Sùi mào gà ở mắt có nguy hiểm không, làm sao trị?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Sùi mào gà ở mắt là vị trí khá hiếm gặp và chủ yếu xảy ra ở nữ giới. Theo các bác sĩ, sự xuất hiện nốt sùi ở mắt là tình trạng nguy hiểm và có nguy cơ phát sinh các biến chứng như hạn chế tầm nhìn, giảm thị lực hoặc thậm chí gây mù lòa.

sùi mào gà ở mắt
Sùi mào gà ở mắt và những thông tin cần biết

Sùi mào gà ở mắt và các đặc điểm nhận biết

Sùi mào gà đề cập đến tổn thương da và mô mềm do virus HPV gây ra. Đây là một trong những bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục thường gặp, có thể khởi phát ở cả trẻ nhỏ, người trưởng thành, nam giới và phụ nữ.

sùi mào gà ở mắt
Virus HPV là nguyên nhân trực tiếp gây ra sùi mào gà và các bệnh lý lây nhiễm khác

Sùi mào gà thường xuất hiện ở xung quanh cơ quan sinh dục (dương vật, bìu, môi bé, môi lớn, bẹn,..), hậu môn, lưỡi, họng, môi,… Tuy nhiên ở một số trường hợp hiếm gặp, triệu chứng cũng có thể xảy ra ở mắt. So với những vị trí trên, sùi mào gà ở mắt ít gặp hơn nhưng lại gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh:

  • Ban đầu các nốt sùi nhỏ li ti hoặc u nhú sẽ xuất hiện trên mi trên/ dưới của mắt. Kích thước của các nốt sùi khoảng 0.5 – 2mm, mềm, có gai và màu hồng nhạt.
  • Sau đó u sùi phát triển có đường kính từ 4 – 5mm và xuất hiện nhiều nốt nhỏ khác, thường mọc tập trung thành mảng.
  • Bề mặt của u sùi khi phát triển lớn thường có hình gai, hơi ẩm và có thể chảy máu/ mủ khi chạm mạnh vào.
  • Các u sùi có thể nặng mi mắt, khó chịu, hạn chế tầm nhìn và ngứa rát.

Các triệu chứng của sùi mào gà thường xảy ra sau khi nhiễm virus khoảng 2 – 9 tháng. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể khởi phát muộn sau nhiều năm tiếp xúc với virus HPV.

Nguyên nhân hình thành sùi mào gà ở mắt

Sùi mào gà chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên virus HPV cũng có thể lây gián tiếp thông qua các hoạt động thông thường.

sùi mào gà ở mắt
Quan hệ tình dục không an toàn tạo điều kiện cho virus HPV lây nhiễm

Một số nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở mắt, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Virus HPV thường lây nhiễm qua đường tình dục. Nếu bạn không sử dụng bao cao su hoặc quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau, nguy cơ lây nhiễm virus này là rất cao.
  • Dùng chung vật dụng với người mắc bệnh: Dịch tiết từ các nốt sùi có thể dính vào quần lót, chăn, bàn chải, son môi, khăn tắm,… Nếu bạn sử dụng chung vật dung với người mắc bệnh, virus HPV sẽ dễ dàng xâm nhập và gây ra các bệnh truyền nhiễm.
  • Quan hệ bằng miệng hoặc hôn môi: Virus HPV vẫn có thể lây nhiễm thông qua hoạt động thông thường như hôn môi hoặc quan hệ bằng miệng.
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con: Nếu sản phụ nhiễm virus HPV, trẻ sinh ra có thể mắc các bệnh lý như u mềm lây hoặc sùi mào gà.
  • Tắm chung với người mắc bệnh: Sử dụng chung bồn tắm cũng có thể khiến bạn bị phơi nhiễm virus HPV.
  • Tiếp xúc trực tiếp lên nốt sùi: Virus tiềm ẩn bên trong dịch tiết của các u sùi. Nếu tiếp xúc trực tiếp thông qua các hoạt động như ôm, nắm tay,… bạn vẫn có nguy cơ nhiễm phải loại virus này.

Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sùi mào gà ở mắt là do quan hệ không an toàn và bừa bãi.

Bệnh sùi mào gà ở mắt có nguy hiểm không?

Sùi mào gà ở mắt là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người mắc bệnh.

Bệnh có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực như:

  • U sùi có thể phát triển lớn, gây lở loét và hư tổn chức năng của mắt. Nếu không điều trị kịp thời, bạn có thể bị hạn chế tầm nhìn, giảm thị lực hoặc thậm chí mù lòa.
  • Vì u sùi xuất hiện ở vị trí dễ nhìn thấy (mắt) nên người mắc bệnh thường rất cảm thấy tự ti, mặc cảm và gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp.
  • Sùi mào gà là một trong những biểu hiện của virus HPV. Ngoài bệnh lý này, virus có thể tiếp tục phát triển và gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư âm đạo,…
  • Ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của người mắc bệnh, một số người bệnh có thể mắc phải chứng lo âu hoặc trầm cảm.
  • Sùi mào gà còn tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn xâm nhập vào trong tử cung, âm đạo và gây viêm nhiễm. 
  • Làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.

Chữa trị bệnh sùi mào gà ở mắt bằng cách nào?

Tương tự như các dạng sùi mào gà khác, sùi mào gà ở mắt được điều trị bằng cách dùng thuốc và can thiệp ngoại khoa.

1. Thuốc điều trị

Vì vùng mắt khá nhạy cảm nên phần lớn đều được sử dụng thuốc dạng uống hoặc tiêm. Nếu được chỉ định thuốc bôi, bạn chỉ nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế tình trạng kích ứng và tổn thương mắt.

2. Thủ thuật ngoại khoa

Hầu hết các trường hợp sùi mào gà ở mắt đều được can thiệp ngoại khoa. Các biện pháp này có thể loại bỏ u sùi, tránh tình trạng trầm cảm và tự ti khi giao tiếp.

Tuy nhiên khi can thiệp ngoại khoa, bệnh vẫn có khả năng tái phát. Vì vậy bác sĩ có thể yêu cầu dùng kết hợp với một số loại thuốc kháng virus để hạn chế tình trạng này.

sùi mào gà ở mắt
Có thể can thiệp các thủ thuật ngoại khoa nhằm loại bỏ u sùi ở mắt

Một số thủ thuật ngoại khoa được áp dụng:

  • Áp lạnh: Sử dụng nito hóa lỏng và xịt trực tiếp lên nốt sùi. Khi bị đông lạnh, nốt sùi sẽ tự bóc tách ra khỏi da mà không gây chảy máu hoặc nhiễm trùng. Thủ thuật áp lạnh được sử dụng khá phổ biến vì có khả năng giảm nguy cơ viêm nhiễm và có thể loại bỏ u sùi nhanh chóng.
  • Laser: Thủ thuật này dùng tia laser chiếu trực tiếp lên u sùi nhằm loại bỏ tế bào. Tuy nhiên laser thường gây đau và tác dụng chậm nên phải áp dụng thường xuyên.
  • Quang động học (ALA-PDT): Phương pháp quang động học sử dụng ánh sáng nhằm kích thích các phân tử oxy hóa, dẫn đến tình trạng phá hủy tế bào đích. Quang động học có ưu điểm là tỷ lệ tái phát thấp, loại bỏ u sùi nhanh và triệt để. Tuy nhiên chi phí thực hiện thủ thuật này khá cao.

Bạn chỉ được can thiệp ngoại khoa đối với u sùi ở mắt khi đã tham vấn bác sĩ chuyên khoa. Tự ý thực hiện ở các cơ sở y tế không đảm bảo có thể gây nhiễm trùng và tăng nguy cơ mù lòa.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở mắt

Sùi mào gà là bệnh lý không thể điều trị hoàn toàn. Ngay cả khi bạn đã loại bỏ u sùi, nốt sùi vẫn có thể tái phát trở lại. Do đó với những người chưa mắc bệnh, bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh lý truyền nhiễm này.

sùi mào gà ở mắt
Tiêm ngừa vaccine HPV là biện pháp phòng bệnh sùi mào gà hữu hiệu nhất

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở mắt:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và tránh quan hệ bằng miệng.
  • Chỉ nên hoạt động tình dục với một bạn tình, tình trạng quan hệ bừa bãi là nguyên nhân khiến virus HPV dễ dàng lây nhiễm.
  • Tìm hiểu tình trạng sức khỏe của bạn tình trước khi quan hệ hoặc tiến tới hôn nhân.
  • Không sử dụng quần lót, bàn chải, son môi, khăn,… với người khác.
  • Thăm khám thường xuyên (khoảng 1 – 2 lần/ năm) để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe.
  • Hạn chế tắm ở nơi công cộng và cần vệ sinh cơ thể với xà phòng sau khi bơi lội.

Sùi mào gà ở mắt có mức độ nguy hiểm và dễ gây biến chứng. Tuy nhiên nếu kịp thời phát hiện và tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh sẽ có những chuyển biến tích cực.

Ngày đăng 08:58 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:37 - 09/06/2023
Chia sẻ:
Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nam, nữ và thuốc điều trị
Những biểu hiện sùi mào gà giai đoạn đầu thường không quá khó để nhận biết. Điều này làm bệnh nhân thường lơ là bỏ qua hoặc nhầm lẫn với…
Bệnh sùi mào gà là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lý xã hội lây truyền qua đường tình dục. Bệnh nếu…

Virus HPV là gì, gây bệnh gì và con đường lây nhiễm

HPV là chủng virus thường gặp hay gây bệnh ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Theo thống kê,…

Dấu hiệu sùi mào gà ở họng và phương pháp chữa trị

Sùi mào gà ở họng thường phổ biến ở những người quan hệ tình dục bằng miệng hoặc tiếp xúc…

Xét nghiệm sùi mào gà như thế nào? Chi phí, địa chỉ tốt

Xét nghiệm sùi mào gà có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán. Vì vậy sau khi thăm khám…

Bệnh sùi mào gà phát triển có nhanh không, làm sao ngăn chặn?

Theo thống kê tại khoa Lâm sàng 3, bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh, có 70% số bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua