Các dấu hiệu phụ nữ có thai – Dễ nhận biết nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Ra máu âm đạo, tăng tiết khí hư, đau lưng, thèm ăn đồ chua… là các dấu hiệu phụ nữ có thai dễ phát hiện. Chị em đang có kế hoạch mang thai nên nhận biết sớm các biểu hiện này để xây dựng được kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho bản thân tốt nhất trong thai kỳ.

26 dấu hiệu phụ nữ có thai

Các triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai bao gồm:

1. Mệt mỏi trong người

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu phụ nữ gặp nhiều nhất khi mang thai. Có nhiều nguyên nhân khiến cho bà bầu cảm thấy mệt mỏi trong thai kỳ như:

  • Cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt khiến cho các tế bào trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy cũng như các dưỡng chất để hoạt động bình thường.
  • Đường huyết giảm
  •  Lao động nặng nhọc
  • Ăn uống không đầy đủ
  • Gặp tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc trong thời gian mang thai, chẳng hạn như thuốc trị ốm nghén hay thuốc chống dị ứng…
dấu hiệu phụ nữ có thai
Những thay đổi trong cơ thể khi mang thai khiến nhiều phụ nữ luôn cảm thấy mệt mỏi

2. Ra máu báo thai

Ra máu báo thai là dấu hiệu đến sớm trong thai kỳ. Hiện tượng này thường xảy ra sau 10 – 14 ngày kể từ khi trứng và tinh trùng kết hợp với nhau thành công. Lúc này, phôi nang đã di chuyển từ ống dẫn trứng xuống tử cung và làm tổ ở lớp niêm mạc. Quá trình này sẽ dẫn đến hiện tượng ra máu báo thai.

Triệu chứng ra máu báo thai thường kéo dài không quá 3 ngày. Số lượng máu không nhiều, thường có màu hồng, đỏ hay màu nâu. Hiện tượng này xảy ra khiến nhiều người nghĩ rằng mình có kinh nhưng thực tế đây chính là một dấu hiệu phụ nữ có thai mà chị em thường bỏ qua.

3. Thèm ăn món lạ

Khi mang thai, nhiều phụ nữ có khuynh hướng thèm ăn những món lạ mà có thể trước đó họ chưa bao giờ thử qua. Thậm chí có người còn thèm ăn cả những thứ kỳ lạ như cao su hay đất. 

Cảm giác thèm ăn ở phụ nữ mang thai thường bắt đầu xảy ra trong tháng đầu và trở nên mạnh mẽ hơn trong 3 tháng cuối. Sau đó, tính trạng này sẽ giảm dần ở tam cá nguyệt cuối cùng. 

Có khoảng 84% phụ nữ đã trải qua cảm giác thèm ăn khi mang thai. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do cơ thể bị thiếu hụt một chất nào đó, chẳng hạn như sắt. Ngoài ra, sự thay đổi nồng độ của các loại hormone Hormone estrogen và progesterone trong thai kỳ cũng tác động trực tiếp hệ thần kinh trung ương. Nó khiến cho khẩu vị của chị em tăng lên và phát sinh cảm giác thèm ăn dữ dội.

Cảm giác thèm ăn có thể kích thích bà bầu ăn uống mất kiểm soát trong thai kỳ khiến cho chị em tăng quá nhiều cân. Để hạn chế bớt tình trạng này, mẹ bầu nên duy trì ăn bữa sáng đầy đủ, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh sử dụng các thức ăn giàu chất béo và tập thể dục hàng ngày để loại bỏ bớt phần năng lượng dư thừa.

4. Trễ kinh, mất kinh – Dấu hiệu phụ nữ có thai

Hầu hết phụ nữ đều đi khám thai sau khi bản thân có dấu hiệu bị trễ kinh. Sau quá trình phôi nang làm tổ ở lớp niêm mạc tử cung hoàn tất, cơ thể phụ nữ sẽ bắt đầu sản xuất ra một loại hormone có tên gọi là gonadotropin (hCG). Loại hormone này không chỉ giúp duy trì thai kỳ mà nó còn có tác dụng ức chế sự phóng thích trứng trưởng thành ở buồng trứng.

trễ kinh -dấu hiệu phụ nữ có thai
Trễ kinh là một trong những dấu hiệu sớm cảnh báo phụ nữ có thai

Chính vì vậy, trong thời gian mang thai, chị em sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện. Hiện tượng mất kinh nguyệt thường kéo dài cho đến hết thai kỳ.

Nếu bị trễ kinh khoảng 7 ngày, chị em có thể dùng que thử thai để nhận biết mình có thai hay không. Lúc này, nồng độ hormone hCG trong nước tiểu đã tăng cao khiến cho que thử thai xuất hiện 2 vạch rõ ràng.

5. Đau lưng

 Dấu hiệu đau lưng có thể được bắt gặp ở tất cả phụ nữ mang thai. Cơn đau thường xuất hiện nhiều nhất ở khu vực thắt lưng nhưng đôi khi chị em cũng có thể bị đau mỏi dọc theo cột sống. 

Càng về những tháng sau của thai kỳ, hiện tượng đau lưng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do sự phát triển ngày càng lớn của bào thai khiến các dây chằng ở lưng ngày càng giãn ra. Cùng với đó, cột sống cũng phải chịu áp lực lớn hơn dẫn đến các cơn đau lưng ở mức độ nhẹ đến nặng.

6. Ợ nóng, ợ chua, buồn nôn và nôn ói

Đây chính là nỗi ám ảnh của nhiều bà bầu và cũng là dấu hiệu mang thai điển hình có đến 70% chị em gặp phải. Dân gian thường gọi hiện tượng buồn nôn, nôn ói ở phụ nữ mang thai là ốm nghén.

Tình trạng buồn nôn ở bà bầu có thể diễn ra ở mức độ nhẹ, trùng bình đến nặng. Triệu chứng khó chịu này chủ yếu xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ và thuyên giảm dần sau đó khi thai nhi đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định.

 Sự gia tăng nồng độ hormon HCG và Estrogen được xác định là nguyên nhân khiến cho bà bầu bị buồn nôn, nôn ói. Chúng khiến cho các cơ co thắt nằm ở thực quản dưới bị giãn nở, không thể đóng mở bình thường nên tạo điều kiện cho các chất có trong dạ dày bị trào ngược lên trên. Từ đó mới dẫn đến hiện tượng buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn ói liên tục.

Tuy nhiên, các triệu chứng trên cũng có thể gặp khi mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa như trào ngược axit, viêm loét dạ dày, viêm thực quản… Chị em cần thận trọng đi khám để chẩn đoán phân biệt cho đúng.

7. Táo bón, đầy hơi, ăn uống lâu tiêu

Bên cạnh tình trạng buồn nôn, ợ nóng phụ nữ mang thai còn phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu khác ở đường tiêu hóa như đầy hơi, ăn lâu tiêu, táo bón.

Khi có bầu, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi cũng khiến cho hoạt động co bóp của nhu động ruột chậm lại. Điều này khiến cho quá trình tiêu hóa diễn ra lâu hơn khiến mẹ luôn có cảm giác đầy bụng, khó tiêu và thường xuyên bị táo bón.

8. Đi tiểu nhiều hơn

Trong suốt thai kỳ, phụ nữ có khuynh hướng đi tiểu nhiều hơn do bàng quang bị tử cung chèn ép. Cùng với đó, sự gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể bà bầu cũng khiến hoạt động bài tiết ở thận diễn ra liên tục. Chính vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chị em có cảm giác mót tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm.

Đi tiểu nhiều - dấu hiệu phụ nữ có thai
Thai nhi phát triển chèn ép vào bàng quang khiến phụ nữ có thai thường xuyên mót tiểu

Mẹ bầu có thể bị mệt mỏi, mất ngủ khi phải thức giấc đi tiểu thường xuyên vào ban đêm. Hãy hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối để hạn chế được dấu hiệu khó chịu này.

9. Những thay đổi ở vùng ngực

Dấu hiệu phụ nữ có thai còn được biểu hiện rõ nét thông qua những thay đổi ở vùng ngực. Khi có thai, tuyến vú phát triển khiến cho ngực lớn hơn. Kèm theo đó còn có thể xuất hiện cảm giác căng tức, ngứa ran ở ngực. Núm vú cũng trở nên sậm màu và nổi rõ hơn.

10. Âm đạo ra nhiều khí hư

Đây là một trong những biểu hiện đến sớm khi phụ nữ mang thai. Khí hư ra nhiều là hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra do lượng estrogen trong cơ thể tăng cao khi có bầu. 

Chất nhày thường có màu trắng, trắng đục được tiết ra với số lượng nhiều hơn trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu và cuối của thai kỳ. Nếu gặp phải dấu hiệu này, chị em cần chú trọng vệ sinh vùng kín và thay quần lót thường xuyên để vi nấm, vi khuẩn không có cơ hội phát triển.

Trong trường hợp khí hư ra quá nhiều, có màu xanh, màu vàng kèm theo mùi hôi thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy chị em đang mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

11. Tăng huyết áp

Trong thời gian mang thai, huyết áp của người phụ nữ có khuynh hướng tăng cao hơn bình thường. Hiện tượng gia tăng thân nhiệt xảy ra khi có sự tăng cường lưu thông máu trong cơ thể bà bầu. Thêm vào đó, nguồn năng lượng được bổ sung nhiều hơn trong thai kỳ cũng khiến cơ thể tỏa ra nhiều nhiệt lượng làm tăng huyết áp và khiến cho nhiều mẹ bầu bị bốc hỏa.

12. Tim đập nhanh, chóng mặt, choáng váng

Sự xuất hiện của bào thai khiến các cơ quan trong cơ thể phải hoạt động mạnh hơn, đặc biệt là hệ tuần hoàn, tim mạch. Lúc này, hệ tuần hoàn phải hoạt động vất vả để bơm máu nhiều hơn đến tử cung nuôi dưỡng thai nhi. Ngoài ra, tim của mẹ bầu cũng nâng cao nâng suất hoạt động để cung cấp máu và oxy kịp thời cho vùng chậu khiến chị em thường xuyên có cảm giác chóng mặt, choáng váng. 

Ngoài ra, hiện tượng chóng mặt còn xuất hiện khi mẹ bầu bị thiếu máu hoặc đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào đó trong thai kỳ. Nếu tình trạng này xảy ra quá nghiêm trọng, chị em nên thông báo cho bác sĩ biết để có hướng khắc phục an toàn.

13. Rụng tóc

Thêm một dấu hiệu phụ nữ có thai mà chị em có thể sớm nhận biết đó chính là rụng tóc. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tốt trong thai kỳ khiến các nang tóc bị suy yếu và dễ gãy rụng. Một số mẹ bầu bị rụng tóc do thiếu vitamin hoặc do tuần hoàn máu lên da đầu kém.

Rụng tóc - dấu hiệu phụ nữ có thai
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ là nguyên nhân khiến cho nhiều bà bầu bị rụng tóc

Triệu chứng rụng tóc xuất hiện trên 30 – 50% phụ nữ mang thai. Chị em có thể nhận thấy tóc bị rụng nhiều trong 1 – 5 tháng đầu tiên của thai kỳ rồi thuyên giảm. Tuy nhiên ở một số mẹ bầu tình trạng này kéo dài cho đến sau sinh mới hết.

14. Nghén chua hoặc nghén ngọt

Khi mang thai, khẩu vị của chị em bị thay đổi. Nhiều chị em có khuynh hướng thích ăn đồ chua hoặc đồ ngọt và luôn luôn có cảm giác thèm ăn chúng một cách bất thường. Họ có thể ăn được một thứ có độ chua quá mức hoặc rất ngọt nhưng vẫn cảm thấy ngon miệng.

Theo kinh nghiệm của các cụ xưa, các trường hợp thèm ăn đồ chua thường sinh con gái và ngược lại, các trường hợp bị nghén ngọt sẽ sinh con trai. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có căn cứ khoa học nào chứng minh độ chính xác của vấn đề này.

15. Âm đạo trở nên sậm màu

Lượng máu lưu thông đến cơ quan sinh dục nhiều hơn trong thai kỳ chính là lý do khiến âm đạo của chị em trở nên sậm màu hơn. Màu sắc bình thường của âm đạo có thể được khôi phục sau vài tháng hoặc cũng có khi phải đợi đến sau sinh.

Đây là một dấu hiệu hết sức bình thường phụ nữ mang thai nào cũng trải qua. Chị em không nên quá lo lắng, tự ti với “cô bé” của mình.

16. Nhạy cảm với mùi

Một số phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm hơn khi ngửi thấy mùi vị của thức ăn, hóa chất hay nước hoa khiến cho họ bị buồn nôn, nôn ó i ngay lập tức. Dấu hiệu này xảy ra rõ ràng nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Nếu tình trạng này quá nghiêm trọng, nó có thể khiến mẹ bầu không thể sử dụng được một số thức ăn trong thực đơn. Chế độ dinh dưỡng của mẹ có thể bị mất cân bằng gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

17. Da đổ nhiều dầu

Hormone estrogen bị rối loạn trong thai kỳ khiến cho các tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh mẽ hơn. Điều này khiến da của mẹ bầu luôn trong tình trạng bóng dầu, mất thẩm mỹ.

18. Nổi mụn trứng cá là dấu hiệu mang thai

Có khá nhiều phụ nữ cảm thấy lo lắng về tình trạng nổi nhiều mụn trứng cá trên da kể từ lúc mang thai. Trong giai đoạn bầu bí, sức đề kháng của chị em thường bị suy giảm khiến cho vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào da. Chúng kết hợp cùng với chất nhờn và tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó gây ra các loại mụn trứng cá viêm như mụn đỏ, mụn bọc, mụn mủ.

Nổi mụn - dấu hiệu phụ nữ có thai
Nhiều phụ nữ bị nổi mụn trứng cá khi mang thai do rối loạn nội tiết tố

Sự xuất hiện của các nốt mụn là ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của mẹ bầu cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ của làn da. Thậm chí nếu không được điều trị đúng cách, mụn có thể để lại nhiều sẹo và vết thâm trên da.

19. Tăng cân – dấu hiệu phụ nữ có thai

Việc ăn uống tẩm bổ cùng với sự phát triển của thai nhi khiến bà bầu bị tăng cân trong thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, cân nặng chỉ tăng nhẹ và trọng lượng cơ thể của mẹ bầu có khuynh hướng tăng mạnh hơn bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2.

Số lượng cân nặng tăng phụ thuốc rất lớn vào chế độ ăn uống, vận động của mẹ. Tính trung bình, trong suốt 40 tuần của thai kỳ phụ nữ mang thai có thể tăng từ 10 – 15 cân.

20. Chuột rút, tê chân 

Bị chuột rút ở chân là dấu hiệu phổ biến ở phụ nữ mang thai. Hiện tượng này thường xuất hiện nhiều hơn trong những tháng cuối thai kỳ do các tĩnh mạch ở chi dưới bị sức nặng của thai nhi, tử cung cùng trọng lượng của phần thân trên chèn ép xuống. Hậu quả khiến cho mẹ bầu phải đối diện với chứng chuột rút hoặc tê bì hai chân khi ngồi lâu.

Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung canxi trong thai kỳ kết hợp mát xa, ngâm chân với nước ấm mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu được đáng kể nguy cơ bị chuột rút trong thai kỳ.

21. Rạn da 

Những vết rạn da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể bà bầu trong những tháng sau của thai kỳ. Nhiều nhất là ở bụng, hay đùi.

Hiện tượng này xảy ra do sự gia tăng cân nặng quá mức trong thai kỳ khiến cho các sợi liên kết dưới da không kịp thích ứng mà bị căng giãn, đứt gãy, để lại vết rạn xấu xí.

22. Rối loạn giấc ngủ

Dưới tác động của hormone progesterone được giải phóng nhiều trong thai kỳ, đa số mẹ bầu đều có cảm giác hay buồn ngủ và ngủ nhiều hơn vào ban ngày. Cơn buồn ngủ thường kéo đến một cách đột ngột, khó cưỡng lại được.

Hay buồn ngủ - dấu hiệu phụ nữ có thai
Khi mang thai, phụ nữ thường hay bị buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày

Mặc dù vậy, cũng có một số trường hợp bị khó ngủ, chất lượng giấc ngủ giảm sút vào ban đêm do phải thức giấc đi tiểu nhiều lần. Việc ngủ không đủ giấc vào ban đêm có thể khiến chị em thức giấc với một tinh thần mệt mỏi, uể oải và thường xuyên buồn ngủ, ngủ gật vào ban ngày. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

23. Đãng trí, hay quên

Tình trạng đãng trí, hay quên ở phụ nữ xảy ra do khối lượng tế bào não bị sụt giảm khi mang thai. Ngoài ra tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ về ban đêm, căng thẳng kéo dài cũng có những tác động tiêu cực đến chí nhớ của bà bầu. Thông thường, sau khi sinh khoảng vài tháng, tình trạng này sẽ chấm dứt.

24. Đau bụng

Một số phụ nữ khi mang thai có hiện tượng ra máu báo thai kèm theo những cơn đau âm ỉ, đau quặn ở bụng trong tháng đầu của thai kỳ. Nhiều người nhầm lẫn bản thân đang có kinh. Hãy sử dụng que thử thai hoặc đi khám bác sĩ để xác định cho chính xác.

25. Dễ nổi nóng

Trong thai kỳ, hàm lượng hormone estrogen và progesterone tăng mạnh ảnh hưởng không tốt đến thần kinh. Nó khiến cho mẹ bầu dễ bị kích động, căng thẳng và trở nên nóng tính hơn.

26. Xuất hiện đường sọc nâu trên bụng

Cuối cùng, một dấu hiệu phụ nữ mang thai rất rõ ràng mà ai cũng có thể nhận thấy đó chính là sự xuất hiện của một đường sọc nâu trên bụng. Đường này thường nằm giữa bụng kéo dài từ xương ức đi ngang qua rốn và xuống bụng dưới. Nó nổi rõ ràng hơn ở những bà bầu có làn da ngăm đen. 

Xuất hiện đường sọc nâu ở bụng - dấu hiệu phụ nữ có thai
Sự xuất hiện của đường sọc nâu ở bụng chính là dấu hiệu điển hình nhất của một người phụ nữ mang thai

Nghiên cứu cho thấy, trên bụng người phụ nữ vốn có sẵn một đường kẻ dọc có tên gọi là linea nigra. Bình thường nó có màu sắc tương đồng với màu da nên khó phát hiện. Khi mang thai, dưới tác động của hooc-môn estrogen các hắc sắc tố malamin được sản sinh nhiều hơn khiến cho đường linea nigra trở nên sẫm màu nên mới nổi rõ trên bề mặt da.

Sự gia tăng đột ngột của các hắc sắc tố cũng khiến đầu vú, vùng da dưới cánh của bà bầu trở nên thâm hơn và làm da xuất hiện các vết nám, tàn nhang.

Các dấu hiệu phụ nữ có thai bắt đầu và kết thúc khi nào?

Thời điểm thai kỳ bắt đầu thường được tính dựa trên ngày đầu tiên của chu kỳ hành kinh cuối cùng mặc dù lúc này quá trình thụ tinh với trứng vẫn chưa thực sự diễn ra. Các dấu hiệu mang thai có thể xuất hiện ngay trong tuần đầu mang thai nhưng không quá rõ ràng. 

Từ tuần 1 đến tuần 4, mẹ bầu có thể bị chuột rút, buồn nôn và đau bụng nhẹ kèm theo hiện tượng ra máu báo thai. Các triệu chứng khác cũng lần lượt xuất hiện một cách rõ ràng tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ.

Một số triệu chứng có thể giảm dần hoặc chấm dứt sau 3 tháng đầu của thai kỳ nhưng cũng có những biểu hiện kéo dài cho đến sau sinh. Điều này còn tùy thuộc cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người.

Không phải bà bầu nào cũng gặp tất cả những dấu hiệu phụ nữ có thai ở trên. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu gặp phải bất cứ triệu chứng nào làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến mẹ lo lắng.

Bạn nên tham khảo thêm

Ngày đăng 06:40 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 23:22 - 05/06/2023
Chia sẻ:
không có dấu hiệu vẫn có thai Không có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có thai?
Thông thường, thai kỳ sẽ được cảnh báo dựa vào những dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên rất nhiều nữ giới ngạc nhiên khi gặp phải tình trạng không có…
Mổ nội soi thai ngoài tử cung Mổ nội soi thai ngoài tử cung và thông tin cần biết

Mổ nội soi thai ngoài tử cung là một trong những kỹ thuật điều trị thai ngoài tử cung chưa…

mang thai ngoài tử cung thử que có biết không Mang thai ngoài tử cung thử que có biết không?

Mang thai ngoài tử cung thử que có biết không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Vì…

Bà bầu kiêng ăn gì? Những món tuyệt đối tránh khi mang thai

Khi mang thai, chị em phụ nữ được khuyên nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để bổ…

sản dịch sau sinh Sản dịch sau sinh là gì? Nguy hiểm không? Bao lâu hết?

Sau khi sinh, chị em phụ nữ sẽ không tránh khỏi tình trạng ra sản dịch. Sản dịch sau sinh…

bà bầu ăn sung tốt không Bà bầu ăn sung tốt không, có tác dụng gì? (xanh, chín)

Sung là loại trái cây dân dã nhưng lại chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.…

Bình luận (2)

  1. QUỳnh anh
    QUỳnh anh says: Trả lời

    Bác sỹ ơi sau một tháng rưỡi em quan hệ với bạn trai có sd biện pháp an toàn em thử thai 1 vạch thì liệu có phải mang thai không ạ

  2. Thi
    Thi says: Trả lời

    Co vạch nau duoi bung la co thai ha be

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua