VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Làm sao để giảm đau khớp háng khi mang bầu?

Đau khớp háng là một trong những hiện trạng mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Thai kỳ là khoảng thời gian rất nhạy cảm nên việc khắc phục tình trạng này bằng việc dùng thuốc thường không được khuyến khích. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm đau khớp háng khi mang bầu bằng rất nhiều cách khác.

đau khớp háng khi mang thai
Đau khớp háng khi mang thai mặc dù là hiện tượng thường gặp nhưng mẹ bầu chớ nên chủ quan

Tìm hiểu về chứng đau khớp háng trong thời kỳ mang thai

Mẹ bầu nên tìm hiểu các thông tin về chứng đau khớp háng để thuận tiện hơn trong việc tìm ra cách khắc phục phù hợp.

1. Nguyên nhân

Tình trạng đau khớp háng khi mang thai có thể xuất phát từ một số nguyên nhân chính như sau:

  • Mang thai ngoài tử cung: Thường kích hoạt những cơn đau khớp háng ở những tháng đầu thai kỳ. Đây là hiện trạng rất nguy hiểm mẹ bầu cần sớm phát hiện và can thiệp.
  • Giải phóng hormone relaxin: Để khớp và hệ thống dây chằng ở vùng chậu nới lỏng ra nhằm tạo khoảng trống cho thai nhi phát triển thì cơ thể mẹ bầu phải giải phóng hormone relaxin. Sự giải phóng quá mức loại hormone này có thể là nguyên nhân làm khởi phát những cơn đau khớp háng. 
  • Đau dây thần kinh tọa: Thường khi mang thai trọng tâm cơ thể phụ nữ sẽ đổ về phía trước khiến đường cong sinh lý cột sống thay đổi. Điều này khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép và gây đau.
  • Đau dây chằng tròn: Khi mang thai, tử cung buộc phải mở rộng để đảm bảo có khoảng trống cho thai nhi phát triển. Do đó dây chằng tròn cũng phải dày lên để nâng đỡ tử cung. Điều này cũng có thể kích hoạt những cơn đau khớp háng hoặc đau phía 2 bên bụng hay vùng hông.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt tình trạng này:

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.
  • Mẹ bầu bị các bệnh xương khớp như viêm khớp háng, loãng xương, viêm khớp dạng thấp
  • Thường xuyên đi dày cao gót khi mang bầu
  • Có bầu khi tuổi đã lớn
  • Tăng cân quá nhanh khi mang bầu
  • Ít vận động hay vận động quá nhiều
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học…

2. Triệu chứng

Khi bị đau khớp háng trong thai kỳ, mẹ bầu thường sẽ gặp phải một số triệu chứng sau đây:

  • Những cơn đau nhức khởi phát ngay tại vị trí khớp háng
  • Khi vận động mạnh, tình trạng đau nhức thường nặng nề thêm
  • Tê bị ở khu vực hông, lan ra sau mông rồi xuống phía chân
  • Co cứng khớp háng, nhất là thời điểm vừa thức dậy
  • Đôi khi bị đau nhức toàn bộ vùng lưng dưới và khu vực hông
  • Khó thực hiện các tư thế xoay hay cúi người
đau khớp háng khi mang thai phải làm sao
Tình trạng đau khớp háng khiến mẹ bầu khó xoay hay cúi người

Mặc dù đau khớp háng là tình trạng rất khó tránh khỏi trong thời kỳ mang thai nhưng mẹ bầu hãy luôn cẩn trọng. Tốt nhất để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, cần chủ động thăm khám để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng có thể phát sinh.

7 mẹo giúp giảm đau khớp háng khi mang bầu

Dù gặp phải bất cứ vấn đề sức khỏe nào thì việc sử dụng thuốc điều trị cho mẹ bầu vẫn không được khuyến khích. Khi bị đau khớp háng, mẹ bầu có thể tham khảo một số cách an toàn dưới đây để khắc phục. 

1. Nghỉ ngơi, thư giãn

Việc cân bằng giữa vận động và nghỉ ngơi luôn là liều thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe xương khớp. Đặc biệt đối với mẹ bầu thì vấn đề này cần được quan tâm nhiều hơn.

Bởi nếu mẹ bầu đứng hay vận động quá nhiều thì hệ thống dây thần kinh và cơ xương sẽ phải chịu sự đè nén từ sức nặng của thai nhi. Nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ. Điều này sẽ làm cho tình trạng đau khớp háng nói riêng và các vấn đề xương khớp nói chung xuất hiện nhiều hơn.

Chính vì vậy, khi đang trong thai kỳ, mẹ bầu nên chú trọng đến việc dành thời gian nghỉ ngơi, không nên vận động quá nhiều. Bên cạnh đó, cần chú ý duy trì những tư thế tốt, tránh xa những tư thế xấu khi nghỉ ngơi để giảm thiểu chứng đau khớp háng.

2. Massage

Massage chính là một trong những liệu pháp điều trị an toàn đối với các vấn đề đau nhức xương khớp. Nó cũng rất phù hợp với phụ nữ mang thai đang gặp tình trạng đau khớp háng.

Mẹ bầu có thể dùng lực từ bàn và ngón tay để tác động nhẹ nhàng lên vùng khớp háng bằng các động tác như xoa, ấn, day hay lăn. Nên thoa một lớp mỏng dầu nóng lên vùng da bên ngoài để nâng cao tác dụng.

Hiện nay, tại các spa đang có những liệu trình massage dành riêng cho các bà bầu. Bạn có thể tham khảo và đăng ký liệu trình phù hợp nếu không thể tự massage. Liệu pháp này không chỉ khắc phục tốt tình trạng đau khớp háng mà còn giúp mẹ bầu thư giãn và thoải mái tinh thần.

3. Dùng dụng cụ hỗ trợ

Áp lực đè nén từ bụng bầu là nguyên nhân chính kích hoạt tình trạng đau nhức khớp háng. Bụng bầu càng lớn thì mức độ đau nhức lại càng thêm dữ dội. 

Các chuyên gia xương khớp khuyên rằng, để làm giảm áp lực từ bụng bầu lên rễ dây thần kinh và cơ xương, mẹ bầu nên dùng các dụng cụ hỗ trợ. Khi nằm hay ngồi có thể sử dụng gối chuyên dùng cho phụ nữ mang thai. Còn khi vận động, mẹ bầu có thể dùng đai nâng đỡ để cảm thấy nhẹ nhàng và dễ di chuyển hơn.

4. Vận động trị liệu

Lười vận động hay vận động quá nhiều cũng có thể khiến mẹ bầu bị đau khớp háng. Tuy nhiên, nếu vận động ở mức độ phù hợp thì lại là liều thuốc tốt giúp cải thiện tình trạng này.

Mẹ bầu có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ trị liệu để lên lịch tập luyện cũng như lựa chọn những bài tập thích hợp nhất. Điều này không chỉ giúp khắc phục tình trạng đau nhức mà còn giúp khớp háng dẻo dai và linh hoạt hơn.

giảm đau khớp háng khi mang thai
Mẹ bầu có thể tập các bài vận động trị liệu để khắc phục chứng đau khớp háng khi mang thai

Các chuyên gia đánh giá, một số động tác yoga, bơi lội hay đi bộ với cường độ nhẹ là những bài tập rất phù hợp với mẹ bầu trong thai kỳ. Các mẹ hãy chăm chỉ tập luyện với tần suất phù hợp để luôn đảm bảo cho sức khỏe xương khớp.

Bác sĩ đang online. Hỏi ngay bác sĩ

5. Nhiệt trị liệu

Đây cũng là một trong những liệu pháp an toàn cho mẹ bầu bị đau khớp háng. Tác dụng nhiệt từ túi chườm sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn, cơ xương được thư giãn.

  • Chườm nóng: Bạn có thể dùng nước nóng cho vào túi chườm rồi áp lên vùng khớp háng bị đau nhức để giúp giảm đau. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị bồn nước ấm với vài giọt tinh dầu để ngâm mình. Cách này không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp cơ thể được thư giãn, tinh thần thoải mái hơn.
  • Chườm lạnh: Phù hợp với những mẹ bầu bị đau nhức khớp háng kèm theo đó là tình trạng sưng viêm. Hãy dùng đá cho vào túi chườm rồi áp nhẹ lên vùng khớp đang tổn thương. Nhiệt độ thấp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng sưng đau. Tuy nhiên đừng chườm lạnh quá 20 phút bởi có thể khiến vùng da bên ngoài bị bỏng lạnh.

6. Chế độ ăn uống

Để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé thì việc thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học là vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu. Ngoài ra, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh còn giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau nhức khớp háng.

Bổ sung đầy đủ làm lượng vitamin D và nhu cầu canxi cơ thể cần sẽ khiến những cơn đau khớp háng ít phát sinh hơn. Đặc biệt khi bụng bầu càng lớn thì các mẹ càng phải chú ý hơn đến việc bổ sung dưỡng chất. Chất đạm từ thịt trắng, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây, cá béo là những nhóm thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu bị đau khớp háng.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý đến việc hạn chế các nhóm thực phẩm dễ kích ứng tình trạng sưng viêm khớp. Điển hình như thực phẩm giàu purin, chất béo bão hòa, đồ ăn chế biến sẵn…

7. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Ngoài những biện pháp vừa đề cập ở trên, để hỗ trợ tốt hơn cho việc giảm đau khớp háng, mẹ bầu nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Thực hiện tốt một số khuyến nghị dưới đây, mẹ bầu sẽ sớm nhận được kết quả tích cực:

  • Hạn chế đi giày cao gót khi đang mang bầu. Thay vào đó nên chọn những đôi giày đế bệt, chất liệu êm ái để dễ di chuyển hơn.
  • Sử dụng nệm gối phù hợp, sao cho bạn thấy thoải mái nhất. Không nên dùng nệm gối quá cứng hay độ nhún quá nhiều.
  • Tránh thức khuya hay làm việc quá sức.
  • Không nên vận động quá nhiều, cần tránh những tư thế xấu trong vận động cũng như nghỉ ngơi.
  • Thay vì ngủ ở tư thế ngửa thì mẹ bầu nên ngủ ở tư thế nghiêng. Khi ngủ, nên dùng gối để nâng đỡ bụng nhằm giảm áp lực từ bụng bầu lên cơ xương.
  • Rèn luyện thể dục một cách chừng mực để xương khớp dẻo dai, linh hoạt hơn.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng đau nhức, nhất là đau do mắc các bệnh lý về xương khớp, người bệnh có thể tham khảo sử dụng bài thuốc Y học cổ truyền sau đây:

Mời bạn đọc xem trực tiếp video sau đây để biết thêm chi tiết:

Thông thường, tình trạng đau nhức khớp háng khi mang thai là do một số thay đổi tự nhiên trong cơ thể mẹ bầu. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nguy hiểm phát sinh. Bạn nên sớm thăm khám và can thiệp kịp thời. Ngoài ra có thể áp dụng những cách giảm đau khớp háng được giới thiệu trong bài viết trên để tạm thời khắc phục tình hình.

Nhanh tay liên hệ ngay tới các chuyên gia xương khớp đầu ngành để được giải đáp và tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất!

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 11:12 - 09/05/2022 - Cập nhật lúc: 11:12 - 10/05/2022
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
viêm gân Viêm gân là gì? Cách nhận biết và phương pháp điều trị

Viêm gân là bệnh lý rất dễ khởi phát khi vận động quá mức. Tình trạng này đặc trưng bởi…

Đau gót chân là bệnh gì? Dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị

Đau gót chân là dấu hiệu không còn xa lạ với hầu hết mọi người. Hiện tượng này có thể…

Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm bằng Lá Lốt – Bí kíp hay từ Dân gian

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là bí kíp trị bệnh quen thuộc được dân gian áp dụng…

TOP thuốc trị gout của Mỹ tốt nhất hiện nay và giá bán TOP thuốc trị gout của Mỹ tốt nhất hiện nay và giá bán

Những sản phẩm thuốc trị gout của Mỹ hiện nay được người dùng tại Việt Nam quan tâm. Mỹ là…

Gai gót chân là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Gai gót chân là căn bệnh được chẩn đoán khi có tình trạng thoái hóa, sưng viêm xảy ra ở…

Bình luận (1)

  1. Lê thị mộng kiều
    Lê thị mộng kiều says: Trả lời

    E đang mang thai tuần 35 mà bị đau khớp háng…(giãn xương chậu vs xương mu) ko đi đc
    Làm gì thì ck cũng phải bế. Rất phiền phức
    V cho em hỏi
    có dùng paracetamon đc ko bs
    Và có ảnh hưởng gì tới em bé ko ạ
    Mong bs giải đáp giúp e

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua