Khí hư đặc – dính cảnh báo điều gì về sức khỏe?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Khí hư là một trong những hiện tượng sinh lý hoàn toàn tự nhiên thường xuất hiện ở nữ giới có độ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, trong trường hợp khí hư đặc, bệnh nhân nên cẩn thận. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý phụ khoa, chị em cần thăm khám và điều trị bệnh sớm.

Khí hư đặc
Khí hư đặc – Nguyên nhân do đâu?

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, khí hư chính là dịch tiết âm đạo. Hiện tượng này xuất hiện từ khi chị em bước vào độ tuổi dậy thì cho đến giai đoạn mãn kinh. Khí hư có tác dụng như một chất bôi trơn, giúp làm ẩm và ổn định môi trường sinh dục, hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, chúng còn giữ vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng khỏe mạnh dễ dàng bơi sâu vào vòi trứng, làm tăng khả năng thụ thai. 

Thông thường, khí hư bình thường sẽ có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà. Đồng thời không có mùi hoặc mùi hơi tanh, dai và có thể kéo thành sợi. Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà lượng khí hư có thể ra nhiều hay ít. Tuy nhiên, trong trường hợp khí hư đặc và dính lại với nhau, chị em nên cẩn thận. Vì đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ sức khỏe vùng kín đang gặp vấn đề trục trặc.

Khí hư đặc dính – Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Nguyên nhân gây khí hư đặc dính có thể là do các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa gây nên như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… Cụ thể như:

1. Viêm âm đạo

Tác nhân gây viêm âm đạo chủ yếu là do nấm men Candida gây nên. Đặc trưng của căn bệnh này là sự xuất hiện của khí hư đặc dính như keo hoặc quánh như đậu phụ. Bên cạnh đó, viêm âm đạo còn kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như nóng rát ở vùng kín hoặc đau mỗi khi quan hệ. Ngoài các dấu hiệu này ra, bệnh nhân còn gặp phải biểu hiện ngứa ngáy, xuất huyết sau quan hệ, tiểu són hoặc khó tiểu.

+ Điều trị bệnh

Để chấm dứt tình trạng khí hư đặc dính, bệnh nhân cần điều trị dứt điểm bệnh viêm âm đạo. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh ở mỗi người mà bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp điều trị khác nhau. Chẳng hạn:

  • Đối với viêm âm đạo do vi khuẩn: Dùng thuốc kê đơn Metronidazole
  • Bệnh do nhiễm nấm men: Chữa trị bằng thuốc kháng nấm hoặc thuốc viên đặt âm đạo như Tioconazole (Vagistat®1), Miconazole (Monistat® 1), Butoconazole (Femstat® 3) và Clotrimazole (Gyne-Lotrimin®
  • Bệnh do nhiễm Trichomonas: Dùng Tinidazole (Tindamax®) và Metronidazole (Flagyl®) 
  • Viêm âm đạo không do nhiễm trùng: Nên tránh xa nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời có biện pháp phòng ngừa hợp lý như không nên dùng xà phòng, băng vệ sinh kém chất lượng,…

2. Viêm cổ tử cung

Một trong những nguyên nhân khiến khí hư đặc dính như keo là do bệnh viêm cổ tử cung gây ra. Bệnh hình thành chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào cổ tử cung khi người bệnh sinh đẻ hoặc nạo phá thai. Bên cạnh đó, viêm cổ tử cung cũng có thể là do bệnh nhân quan hệ tình dục không an toàn hoặc quá thô bạo.

Ngoài triệu chứng khi hư đặc quánh và có màu vàng xanh, người bệnh còn gặp phải các biểu hiện như tiểu buốt hoặc tiểu rắt, chảy máu sau quan hệ. Ở một số trường hợp còn gặp phải tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt.

+ Điều trị viêm cổ tử cung

Thông thường, để điều trị viêm cổ tử cung, bác sĩ thường kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân sử dụng. Trong một vài trường hợp bệnh xuất hiện do vi rút, người bệnh sẽ dùng thuốc kháng vi rút để cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, để tăng tác dụng chữa trị và giảm thiểu nguy cơ phản ứng phụ, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian bác sĩ quy định.

Khí hư đặc dính
Khí hư đặc dính có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm cổ tử cung

3. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu cũng là một trong những bệnh lý dẫn đến sự xuất hiện của khí hư đặc dính. Bệnh hình thành chủ yếu là do người bệnh quan hệ tình dục không an toàn hoặc do vi khuẩn ngược dòng từ âm đạo, tử cung, lộ tuyến cổ tử cung,… gây nên.

Bên cạnh triệu chứng khí hư đặc dính có mùi hôi tanh khó chịu, người bệnh còn phải hứng chịu tình trạng đau lưng, đau nhức âm ỉ ở bụng dưới, đau khi quan hệ hoặc rối loạn kinh nguyệt.

+ Điều trị viêm vùng chậu

Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để điều trị bệnh viêm vùng chậu. Bên cạnh đó, nhân viên y tế cũng có thể chỉ định phối hợp giữa hai hay nhiều loại kháng sinh cùng lúc kiểm soát triệu chứng bệnh.

4. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng vùng niêm mạc da lộ tuyến ở ngoài cổ tử cung bị viêm nhiễm và lở do sự tấn công của vi rút, vi khuẩn hoặc nấm. Bệnh xuất hiện với biểu hiện nhận biết như khí hư đặc quánh như đậu hũ có màu nâu đỏ hoặc nâu. Bên cạnh đó, bệnh còn kèm theo các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Đồng thời, bệnh nhân còn gặp phải dấu hiệu đau bụng dưới, chảy máu sau quan hệ, rối loạn kinh nguyệt, tiểu khó hoặc tiểu buốt.

+ Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Trong trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung kèm theo viêm nhiễm, bệnh nhân cần dùng thuốc điều trị chống viêm. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh chứ không chữa khỏi lộ tuyến. Do đó, để chấm dứt bệnh, người bệnh cần áp dụng các biện pháp diệt tuyến như đốt bằng điện, áp lạnh hay đốt bằng lazer. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ chỉ định biện pháp điều trị thích hợp.

5. Bệnh lậu

Khí hư đặc, có màu xanh ngoài là dấu hiệu nhận biết của bệnh lý phụ khoa, đây cũng có thể là triệu chứng cảnh báo do các bệnh lây truyền đường tình dục gây nên, trong đó có bệnh lậu. Đây là căn bệnh do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên. 

Thông thường, sau khi nhiễm khuẩn 2 – 3 ngày, ngoài khí hư đặc dính, chị em còn gặp phải triệu chứng ngứa rát, đau bụng dưới và cảm thấy đau rát sau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau khu vực xương chậu, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sốt cao và nôn mửa,…

+ Điều trị bệnh lậu

Phương pháp điều trị bệnh lậu thường được lựa chọn đó là dùng thuốc kháng sinh. Ciprofloxacine, Spectinomycine, Ceftriaxone và Azithromycin là những loại kháng sinh thường chỉ định điều trị bệnh lậu. Tuy nhiên, để tránh vi khuẩn gây bệnh lậu kháng thuốc khiến bệnh chuyển nặng và gây biến chứng, bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị được bác sĩ thiết lập.

Khí hư đặc do bệnh lậu
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên là một trong những nguyên nhân gây tiết khí hư đặc ở nữ giới

Biến chứng của khí hư đặc – dính

Như đã đề cập ở trên, khí hư đặc dính có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh lý phụ khoa hoặc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Do đó, bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Làm tăng nguy cơ ung thư buồn trứng, ung thư cổ tử cung
  • Gây ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai hoặc thai chết lưu
  • Giảm khả năng thụ thai, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh vô sinh – hiếm muộn
  • Viêm nhiễm có thể lan rộng sang các bộ phận khác trên cơ thể. Bên cạnh đó cũng có thể lan sang bộ phận sinh dục của nam giới khi quan hệ gây viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm bao quy đầu, viêm tinh hoàn hoặc viêm bàng quang,…

Điều trị khí hư đặc dính như thế nào?

Khí hư đặc dính không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà gây không ít phiền toái đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Do đó, để chấm dứt tình trạng khó chịu này, đồng thời ngăn ngừa biến chứng xảy ra, bệnh nhân nên thăm khám sớm. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà nhân viên y tế sẽ thiết lập phác đồ điều trị thích hợp ở mỗi người. 

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa viêm nhiễm, bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo những yêu cầu sau đây:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, ít nhất 2 lần/ngày. Tuy nhiên, không nên thụt rửa sâu vào âm đạo, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập sâu
  • Trong quá trình điều trị bệnh không nên quan hệ tình dục. Trong trường hợp quan hệ sau khi bệnh đã khỏi, bệnh nhân nên vệ sinh trước và sau khi quan hệ 
  • Lựa chọn quần áo vừa size, không nên mặc đồ quá chật
  • Chỉ nên quan hệ chung thủy với một bạn tình. Đồng thời nên có biện pháp an toàn để tránh lây nhiễm bệnh qua đường tình dục

Khí hư đặc là biểu hiện nhận biết của bệnh lý phụ khoa. Để ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và gây biến chứng, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị sớm. 

Có thể bạn quan tâm

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 08:58 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:39 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Khí hư màu hồng cho biết điều gì, có cần trị?

Khí hư màu hồng thường phổ biến trong thời kỳ rụng trứng, mang thai. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng…

Cách trị huyết trắng bằng nha đam có thực sự có hiệu quả?

Trong dân gian, rất nhiều chị em đã sử dụng cách trị huyết trắng bằng nha đam để cải thiện…

Ra Huyết Trắng Là Bệnh Gì? Hình Ảnh, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Ra huyết trắng là một điều bình thường của cơ thể phụ nữ. Tuy nhiên, đôi khi huyết trắng có…

Khí hư khi nào là bình thường, khi nào là bất thường?

Khí hư bất thường có thể là dấu hiệu cho một số bệnh lý hoặc thay đổi trong cơ thể…

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng huyết trắng có màu xanh Huyết Trắng Có Màu Xanh: Nguyên Nhân Và Cách Trị Dứt Điểm

Huyết trắng là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới thế nhưng nếu huyết trắng màu xanh kèm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua