Các Loại Thuốc Điều Trị Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Các loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày phổ biến bao gồm thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng thụ thể histamine H2, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống co thắt,… Với từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ triệu chứng để chỉ định loại thuốc phù hợp.

 thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày
Các thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày được sử dụng phổ biến hiện nay

5 nhóm thuốc tây điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc hang vị bị tổn thương và giãn mao mạch khiến máu ứ đọng tại vị trí viêm. Bệnh lý này có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đau thượng vị, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon, nôn mửa,…

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm xung huyết hang vị đều được sử dụng thuốc kết hợp với chế độ chăm sóc hợp lý. Dưới đây là những loại thuốc được dùng phổ biến trong quá trình điều trị bệnh lý này.

1. Thuốc trung hòa acid dạ dày

Thuốc trung hòa acid dạ dày thường chứa hoạt chất Aluminium hydroxide và Magnesium carbonate. Sau khi được dung nạp bằng đường uống, các hoạt chất này tạo thành lớp màng có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Với cơ chế trên, nhóm thuốc trung hòa acid có thể hạn chế viêm loét, giảm tăng sinh dịch nhầy và cầm máu tại chỗ. Nhóm thuốc này thường được sử dụng trước khi ăn hoặc ngay khi triệu chứng phát sinh để giảm nhanh cơn đau thượng vị và cảm giác buồn nôn do viêm xung huyết hang vị dạ dày gây ra.

 thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày
Thuốc trung hòa acid có khả năng giảm nhanh các triệu chứng như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua,…

Tuy nhiên cần thận trọng khi dùng nhóm thuốc này cho bệnh nhân suy thận. Các loại thuốc trung hòa acid dạ dày phổ biến, bao gồm Gastropulgite, Phosphalugel, Yumangel, Pepsane,…

2. Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) có khả năng giảm sản xuất dịch vị dạ dày trong thời gian dài. Sau khi ngưng thuốc, hoạt động bài tiết acid ở cơ quan tiêu hóa sẽ được phục hồi.

Nhóm thuốc này thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý do tăng tiết acid như hội chứng Zollinger-Ellison, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm xung huyết hang vị,…

 thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày
Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng nhằm giảm mức độ tăng tiết dịch vị ở dạ dày

Thuốc ức chế bơm proton thường phát huy tác dụng sau 3 – 5 ngày sử dụng. Vì vậy bác sĩ có thể yêu cầu phối hợp với thuốc trung hòa acid để giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên khi sử dụng, cần uống hai nhóm thuốc này cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Thuốc ức chế bơm proton làm giảm tăng tiết dịch vị nên có khả năng tăng số lượng vi khuẩn Clostridium difficile trong đường ruột và gây tiêu chảy kéo dài. Ngoài ra sử dụng nhóm thuốc này dài hạn còn tăng nguy cơ gãy xương và suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Các hoạt chất ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến, bao gồm Rabeprazole (Pariet), Esomeprazole (Nexium), Pantoprazole (Pantoloc), Omeprazole (Losec),…

3. Thuốc ức chế chọn lọc thụ thể H2

Thuốc ức chế chọn lọc thụ thể H2 (thuốc kháng histamine H2) có tác dụng hạn chế quá trình bài tiết ở dạ dày. Loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm hang vị, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng Zollinger-Ellison.

Với những trường hợp có nguy cơ khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton, bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc kháng histamine H2. Nhóm thuốc này được hấp thu khá tốt và ít khi gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

 thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày
Thuốc kháng thụ thể H2 được dùng để thay thế thuốc ức chế bơm proton trong một số trường hợp

Các loại hoạt chất kháng histamine H2 thường dùng, gồm có Cimetidine (Cimetidine stada), Famotidine (Famotidin 40), Ranitidine (Ranitidin 150, 300),…

4. Thuốc giảm đau chống co thắt

Trong trường hợp cơn đau phát sinh do dạ dày co thắt quá mức, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau chống co thắt. Nhóm thuốc này có thể được dùng cho cơn đau ở đường tiêu hóa, tiết niệu và một số cơ quan khác.

Tuy nhiên thuốc giảm đau chống co thắt chống chỉ định với phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 12 tuổi, người bị tắc ruột hoặc liệt ruột.

 thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày
Chống chỉ định thuốc giảm đau chống co thắt cho phụ nữ mang thai, người bị liệt ruột, tắc ruột,…

Các hoạt chất giảm đau chống co thắt được dùng trong điều trị viêm xung huyết hang vị, gồm có: Alverin (Sparenil, Cadispasmin, Spasmaverin,…) và Drotaverin (Pymenospain và Nospa).

5. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong trường hợp viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Nhóm thuốc này thường được dùng phối hợp với thuốc ức chế bơm proton/ thuốc kháng thụ thể H2 và thuốc trung hòa acid để cải thiện triệu chứng và tiêu diệt vi khuẩn.

Với trường hợp bệnh tiến triển nhanh chóng, bác sĩ có thể phối hợp thêm một loại kháng sinh khác (tổng cộng là 4 nhóm thuốc) để tác động trực tiếp đến vi khuẩn gây bệnh.

 thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày
Kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày có vi khuẩn HP

Các loại kháng sinh được sử dụng:

  • Amoxicillin: Là kháng sinh nhóm penicillin và có phổ kháng khuẩn rộng. Loại kháng sinh này thường được lựa chọn ưu tiên trong điều trị bệnh dạ dày có vi khuẩn HP.
  • Clarithromycin: Là kháng sinh thuộc nhóm macrolid, được sử dụng phối hợp với Amoxicillin và thuốc kháng thụ thể H2 nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Levofloxacin: Kháng sinh này thuộc nhóm quinolone, thường được sử dụng khi bệnh nhân dị ứng với kháng sinh penicillin. Hoặc được dùng khi vi khuẩn đã kháng lại một số kháng sinh thông thường.

Kháng sinh thường được dùng phối hợp với thuốc kháng H2, thuốc ức chế proton và thuốc trung hòa acid theo phác đồ 3 hoặc 4 thuốc.

Sử dụng kháng sinh có thể làm tăng chủng vi khuẩn gây hại trong đường ruột và gây tiêu chảy kéo dài. Trong trường hợp này, bạn nên thông báo với bác sĩ để được thay đổi một loại kháng sinh mới.

Thuốc Đông y chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày

Trong các phương pháp điều trị bệnh dạ dày, Đông y được đánh giá là giải pháp tối ưu bởi nhằm vào căn nguyên bệnh, điều trị từ gốc và bồi bổ cơ thể, nâng cao chức năng dạ dày, ngăn bệnh quay trở lại.

Nhiều bài thuốc Đông y đã ra đời nhằm giải quyết căn bệnh này nhưng nổi bật và đem lại hiệu quả cao nhất phải kể đến bài thuốc Sơ can Bình vị tán.

Bài thuốc là thành quả nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền, được nghiên cứu và bào chế dựa trên hơn 10 bài thuốc cổ phương kết hợp với y học hiện đại.

Sơ can Bình vị tán sử dụng nhiều loại thảo dược quý như: Tam thất, Bạch thược, Bố chính sâm, Ô tặc cốt, Cam thảo, Quán chúng… Đây đều là thành phần phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh của cha ông ngàn đời nay. 

Để đem đến cho người bệnh liệu pháp điều trị an toàn, lành tính, không mang theo tác dụng phụ, Trung tâm Thuốc dân tộc đã chủ động phát triển nguồn dược liệu sạch vào sản xuất thuốc.

Từ năm 2010, trung tâm kết hợp với bà con địa phương trên cả nước xây dựng các vườn dược liệu chuyên canh lên tới hàng trăm hecta theo tiêu chuẩn GACP – WHO tại nhiều tỉnh thành: Hà Giang, Sơn La, Hải Dương, Vĩnh Phúc…

Những vùng chuyên canh này giúp đảm bảo mọi loại dược liệu sử dụng trong bào chế thuốc đều an toàn, không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không chất bảo quản.

Vườn dược liệu chuẩn GACP - WHO của Trung tâm Thuốc dân tộc tại Hải Dương
Vườn dược liệu chuẩn GACP – WHO của Trung tâm Thuốc dân tộc tại Hải Dương

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán hiện được bào chế làm 3 sản phẩm kết hợp. Với từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ căn cứ vào sức khỏe và tình trạng bệnh để kết hợp kê đơn trong điều trị.

1. Sơ can Bình vị – Viêm loét HP

Thành phần: Bố chính sâm, Tam thất, Bạch thược, Ô tặc cốt, Bắc sài hồ, Kim ngân hoa, Quán chúng, Cam thảo…

Công dụng: Cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét, diệt HP.

2. Sơ can Bình vị – Trào ngược

Thành phần: Bố chính sâm, Tam thất, Bạch thược, Ô tặc cốt, Bắc sài hồ, Kim ngân hoa…

Công dụng: Chống trào ngược, ợ hơi, ợ chua, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng…

3. Cao Bình vị

Thành phần: Bồ công anh, Mơ tam thể, Lá khôi, Cỏ mực, Mai mực, Dạ cầm, Tơ hồng xanh, Xích đồng,…

Công dụng: Làm lành vùng tổn thương, giúp cầm máu, giảm trào ngược thực quản, giảm ợ hơi, ợ chua, giảm viêm đau, thanh nhiệt giải độc và sát trùng.

Lộ trình sử dụng Sơ can Bình vị tán chữa đau dạ dày
Lộ trình điều trị rõ ràng của Sơ can Bình vị tán điều trị đau dạ dày

Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng và khẳng định hiệu quả khi giúp tới 95% bệnh nhân chấm dứt các tình trạng bệnh trong 2 – 3 tháng sử dụng. Hàng năm, Sơ can Bình vị tán đang giúp hàng chục ngàn bệnh nhân thoát khỏi cơn đau dạ dày dai dẳng.

Sản phẩm đang được bào chế và phân phối độc quyền bởi Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị uy tín hàng đầu về Y học cổ truyền với hàng loạt giải thưởng danh giá như: Cúp Vàng “Sản phẩm tin cậy – Dịch vụ hoàn hảo – Nhãn hiệu ưa dùng 2017”, Top 50 các Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2018.

Với hiệu quả điều trị cao, an toàn, lành tính, bài thuốc cũng là đề tài phân tích của giới chuyên gia trên nhiều tờ báo uy tín trong nước. Hãy cùng xe, báo chí nói gì về bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày dứt điểm tại Thuốc dân tộc:

Xem video NSND Trần Nhượng chia sẻ bí quyết chữa đau dạ dày dứt điểm bằng Đông y:

Các lưu ý khi dùng thuốc trị viêm xung huyết hang vị

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính đối với bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày. Tuy nhiên lưu ý, người bệnh vẫn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là với những người sử dụng thuốc Tây y, nếu thiếu thận trọng và mắc sai lầm khi sử dụng, bệnh tình có thể chuyển biến xấu và gây ra một số tình huống rủi ro:

 thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày
Cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Vì vậy khi sử dụng thuốc, bạn nên chú ý một số điều sau:

  • Chỉ dùng thuốc sau khi được bác sĩ thăm khám và đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Tự ý sử dụng thuốc có thể che lấp các dấu hiệu bất thường và làm sai lệch kết quả chẩn đoán.
  • Không tùy tiện thay đổi liều dùng, thời gian sử dụng hay tự ý phối hợp các loại thuốc điều trị.
  • Trong những trường hợp sử dụng kháng sinh, cần dùng thuốc đều đặn để tránh tình trạng kháng thuốc.
  • Nếu nhận thấy phản ứng quá mẫn (phát ban da, nổi mề đay, sưng cổ họng,…) bạn nên thông báo với bác sĩ để được thay thế các loại thuốc khác.
  • Trong trường hợp gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc, cần chủ động ngưng sử dụng và gọi cho bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
  • Một số trường hợp xung huyết hang vị có thể bị chảy máu dạ dày. Vì vậy khi nhận thấy dấu hiệu nôn ra máu, phân đen, có lẫn máu tươi,… nên đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
  • Việc sử dụng thuốc chỉ đạt kết quả tốt khi phối hợp với chế độ ăn và lối sống lành mạnh.

Các loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày chỉ được sử dụng sau khi kết thúc quá trình chẩn đoán. Tùy tiện dùng thuốc có thể làm phát sinh một số tác dụng không mong muốn và gây khó khăn trong việc xác định bệnh lý.

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 13:14 - 16/01/2023 - Cập nhật lúc: 14:52 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Bệnh viêm hang vị tiền môn vị là gì? Viêm hang vị tiền môn vị là gì? Nguy hiểm không?

Viêm hang vị tiền môn vị là tình trạng viêm xảy ra ở phần cuối của dạ dày. Có thể…

Viêm cuống dạ dày: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm cuống dạ dày là hiện tượng viêm cấp tính hoặc mãn tính khiến cho lớp lót bên trong lòng…

Bác Thành chia sẻ về hành trình điều trị viêm đau dạ dày tại Thuốc dân tộc Quên đi nỗi lo viêm dạ dày sau hơn 10 năm chạy chữa nhờ thuốc Đông y

Viêm dạ dày đang ngày càng phổ biến và có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Mỗi…

UỐNG Sơ can Bình vị tán KHỎI viêm đau dạ dày 60% ngay SAU 1 THÁNG UỐNG Sơ can Bình vị tán KHỎI viêm đau dạ dày 60% ngay SAU 1 THÁNG

Công việc bộn bề, áp dụng cộng thêm chế độ sinh hoạt và ăn uống không điều độ là nguyên…

Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP điều trị như thế nào?

Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP thường được điều trị bằng kháng sinh kết hợp thuốc chống…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua