Thuốc Kentax – Giá bán và cách sử dụng trị hắc lào, nấm

Loại thuốc bôi trị ngứa háng nào tốt và an toàn cho da?

Nấm mông chàm hóa là gì? Điều trị bằng cách nào?

Nấm da không ngứa là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nấm bẹn là gì? Nguyên nhân và cách trị nấm bẹn hiệu quả

Top 5 loại thuốc bôi ngoài da trị nấm ngứa phổ biến

Nấm da vùng kín – Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

3 cách trị nấm da ở mông tại nhà bằng thảo dược quen thuộc

10 cách trị nấm da đầu dân gian hiệu quả giúp nhiều người khỏi bệnh

Bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị dứt điểm?

Nấm da không ngứa là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nấm da không ngứa là một trong những triệu chứng da liễu thường gặp. Triệu chứng này thường là biểu hiện ban đầu của một số vấn đề như nấm móng, nấm da đầu, nấm kẽ, lang ben,…

Nấm da không ngứa
Nấm da không ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?

Nấm da không ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?

Nấm da không ngứa đề cập đến tổn thương da do nấm nhưng không gây ra triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Phần lớn các nguyên nhân gây nấm da không ngứa đều không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên trong trường hợp không cải thiện kịp thời, tổn thương da có thể lan rộng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dưới đây là một số vấn đề về da có liên quan đến triệu chứng nấm da không ngứa:

1. Lang ben

Lang ben là một dạng nhiễm nấm khá phổ biến, do vi nấm Pityrosporum gây ra. Lang ben đặc trưng bởi tình trạng da xuất hiện các mảng sáng màu do mất sắc tố melanin. Ngoài các biểu hiện trên da, bệnh có thể gây ra triệu chứng ngứa nhẹ hoặc không ngứa tùy vào từng trường hợp.

NÊN ĐỌC: Thảo mộc thiên nhiên điều trị lang ben TRIỆT ĐỂ, tái tạo da HOÀN CHỈNH

Nấm da không ngứa
Biểu hiện đặc trưng của bệnh lang ben sự xuất hiện các mảng da sáng màu

Lang ben có khả năng lây lan do sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt với người mắc bệnh. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này, bao gồm người sinh sống trong thời tiết nóng ấm, suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, trẻ em mắc bệnh sởi, cúm,…), vệ sinh cá nhân kém, da tiết nhiều dầu, rối loạn nội tiết,…

2. Nấm móng

Nấm móng là một dạng nấm da xảy ra ở móng tay và móng chân. Vùng da bên dưới móng có thể nhiễm nấm mốc Scopulariopsis, Hendersonula, Dermatophytes và Candida albicans.

Nấm móng là tình trạng không có biểu hiện đặc trưng. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là móng mất độ bóng, giòn và có thể chuyển sang màu vàng đục hoặc xuất hiện những đốm trắng/ đen. Ngoài ra vùng da xung quanh móng có thể xuất hiện mùi hôi khó chịu.

Với những trường hợp nặng, vùng da xung quanh móng sẽ có dấu hiệu viêm, sưng đỏ và có mủ. Do đó bệnh lý này thường không gây ra triệu chứng ngứa ngáy.

Nấm móng thường xuất hiện ở những người làm công việc nội trợ, chăn nuôi, thường xuyên chơi thể thao, người thiếu máu nuôi các chi, suy giảm miễn dịch và tiểu đường.

3. Hắc lào

Tương tự như lang ben, hắc lào cũng là một trong những loại nấm da phổ biến nhất. Bệnh còn có tên lác đồng tiền, xuất hiện chủ yếu ở những người vệ sinh da kém, suy giảm miễn dịch, tiểu đường,…

XEM THÊM: Bài thuốc Nam chữa tận gốc hắc lào được ngàn người tin dùng

Nấm da không ngứa
Tổn thương do hắc lào thường có hình tròn, màu đỏ, ngứa hoặc không ngứa

Biểu hiện đặc trưng của bệnh hắc lào là xuất hiện tổn thương da có hình tròn, hơi ngứa và đỏ. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhẹ, tổn thương da thường không gây ngứa ngáy hay làm phát sinh bất cứ triệu chứng gì.

CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG đang gặp phải

CHUYÊN GIA CHỈ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Gần 40 năm khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT.

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

- Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Triệu chứng của bạn?

4. Nấm kẽ

Nấm kẽ là một trong những vấn đề da liễu có liên quan đến tình trạng nấm da không ngứa. Nấm thường xuất hiện ở những kẽ của ngón chân hoặc ngón tay. Bệnh lý này thường do nấm Trichophyton và Epidermophyton gây ra.

Ban đầu, các loại vi nấm này xâm nhập vào da và gây ra tình trạng bong vảy nhẹ, sau đó làm xuất hiện bọng nước nhỏ, lan lên mu bàn chân và các kẽ chân khác. Tuy nhiên ở một số trường hợp do nấm Trichophyton gây ra, tổn thương da thường có màu đỏ, bong vảy và xuất hiện một số mụn nước nhỏ.

Nấm da không ngứa
Nấm kẽ là tình trạng nhiễm trùng da do nấm xảy ra ở kẽ chân hoặc kẽ tay

Nấm kẽ có thể gây ngứa hoặc không gây ra bất cứ triệu chứng gì. Bệnh phát sinh chủ yếu ở những người thường xuyên đi giày bít, giày thể thao hoặc làm việc trong môi trường ẩm ướt.

5. Nấm tóc

Nấm tóc là thuật ngữ đề cập đến tình trạng nhiễm trùng nấm trên da đầu. Tình trạng da liễu này thường do vi nấm Microsporum hoặc Trichophyton gây ra.

Tổn thương trên da là sự xuất hiện của các mảng tóc rụng, không viêm hoặc ngứa. Tuy nhiên khi vi nấm hoạt động mạnh, da có thể xuất hiện triệu chứng viêm, ngứa ngáy và đau nhức.

Vì vậy nếu bạn nhận thấy vùng da đầu bị nấm nhưng không ngứa, đây có thể là tổn thương ban đầu của bệnh nấm tóc. Mặc dù bệnh lý này không gây biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên sự xuất hiện của các mảng tóc rụng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây mất tự tin trong giao tiếp.

Nấm da không ngứa có nguy hiểm không?

Nấm da không ngứa là biểu hiện của một số tình trạng da liễu như nấm móng, nấm kẽ, hắc lào, lang ben,… Đây là các bệnh lý thường gặp và hầu hết đều không gây nguy hiểm.

Tuy nhiên tổn thương da do nấm có thể lây lan rộng theo thời gian và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy khi da xuất hiện tổn thương, bạn cần thăm khám và tiến hành điều trị trong thời gian sớm nhất.

Tư vấn cùng chuyên gia

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Nhập thông của bạn để gửi tới bác sĩ

Điều trị nấm da không ngứa bằng cách nào?

Phần lớn các trường hợp bị nấm da không ngứa đều được điều trị bằng phương pháp bảo tồn (sử dụng thuốc, chăm sóc tại nhà,…). Nếu kiên trì áp dụng, tổn thương da do nấm sẽ thuyên giảm và phục hồi sau một thời gian ngắn.

1. Sử dụng thuốc

Thuốc được sử dụng trong điều trị nấm da chủ yếu là thuốc kháng nấm và thuốc giảm ngứa. Thời gian sử dụng thuốc được quy định dựa vào mức độ tổn thương và loại nấm mà bạn gặp phải (nấm móng thường phải điều trị lâu hơn các loại nấm khác).

Nấm da không ngứa
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống hoặc thuốc bôi tại chỗ để ức chế vi nấm và làm giảm tổn thương da

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị nấm da không ngứa:

  • Thuốc chống nấm toàn thân như Itraconazol, Ketoconazol, Fluconazol: Những loại thuốc này được sử dụng ở đường uống nhằm ức chế vi nấm gây tổn thương da.
  • Thuốc chống nấm tại chỗ Clotrimazol: Loại thuốc này được sử dụng trực tiếp lên vùng da bị nhiễm trùng do nấm nhằm ức chế hoạt động của vi nấm và hạn chế tình trạng lây lan.
  • Tím metin 1% và dung dịch Castellami: Hai loại thuốc này thường được chỉ định trong điều trị nấm kẽ chân. Cụ thể được chỉ định khi vùng tổn thương có dấu hiệu trợt ướt và bội nhiễm.
  • Bột Undercylenic hoặc Mycoster: Để ngăn ngừa tổn thương ở kẽ chân lan rộng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn rắc bột thuốc vào vùng da tổn thương.
  • Cồn BSI 2%, ASA: Hai loại thuốc này được sử dụng trong điều trị lang ben trong khoảng 15 – 20 ngày. Trong trường hợp tổn thương da xảy ra trên diện rộng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống để tác động toàn thân và ngăn ngừa vi nấm lây lan.

Khi sử dụng thuốc điều trị nấm da, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ phát sinh. Ngoài ra bạn cần dùng thuốc đều đặn để tránh tình trạng lờn thuốc và tăng sinh chủng vi nấm/ vi khuẩn không nhạy cảm.

2. Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cần thực hiện chăm sóc đúng cách để ức chế vi nấm gây bệnh và giảm mức độ tổn thương da.

Một số biện pháp chăm sóc tại nhà giúp hỗ trợ quá trình điều trị nấm da không ngứa, bao gồm:

  • Vệ sinh da với xà phòng dịu nhẹ và có độ pH trung tính để loại bỏ mồ hôi và bụi bẩn tích tụ.
  • Mặc quần áo rộng rãi và có chất liệu thấm hút nhằm hạn chế ma sát và tăng tiết mồ hôi.
  • Hạn chế mang giày bít hoặc giày thể thao – nhất là trong thời tiết nóng ẩm. Thay vào đó nên mang dép xỏ hoặc giày sandals nhằm hạn chế da chân tiết mồ hôi quá mức.
  • Thông báo với các thành viên trong gia đình tình trạng sức khỏe để mọi người tránh tiếp xúc với các vật dụng cá nhân có khả năng lây nhiễm nấm.
  • Uống nhiều nước và bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm thúc đẩy da phục hồi, giảm khô và ngứa ngáy.

Phòng ngừa nấm da không ngứa

Nấm da không phải là tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên vùng da tổn thương do nấm có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình.

Nấm da không ngứa
Nên vệ sinh cơ thể hằng ngày để hạn chế các bệnh lý ngoài da như phát ban, mề đay, nấm da,…

Vì vậy bạn cần ngăn ngừa tình trạng này với các biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh cơ thể mỗi ngày để hạn chế tình trạng vi nấm và vi khuẩn xâm nhập vào bên trong da.
  • Tránh tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người nhiễm bệnh.
  • Mặc quần áo và mang giày dép phù hợp để tránh tăng tiết mồ hôi.
  • Hạn chế đi chân không ở nhà tắm và hồ hơi công cộng.
  • Vệ sinh vớ, giày dép và khăn tắm thường xuyên.

Nấm da không ngứa là một trong những tổn thương da thường gặp. Để hạn chế tình trạng chuyển biến xấu và gây nhiễm trùng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán loại nấm da và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

[MIỄN PHÍ] NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP TỪ BÁC SĨ DA LIỄU ĐẦU NGÀNH

Có thể bạn quan tâm:

Nấm da là gì? Tổng quan về bệnh và cách điều trị

Nấm da là một trong các loại bệnh da liễu mà ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải.…

Top 5 loại thuốc bôi ngoài da trị nấm ngứa phổ biến

Thuốc trị nấm ngứa bôi ngoài da thường có tác dụng điều trị tại chỗ, giúp tiêu diệt và ngăn…

Ngứa da đầu: Nguyên nhân và cách trị vĩnh biệt ngứa

Ngứa da đầu là một tình trạng ngoài da khá phổ biến gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến…

Loại thuốc bôi trị ngứa háng nào tốt và an toàn cho da?

Một số loại thuốc bôi trị ngứa háng không kê đơn có thể kiểm soát các cơn ngứa, làm giảm…

Nấm bẹn là tình trạng thường gặp ở nam giới

Nấm bẹn là gì? Nguyên nhân và cách trị nấm bẹn hiệu quả

Nấm bẹn là một bệnh da liễu thường gặp ở nam giới, mặc dù không nguy hiểm nhưng lại có…

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Đinh thanh giệnĐinh thanh giện says: Trả lời

    Thưa bác sĩ cháu có bị nổi đốm đỏ ở xung quanh đùi ạ.bác sĩ có thể tư vấn giúp cháu đó là bệnh gì ko ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *