Sùi mào gà ở miệng – Hình ảnh, biểu hiện nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Sùi mào gà ở miệng là căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường quan hệ tình dục bằng miệng. Bệnh có khả năng lây lan và phát triển nhanh chóng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức khỏe người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh sùi mào gà ở miệng và các cách nhận biết để có các biện pháp xử lý kịp thời.

Sùi mào gà ở miệng là căn bệnh xã hội nguy hiểm có khả năng lây nhiễm rất cao
Sùi mào gà ở miệng là căn bệnh xã hội nguy hiểm có khả năng lây nhiễm rất cao

Nguyên nhân gây sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà ở miệng là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm do vi khuẩn HPV gây ra, đây là tình trạng vi khuẩn tấn công và gây ra các tổn thương ở bên trong lớp niêm mạc miệng. Sùi mào gà ở miệng có tốc độ lây nhiễm sang người khác rất nhanh chóng, vi khuẩn HPV có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người khác và gây bệnh thông qua các con đường sau đây:

  • Quan hệ tình dục trực tiếp bằng miệng với người bị nhiễm bệnh, đây là con đường truyền nhiễm phổ biến nhất của bệnh sùi mào gà ở miệng .
  • Lây nhiễm gián tiếp thông qua việc tiếp xúc với các vật dụng cá nhân có chứa vi khuẩn HPV của người bệnh như khăn mặt, bàn chải đánh răng,…

Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng là: 

  • Quan hệ tình dục bằng miệng, hôn
  • Có mối quan hệ phức tạp, nhiều bạn tình
  • Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích
  • Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh nhiều hơn ở nữ
Hôn là là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mâc các bệnh sùi mà gà ở miệng
Hôn là là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh sùi mào gà ở miệng

Các triệu chứng sùi mào gà ở miệng

Sau khi vi khuẩn HPV xâm nhập vào cơ thể và có thời gian ủ bệnh khoảng 1 – 9 tháng sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện các nốt chấm đỏ li ti như hạt gạo ở vùng miệng như môi, lưỡi, bên trong má.
  • Ở những trường hợp bệnh nặng, các mụn mọc đơn lẻ sẽ lan rộng thành từng mảng và nhô lên trông như mào gà.
  • Các mảng màu đỏ hoặc trắng xuất hiện loang lổ quanh khoang miệng.
  • Lưỡi có cảm giác bị tê rát và đau khi nuốt thức ăn, hàm bị sưng và nổi hạch bạch huyết.
  • Các mụn mọc lên thường có bề mặt ẩm ướt, khi ấn vào có thể chảy mủ và không gây đau đớn hay ngứa ngáy.

Sùi mào gà ở miệng là căn bệnh thường xuất hiện song song với sùi mào gà ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Người bệnh cần phải hết sức lưu ý để sớm phát hiện và có các biện pháp điều trị kịp thời.

Ảnh hưởng của bệnh sùi mào gà ở miệng

Ở giai đoạn đầu bệnh sùi mào gà ở miệng thường có những triệu chứng rất khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng, viêm họng. Điều này khiến người bệnh chủ quan không để ý khiến bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng và gây ra những tác hại nghiêm trọng như:

  • Các nốt sùi bị lở loét, chảy máu mủ và lan sang các vùng xung quanh
  • Làm gia tăng nguy cơ bội nhiễm, gây ra biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, sang chấn khoang miệng…
  • Các vết loét hình thành bên trong miệng gây đau đớn, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
  • Gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh.

Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở miệng

Vi khuẩn HPV là tác nhân gây ra bệnh sùi mào gà ở miệng
Vi khuẩn HPV là tác nhân gây ra bệnh sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà ở miệng ở giai đoạn đầu bệnh mới phát triển
Sùi mào gà ở miệng ở giai đoạn đầu bệnh mới phát triển
Sùi mào gà giai đoạn nặng xuất hiện những nhú gai màu hồng trên miệng, trông như súp lơ
Sùi mào gà giai đoạn nặng xuất hiện những nhú gai màu hồng trên miệng, trông như súp lơ

Cách điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà ở miệng hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp can thiệp y khoa hiện nay chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Điều trị sùi mào gà ở miệng càng sớm thì hiệu quả mang lại càng cao, tiết kiệm chi phí và có thể kiểm soát được các biến chứng. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp.

Điều trị bằng thuốc

Thông thường, ở những trường hợp sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc uống kết hợp với thuốc bôi giúp làm lành các vết loét trong miệng. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc Trichloactic acid: sử dụng mỗi ngày một lần lên vùng da bị sùi mào gà cho đến khi các nốt sùi chuyển sang màu trắng và tự động bong ra.
  • Thuốc Podophylline nồng độ 20 – 25%: có tác dụng làm hoại tử và loại bỏ dần các nốt sùi mào gà. 
  • Thuốc Imiquimod: Đây là thuốc phản ứng miễn dịch, thường được chỉ định bôi 3 lần/tuần, dùng liên tục trong 16 tuần.

Trong quá trình thực hiện điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ., Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng và thuốc điều trị gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên hoạt động quan hệ tình dục, tránh lây lan cho người khác.

Khi nghi ngờ mắc bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và phác đồ điều trị phù hợp
Khi nghi ngờ mắc bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và phác đồ điều trị phù hợp

Phương pháp điều trị khác

Những trường hợp bệnh sùi mào gà đã chuyển biến sang giai đoạn nặng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho người bệnh điều trị bằng phương pháp ngoại khoa giúp loại bỏ các nồi sùi nhanh chóng:

  • Phương pháp đốt điện, áp lạnh, laser: giúp làm giảm các triệu chứng sùi mào gà, tuy nhiên phương pháp này không có khả năng điều trị bệnh dứt điểm.
  • Phương pháp ALA- PDT: Đây là phương pháp điều trị sùi mào gà được áp dụng phổ biến và rộng rãi. Cách này có tác dụng loại bỏ được tác nhân gây bệnh, làm lành các tế bào bị tổn thương mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị sùi mào gà ở miệng

Để nâng cao hiệu quả điều trị, giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở miệng một cách nhanh chóng, bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác như bàn chải đánh răng, bát đũa, cốc chén…
  • Tuyệt đối không thực hiện quan hệ tình dục với người khác trong quá trình điều trị bệnh, tránh bệnh có thể lây nhiễm sang người khác.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.

Phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở miệng

Để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh sùi mào gà ở miệng, bạn cần phải xây dựng cho mình lối sống an toàn lành mạnh và lưu ý những điều dưới đây:

  • Có các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, không nên quan hệ bằng miệng và tuyệt đối chung thủy với bạn tình.
  • Tránh có các mối quan hệ ngoài luồng với những người có nguy cơ mắc bệnh cao như gái mại dâm, người nghiện ma túy,…
  • Vệ sinh tay và bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau khi tiến hành quan hệ tình dục.
  • Xây dựng thói quen khám sức khỏe bộ phận sinh dục định kỳ và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng ngừa bệnh theo chỉ định của Bộ Y tế.
  • Khi phát hiện thấy các triệu chứng sùi mào gà ở miệng bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 
Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV đầy đủ theo chỉ định của Bộ Y tế để phòng bệnh
Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV đầy đủ theo chỉ định của Bộ Y tế để phòng bệnh

Sùi mào gà ở miệng là căn bệnh xã hội rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Vì vậy, khi nghi ngờ bản thân bị mắc bệnh bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra, có các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt. Hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm nhận biết ra bệnh và có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:58 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:37 - 09/06/2023
Chia sẻ:
Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nam, nữ và thuốc điều trị
Những biểu hiện sùi mào gà giai đoạn đầu thường không quá khó để nhận biết. Điều này làm bệnh nhân thường lơ là bỏ qua hoặc nhầm lẫn với…
Bệnh sùi mào gà có gây ngứa không? Các dấu hiệu nhận biết

Sùi mào gà là bệnh truyền nhiễm do virus HPV gây ra. Bệnh không chỉ gây ra các tổn thương…

Sùi mào gà ở miệng – Hình ảnh, biểu hiện nhận biết và điều trị

Sùi mào gà ở miệng là căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường quan hệ tình dục bằng miệng.…

Sùi mào gà ở mắt có nguy hiểm không, làm sao trị?

Sùi mào gà ở mắt là vị trí khá hiếm gặp và chủ yếu xảy ra ở nữ giới. Theo…

Xét nghiệm sùi mào gà như thế nào? Chi phí, địa chỉ tốt

Xét nghiệm sùi mào gà có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán. Vì vậy sau khi thăm khám…

Virus HPV gây bệnh sùi mào gà sống bao lâu ngoài không khí?

HPV là loại virus có khả năng gây mụn rộp, mụn cóc sinh dục và ung thư. Với hơn 120…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua