhiên để việc điều trị đạt kết quả tốt và hạn chế tối đa các tác dụng phụ, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.

Ngày đăng 08:13 - 06/06/2022 - Cập nhật lúc: 14:59 - 07/06/2022
Chia sẻ:
Bệnh gai đôi cột sống S1 bẩm sinh điều trị như thế nào?

Gai đôi cột sống S1 bẩm sinh là thuật ngữ đề cập đến tình trạng khuyết tật của ống thần…

CẢNH BÁO giả mạo và lợi dụng hình ảnh bác sĩ Lê Hữu Tuấn để trục lợi, LỪA ĐẢO người bệnh

Thời gian gần đây, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bị các đối tượng xấu giả…

Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên - chẩn đoán và điều trị Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên – chẩn đoán và điều trị

Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên là loại bệnh gây tổn hại về xương khớp trong quá trình phát…

Đau vai – Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị, giảm đau

Tình trạng đau vai có thể liên quan đến viêm xương khớp, viêm gân, viêm cơ rút khớp vai hoặc…

nằm nhiều bị đau lưng Nằm nhiều bị đau lưng – Cẩn thận kẻo thành mãn tính

Nằm nhiều bị đau lưng thường liên quan đến tư thế ngủ không phù hợp hay giường ngủ không thoải…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua