Mất ngủ về đêm, khó ngủ mệt mỏi – Nguyên nhân & cách trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Mất ngủ về đêm, khó ngủ là hiện tượng thường gặp ở những người thường xuyên bị stress, lạm dụng bia rượu, hút thuốc lá hoặc do ảnh hưởng của một số bệnh lý mãn tính. Tìm hiểu chính xác nguyên nhân là một bước quan trọng giúp bạn lựa chọn được cách trị mất ngủ vào ban đêm hiệu quả.

Triệu chứng mất ngủ về đêm 

Giấc ngủ vào ban đêm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể cũng như não bộ được nghỉ ngơi, phục hồi sau một ngày dài hoạt động, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch, kéo dài tuổi thọ, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Mỗi đêm, người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng để đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh và giúp các hoạt động trong cơ thể luôn diễn ra bình thường. 

mất ngủ về đêm
Chứng mất ngủ về đêm xảy ra ở mọi đối tượng, bao gồm cả người trẻ tuổi

Một cá nhân được xác định là bị mất ngủ về đêm nếu có các biểu hiện sau:

  • Ngủ không đủ giấc, ít hơn 6 tiếng mỗi đêm
  • Khó ngủ, phải nằm rất lâu mới có thể đi vào giấc ngủ
  • Ngủ không ngon giấc
  • Hay bị trằn trọc, giật mình thức giấc giữa đêm
  • Khó quay trở lại giấc ngủ sau khi tỉnh giấc
  • Thức dậy quá sớm vào buổi sáng với một tinh thần uể oải, cơ thể mệt mỏi

Các triệu chứng trên có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc cũng có khi kéo dài hàng tháng, hàng năm. Nếu bạn bị mất ngủ từ 3 đêm trở lên trong mỗi tuần và kéo dài trên 3 tháng thì được xác định là mất ngủ về đêm mãn tính.

VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin đã có bài thuốc đặc trị mất ngủ từ gốc, ngăn tái phát bệnh hiệu quả. Hàng triệu người bệnh tìm được liệu pháp ngủ ngon an toàn [Xem ngay]

Nguyên nhân mất ngủ về đêm

Hiện tượng mất ngủ về đêm do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những lý do phổ biến nhất:

– Tác dụng phụ của thuốc tân dược:

Một số loại thuốc tây, điển hình nhất là thuốc trị đau đầu kinh niên, thuốc chẹn beta, thuốc kháng viêm steroid hay thuốc chữa cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm có thể khiến thần kinh bị kích thích khi sử dụng. Nếu các loại thuốc này được sử dụng vào buổi tối hoặc uống trong thời gian dài thì nguy cơ bị khó ngủ về đêm, mất ngủ là rất cao.

– Căng thẳng:

Stress quá mức cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm của bạn. Theo nghiên cứu, căng thẳng kéo dài có thể gây ra chứng hưng phấn thần kinh, khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ và ngủ chập chờn không sâu giấc. 

Ngoài ra, stress còn ức chế sản xuất Melatonin trong não bộ. Đây là loại hormone chịu trách nhiệm điều hòa nhịp sinh học của cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích cơn buồn ngủ. Một khi loại hormone này bị thiếu hụt thì bạn cũng có nguy cơ cao phải đối diện với chứng mất ngủ ban đêm.

– Mất ngủ về đêm do các chứng đau mãn tính:

Những cơn đau nhức xương khớp hay các chứng đau mãn tính khác trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh mất ngủ về đêm. Cơn đau xuất hiện đột ngột có thể đánh thức bạn vào bất kỳ thời điểm nào trong đêm, thậm chí khiến bạn mất ngủ suốt cả đêm dài.

– Khó ngủ vào ban đêm do các chứng dị ứng

Phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các yếu tố có hại bên trong và ngoài cơ thể. Tình trạng này có thể làm tăng tiết dịch nhầy trong đường thở khiến bạn bị nghẹt mũi, khó thở và cản trở giấc ngủ vào ban đêm.

Hiện tượng dị ứng cũng có thể gây ra các bệnh lý như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa… Đặc điểm chung của các căn bệnh này là đều gây nổi mẩn ngứa trên da. Cơn ngứa có thể xuất hiện vào ban đêm khiến bạn bị khó ngủ, thậm chí mất ngủ.

– Hút thuốc lá:

Nicotin trong khói thuốc lá là một chất có khả năng gây kích thích. Mặc dù hút thuốc lá có thể khiến bạn tỉnh táo nhưng nó lại là nguồn gốc của nhiều bệnh tật trong cơ thể, bao gồm cả chứng mất ngủ về đêm.

Nguy cơ bị mất ngủ đêm xảy ra cao hơn ở những người nghiện thuốc lá lâu năm hoặc đang trong quá trình cai hút thuốc lá.

– Khó ngủ vào ban đêm do sử dụng thức uống chứa caffein:

Cà phê, trà đặc lá những thức uống đặc biệt chứa nhiều caffein – một chất gây hưng phấn thần kinh. Tác dụng của nó có thể kéo dài đến 8 giờ kể từ khi sử dụng. Vì vậy, nếu bạn sử dụng các thức uống trên vào buổi chiều thì nguy cơ khó ngủ về đêm là rất cao. Nhiều người thậm chí còn bị mất ngủ trắng đêm khi uống cà phê vào buổi tối.

nguyên nhân khó ngủ về đêm
Uống cà phê vào buổi chiều tối là một trong những nguyên nhân gây khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm

Lạm dụng bia rượu:

Sử dụng bia rượu thường xuyên có thể khiến thần kinh bị căng thẳng, tổn thương, từ đó dẫn đến mất ngủ về đêm.

– Hội chứng ngưng thở khi ngủ (OSA):

Ở những người mắc hội chứng này, hiện tượng ngưng thở có thể diễn ra nhiều lần trong đêm, mỗi lần kéo dài từ 10 – 60 giây. Tình trạng này gây thiếu oxy lên não khiến bạn có biểu hiện thở gấp, thở hổn hển và bị đánh thức giữa đêm khó có thể quay trở lại giấc ngủ.

– Mất ngủ ban đêm do trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày chỉ tình trạng axit và các chất dịch trong dạ dày bị trào ngược lên trên thực quản. Hiện tượng này diễn ra phổ biến vào ban đêm dẫn đến ợ chua, ợ nóng, ho, khó thở. Cảm giác khó chịu khiến bạn không tài nào ngủ yên giấc được.

– Do bị suy giảm nội tiết tố progesterone:

Nhiều phụ nữ tuổi trung niên phải trải qua chứng mất ngủ về đêm triền miên. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của sự suy giảm hàm lượng hormone progesterone trong giai đoạn mãn kinh. Thiếu hụt hormone này có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và không thể tận hưởng được một giấc ngủ dài trọn vẹn.

– Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên chỉ cảm giác ngứa ran, bồn chồn ở đôi chân thôi thúc bạn luôn muốn di chuyển. Những triệu chứng khó chịu này diễn ra ngày cả vào ban đêm khiến bạn không thể thoải mái chìm vào giấc ngủ. Bệnh kéo dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ vào ban đêm.

– Tiểu nhiều về đêm:

Chức năng thận bị suy giảm, ống nhiều nước hoặc sử dụng các chất lợi tiểu trước khi đi ngủ có thể khiến bạn mắc tiểu nhiều lần trong đêm. Đây chính là nguyên nhân khiến giấc ngủ về đêm bị gián đoạn. Nhiều người thậm chí còn không thể tiếp tục ngủ trở lại sau khi đi tiểu.

– Thay đổi ca làm việc:

Nhiều người làm việc theo ca, phải thay đổi liên tục giữa ca ngày và ca đêm. Điều này khiến cho đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn dẫn đến mất ngủ, khó ngủ về đêm.

Thay đổi múi giờ:

Sự chênh lệch múi giờ giữa các quốc gia có thể khiến những người đi du lịch hoặc mới định cư ở nước ngoài không kịp thích ứng, từ đó dẫn đến mất ngủ.

Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Nhiều người có thói quen xem tivi, lướt quét, làm việc bên máy tính hoặc xem điện thoại trước khi đi ngủ. Ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử này có thể khiến não bộ nhầm tưởng là ban ngày, từ đó dẫn đến khó ngủ.

– Ăn khuya:

Ăn quá khuya khiến bộ máy tiêu hóa và các cơ quan trong cơ thể phải tiếp tục  hoạt động thay vì được nghỉ ngơi. Điều này khiến bạn trằn trọc, khó ngủ.

– Thường xuyên thức khuya:

Thức khuya nhiều có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ ban đêm.

Tác hại của mất ngủ về đêm 

Nghiên cứu cho thấy, mất ngủ vào ban đêm kèo dài có thể cản trở hoạt động của các tế bào trong não. Trong não bộ của chúng ta luôn có hàng tỷ tế bào thần kinh ở trạng thái hoạt động không ngừng. Chúng đảm nhận chức năng tiếp nhận, ghi nhớ và xử lý thông tin, từ đó cho phép bạn đưa ra những quyết định sáng suốt. Việc thiếu ngủ vào ban đêm sẽ gây tổn thương các tế bào thần kinh, làm ảnh hưởng đến suy nghĩ cũng như nhận thức của bạn.

Khi ngủ không đủ giấc vào ban đêm, bạn sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc ghi nhớ thông tin và không thể tập trung trong công việc. Khả năng phản xạ cũng bị sa sút đáng kể.

Không chỉ gây sa sút về trí tuệ, tình trạng mất ngủ, khó ngủ về đêm cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như:

  • Suy nhược cơ thể
  • Tai biến mạch máu não
  • Béo phì
  • Tiểu đường
  • Trầm cảm
  • Ung thư vú
  • Bệnh tim mạch
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Yếu sinh lý
  • Tinh trùng yếu
  • Khó thụ thai
  • Suy giảm thị lực

Cách chữa mất ngủ về đêm

Việc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh mất ngủ về đêm là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn, áp dụng liệu pháp tâm lý kết hợp vệ sinh giấc ngủ để trị mất ngủ ban đêm. 

1. Khắc phục nguyên nhân gây mất ngủ ban đêm

Chỉ khi các nguyên nhân được loại bỏ thì chứng mất ngủ, khó ngủ về đêm mới được khắc phục triệt để. Bạn có thể liệt kê ra một danh sách các yếu tố liên quan đến bản thân, chẳng hạn như công việc căng thẳng, uống nhiều nước, cà phê vào buổi tối, ăn khuya, sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ… Cố gắng loại bỏ các thói quen xấu này để có thể tìm lại giấc ngủ ngon trọn vẹn vào ban đêm.

Nếu tình trạng mất ngủ về đêm của bạn có liên quan đến bệnh tật hoặc bạn không thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, hãy tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ. Thông báo cho bác sĩ biết tất cả những loại thuốc đang sử dụng, vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải cũng như các triệu chứng liên quan. Điều này sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây mất ngủ về đêm để có hướng khắc phục cho phù hợp.

2. Vệ sinh giấc ngủ

 Để có được giấc ngủ ngon vào ban đêm, vấn đề vệ sinh giấc ngủ cần được xem trọng. Quá trình này bao gồm điều chỉnh những thói quen, giờ giấc sinh hoạt hàng đêm giúp thần kinh được thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

cách chữa mất ngủ về đêm
Từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ là một trong những cách chữa bệnh mất ngủ về đêm đơn giản

Dưới đây là một số việc bạn nên làm:

  • Tránh các hoạt động gây kích thích thần kinh mạnh trước khi đi ngủ: Chẳng hạn như xem phim kinh dị, uống cà phê, sử dụng bia rượu, tập thể dục, làm việc trên máy tính…
  • Hạn chế uống nước trong thời gian khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ
  • Không ăn tối quá muộn hoặc ăn khuya. Thời điểm sử dụng bữa tối lý tưởng nhất là trước khi đi ngủ khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ.
  • Nghe một bản nhạc êm ái để thần kinh được thư giãn, giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
  • Không gian phòng ngủ cần yên tĩnh, thoáng mát
  • Giường ngủ đủ rộng và êm ái. Giặt giũ chăn màn thường xuyên để có cảm giác sạch sẽ, thoái mái nhất khi đi ngủ.
  • Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng ngủ cho phù hợp. Không để quá nóng hoặc quá lạnh
  • Đảm bảo phòng ngủ đủ tối để dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Bạn nên tắt hết đèn ngủ hoặc sử dụng rèn cửa để ngăn không cho ánh sáng bên ngoài lọt vào. Trường hợp sợ bóng tối, có thể sử dụng mặt nạ che mắt khi ngủ.

3. Trị mất ngủ ban đêm bằng liệu pháp tâm lý

Lo âu, căng thẳng, trầm cảm là những vấn đề tâm lý phổ biến gây mất ngủ về đêm. Để thần kinh được thoải mái, thư giãn, bạn nên giảm tải số lượng công việc trong ngày và có chế độ nghỉ ngơi cho hợp lý, tham gia các hoạt động thể thao, dành nhiều thời gian để trò chuyện với người thân, bạn bè hoặc đơn giản chỉ là làm những công việc mình yêu thích.

Nếu những biện pháp tự nhiên này không hữu ích, hãy tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý hoặc các bác sĩ trị liệu thần kinh. Khi bạn cảm thấy tâm hồn mình thanh thản, bình yên thì giấc ngủ cũng tìm đến một cách nhẹ nhàng mà không cần phải sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

4. Cách chữa mất ngủ về đêm bằng thảo dược

Bên cạnh việc giảm căng thẳng thần kinh và duy trì những thói quen tốt khi ngủ, bạn có thể sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên để giải quyết tình trạng mất ngủ, khó ngủ về đêm một cách an toàn.

  • Dùng hoa tam thất: Mỗi ngày uống một tách trà hoa tâm thất vào buổi tối chính là cách đơn giản để trị mất ngủ ban đêm. Thảo dược này có đặc tính an thần, giúp thần kinh trung ương được thư giãn nên sẽ kích thích cơn buồn ngủ kéo đến nhanh hơn và giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.
  • Bài thuốc từ củ bình vôi: Để chữa mất ngủ về đêm, mỗi ngày bạn hãy lấy 8 – 10g củ bình vôi đem nấu nước uống thay trà. Nghiên cứu đã chỉ ra, thảo dược này có tác dụng làm giảm huyết áp, an thần nên có thể hữu ích đối với người mắc chứng khó ngủ vào ban đêm.
  • Cây lạc tiên chữa mất ngủ đêm: Trong đông y, cây lạc tiên là dược liệu có tác dụng tiêu độc, thanh tâm, an thần, chủ trị hồi hộp, khó ngủ, mất ngủ về đêm. Bạn chỉ cần hái ngọn và lá non của cây nấu canh, luộc ăn hàng ngày. Hoặc kết hợp 50g cây lạc tiên đem sắc chung với 10g lá dâu tằm và 30g lá vông nem lấy nước đặc uống vài lần trong ngày. 

Các bài thuốc dân gian chữa mất ngủ về đêm ở trên cần phải sử dụng lâu dài mới có hiệu quả. Người bệnh nên kiên trì áp dụng kết hợp với các phương pháp khác để nhanh thấy được tác dụng.

>> Tham khảo thêm: 5 cách chữa bệnh mất ngủ bằng thuốc Nam an toàn hiệu quả nhanh

 5. Thuốc điều trị mất ngủ ban đêm theo toa

Trường hợp bị mất ngủ vào ban đêm nặng, không đáp ứng được với các mẹo khắc phục bệnh tự nhiên, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định cho bạn một số loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc an thần nhóm benzodiazepine: Chlordiazepoxide, Diazepam hay thuốc Oxazepam. Nhóm thuốc này có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ nhưng lại gây nghiện. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, tránh lạm dụng quá mức gây lệ thuộc vào thuốc.
  • Melatonin: Giúp điều hòa giấc ngủ và đồng hồ sinh học của cơ thể, trị mất ngủ cho những người hay thức khuya, làm việc theo ca hoặc bị mất ngủ về đêm do thay đổi múi giờ.
  • Ramelteon (Rozerem): Đây là một loại thuốc ngủ thế hệ mới được sử dụng cho các trường hợp bị khó ngủ về đêm. Cơ chế hoạt động của thuốc tương tự như Melatonin.
  • Các loại thuốc trị mất ngủ vào ban đêm khác: Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần…
thuốc trị mất ngủ ban đêm
Nhiều loại thuốc có thể được bác sĩ kê đơn để trị mất ngủ ban đêm

>> Bấm xem chi tiết: Mất ngủ uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa mất ngủ tốt nhất

Chế độ ăn uống cho người bị mất ngủ về đêm

Duy trì một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ về đêm. Bạn nên tăng cường các thực phẩm có lợi cho não bộ và thần kinh, đồng thời cắt giảm nhũng loại đồ ăn, thức uống có thể gây mất ngủ ra khỏi thực đơn. Cụ thể như sau:

– Các thực phẩm tốt cho người bị mất ngủ về đêm:

  • Hạt sen
  • Trứng
  • Các loại cá béo
  • Đậu xanh
  • Chuối
  • Yến mạch
  • Sữa chua
  • Hạt óc chó
  • Rau diếp
  • Quả anh đào
  • Mật ong
  • Rau cải xoăn
  • Tôm

– Những thứ cần kiêng:

  • Các món cay
  • Thực phẩm lên men: Chao, tương hay pho mát
  • Các loại thịt chế biến sẵn: Xúc xích, dăm bông, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt đóng hộp
  • Đồ ngọt: Bánh kẹo, socola, các thức uống có đường
  • Đồ uống có cồn

Duy trì một lối sống và chế độ ăn uống khoa học kết hợp với việc tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ chính là chìa khóa giúp bạn khắc phục chứng khó ngủ, mất ngủ về đêm trong thời gian nhanh nhất. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm thông tin tham khảo hữu ích để lựa chọn được phương pháp chữa trị bệnh phù hợp.

Có thể bạn chưa biết

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 13:47 - 24/04/2023 - Cập nhật lúc: 15:44 - 25/04/2023
Chia sẻ:
Hiệu quả điều trị mất ngủ của bài thuốc Định tâm An thần thang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Click xem chi tiết]
Tâm sen có tác dụng an thần rất tốt cho người bị suy nhược thần kinh 10+ cách trị mất ngủ tại nhà đơn giản + hiệu quả nhanh

Uống trà thảo dược, tập yoga hay bấm huyệt... là những cách trị mất ngủ tại nhà đơn giản nhưng…

Căng thẳng thần kinh mất ngủ và cách khắc phục

Căng thẳng thần kinh gây mất ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Nếu tiếp tục để tình…

mất ngủ 1 đêm Mất ngủ 1 đêm có sao không? Làm gì cho khỏe, tỉnh táo?

Nhiều người không gặp phải tình trạng mất ngủ thường xuyên mà thỉnh thoảng họ mới bị 1 đêm. Trải…

Bệnh mất ngủ ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh mất ngủ ở người già do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là tình trạng thay đổi…

Định tâm an thần thang chữa mất ngủ Mất ngủ trắng đêm cô bé 16 tuổi tìm lại giấc ngủ ngon nhờ bài thuốc của TT Thuốc dân tộc

Mất ngủ là nỗi ám ảnh, nỗi sợ mỗi khi đêm đến của nhiều người. Khó ngủ, ngủ không ngon…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua