10 Cách Giảm Đau Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất

Áp dụng các cách giảm đau răng tại nhà là biện pháp “cứu cánh” dành cho những ai đang chịu cơn đau nhức, tê buốt âm ỉ nhưng chưa thể đến nha khoa để xử lý được. Hầu hết các mẹo này đều có mức độ an toàn cao, đơn giản dễ thực hiện và phù hợp với mọi lứa tuổi. 

các cách giảm đau răng tại nhà
Áp dụng các cách giảm đau răng tại nhà vừa hiệu quả vừa có mức độ an toàn cao được nhiều người áp dụng

10 cách giảm đau răng tại nhà hiệu quả, đơn giản

Đau răng là triệu chứng đặc trưng của rất nhiều vấn đề và bệnh lý nha khoa như sâu răng, áp xe răng, viêm nha chu, viêm nướu, gãy răng, mọc răng khôn… hoặc xuất phát từ những thói quen kém khoa học như nghiến răng, chỉ nhai một bên, nhai thức ăn cứng, hút thuốc lá… 

Cảm giác đau răng thường diễn tiến với mức độ tăng dần, ban đầu âm ỉ, sau đó tăng lên do người bệnh thường xuyên ăn nhai, đặc biệt các loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Tình trạng đau nhức răng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, nhưng thường xuyên nhất là vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ cùng nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe. 

Dưới đây là tổng hợp 10 cách giảm đau răng tại nhà đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, đã và đang được các chuyên gia khuyến khích người bệnh tự áp dụng tại nhà. Bạn có thể tham khảo và áp dụng một hoặc nhiều cách cùng lúc để đạt hiệu quả tốt nhất. 

1. Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh để giảm đau răng là mẹo phổ biến được nhiều người áp dụng. Cách này đặc biệt hiệu quả trong những trường hợp đau răng do nhiễm trùng, chấn thương mô mềm, sau khi nhổ răng, mọc răng khôn… Nhiệt lạnh từ đá giúp ức chế lưu thông máu đến vị trí răng bị tổn thương và làm tê dây thần kinh ở tủy, mô nướu răng để ngăn tín hiệu dẫn truyền cơn đau về não bộ. 

Đồng thời, chườm lạnh còn giúp làm co các mạch máu ở răng, mô nướu, kiểm soát tình trạng sưng viêm, giảm chảy máu chân răng. Đây là cách giảm đau răng hiệu quả và an toàn, có thể thực hiện nhiều lần trong ngày. 

các cách giảm đau răng tại nhà
Chườm đá lạnh là cách hiệu quả giúp giảm đau răng tức thì, ức chế tình trạng sưng viêm

Cách thực hiện:

Cách 1: 

  • Cho đá lạnh vào trong túi chườm hoặc dùng một chiếc khăn mỏng thấm nước đá lạnh. 
  • Đặt trực tiếp túi chườm hoặc khăn lên vị trí bên ngoài má nơi cảm giác đau răng đang diễn ra. 
  • Để yên như vậy trong vòng 15 – 20 phút để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất. 

Cách 2:

  • Dùng một viên đá cho vào trong lòng bàn tay cùng bên với vị trí đau răng. Chẳng hạn như bạn bị đau răng bên trái thì đặt viên đá vào lòng bàn tay trái. 
  • Tay còn lại chà xát viên đá vào các khoảng trống nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. 
  • Thực hiện liên tục cho đến khi xuất hiện cảm giác tê cứng khu vực này và thuyên giảm triệu chứng đau răng. 

2. Súc miệng bằng nước muối biển 

Nước muối biển được xem là “vị cứu tinh” đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như kiểm soát huyết áp, nâng cao hệ miễn dịch, giảm đau nhức răng… Theo các chuyên gia trong nước muối biển chứa nhiều hoạt chất có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên giúp loại bỏ các ổ viêm nhiễm. Dùng nước muối súc miệng hằng ngày còn giúp loại bỏ sạch các mảng bám thức ăn còn sót lại trong khoang miệng. 

Bên cạnh đó, trong nước muối còn chứa hơn 60 vi khoáng chất cần thiết giúp giảm sưng, đau nhức và kích thích sự phục hồi tổn thương, tái tạo các mô tế bào mới khỏe mạnh. Chính vì vậy, nếu muốn giảm đau răng sao cho an toàn thì không nên bỏ qua cách súc miệng bằng nước muối này. 

Bạn có thể tìm mua những loại nước muối sinh lý chuyên dùng để súc miệng tại các hiệu thuốc uy tín hoặc cũng có thể tự pha nước muối để sử dụng hằng theo các bước đơn giản sau đây:

Cách thực hiện

  • Dùng 1 thìa cà phê muối biển hòa vào ly nước ấm 200 – 300ml. Chú ý ở đây chỉ sử dụng muối biển, không nên dùng muối tinh để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Khuấy cho muối tan đều rồi dùng để súc miệng nhiều lần để làm sạch khoang miệng. 
  • Đồng thời, kết hợp ngậm nước muối trong khoảng vài phút để các thành phần khoáng chất thẩm thấu sâu vào bên trong, phát huy công dụng giảm đau răng và tê buốt hiệu quả. 

3. Dùng oxy già

Oxy già hay còn được gọi là dung dịch hydro peroxide. Đây là một loại nước súc miệng có khả năng sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả tức thì. Các chuyên gia cũng cho rằng, cảm giác đau răng của bạn sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi súc miệng bằng dung dịch oxy già, đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp đau răng do sâu răng, viêm nhiễm. 

Cách thực hiện

  • Pha dung dịch oxy già 3% với nước theo tỷ lệ 1:1. 
  • Khuấy đều lên rồi súc miệng nhanh trong vòng 30 giây rồi nhổ ra.
  • Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch nhiều lần, cho đến khi không còn vị oxy già nữa.
  • Lưu ý tuyệt đối không được nuốt oxy già vì rất độc hại cho dạ dày. Tốt nhất không nên áp dụng cách này cho trẻ nhỏ để tránh những rủi ro có thể xảy ra. 

4. Dùng dầu đinh hương

Dầu đinh hương được biết đến với công dụng giảm đau nhức răng hiệu quả nhờ có chứa thành phần Eugenol – một chất gây tê tự nhiên. Chất này giúp ức chế khả năng cảm thụ và xoa dịu cơn đau răng hiệu quả. Không những vậy, trong dầu đinh hương còn chứa khá nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn và làm săn se lớp niêm mạc, phục hồi tổn thương do các bệnh lý răng miệng gây ra. 

Đinh hương có mùi thơm đặc trưng nên không chỉ giúp giảm đau răng hiệu quả mà còn giúp cải thiện tình trạng hôi miệng kéo dài. Chính vì vậy, nếu muốn giảm đau răng nhanh chóng, an toàn thì không nên bỏ qua cách này.

các cách giảm đau răng tại nhà
Trong dầu đinh hương có chứa hoạt chất Eugenol – một chất gây tê tự nhiên giúp giảm đau, kháng viêm, sát khuẩn hiệu quả

Cách thực hiện

  • Cách 1: Dùng một miếng bông gòn nhỏ thấm một ít tinh dầu đinh hương và đặt trực tiếp vào vị trí răng đau. Lưu ý nhớ ngậm chặt miệng để tránh rơi miếng bông gòn ra ngoài. Ngậm khoảng 15 – 20 thì nhả ra, súc miệng lại nhiều lần bằng nước sạch. 
  • Cách 2: Hòa vài giọt tinh dầu đinh hương vào nước ấm sau đó dùng để súc miệng, ngậm trong vài phút. Thực hiện cách này 2 – 3 lần/ tuần giúp cải thiện hiệu quả mức độ và tần suất đau răng. 
  • Cách 3: Nhai trực tiếp lá đinh hương tươi, sau khi nhai ra nước thì đừng vội bỏ bã, hãy dồn phần bã này vào ngay vị trí răng đau để đem lại hiệu quả giảm đau tốt hơn. 

5. Ngậm tỏi giảm đau răng

Tỏi không chỉ là gia vị cho các món ăn mà nó còn là một loại dược liệu có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ chứa các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên. Theo đó, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong tỏi có chứa hàm lượng chất Allicin cao có khả năng tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn có trong khoang miệng, trú ngụ trên răng, trong tủy răng, viêm nướu răng… Nhờ đó, giúp xoa dịu nhanh chóng cơn đau răng đang khiến bạn mệt mỏi. 

Cách thực hiện

  • Cách 1: Dùng một tép tỏi tươi, bóc sạch vỏ rồi, đập dập rồi đặt vào vị trí răng bị đau. Để yên trong khoảng 15 – 20 phút cho cơn đau thuyên giảm hẳn rồi nhổ bỏ. Súc miệng lại nhiều lần bằng nước sạch. 
  • Cách 2: Nếu không chịu được mùi hăng nồng của tỏi tươi, bạn có thể xay nhuyễn tỏi, vắt lấy nước cốt rồi hòa vào nước ấm cho loãng bớt, dùng để súc miệng hằng ngày cũng đạt hiệu quả tương đương. 

6. Dùng bạc hà cải thiện cảm giác đau răng

Bạc hà là loại thảo dược được nhiều người ưa thích khi có mùi hương thơm mát, dễ chịu. Đặc biệt, trong bạc hà có chứa hoạt chất Menthol có khả năng gây tê giúp xoa dịu nhanh chóng cơn đau răng đang hoành hành. Đồng thời, hoạt chất này còn hỗ trợ khả năng kháng viêm, chống khuẩn cực tốt, làm sạch khoang miệng, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại và đem lại hơi thở thơm tho. 

Cách thực hiện

  • Cách 1: Dùng lá bạc hà tươi hoặc túi lọc trà bạc hà khô hãm nước sôi 20 phút thành trà. Đợi cho nguội bớt là có thể sử dụng ngay. Nên vừa uống vừa dùng để súc miệng mới có thể cải thiện nhanh tình trạng đau răng. 
  • Cách 2: Phần xác trà bạc hà sau khi hãm xong không nên vứt bỏ ngay, bạn có thể tận dụng để đắp lên vị trí răng đau trong vài phút cho đến khi cơn đau răng thuyên giảm hoàn toàn. 
  • Cách 3: Cho vài giọt tinh dầu bạc hà vào bông gòn rồi đặt vào vị trí chiếc răng đang đau. Để yên trong vòng 10 phút sau đó nhổ bỏ, súc miệng với nước nhiều lần. 

7. Dùng hành tây giảm đau nhức răng

Các nghiên cứu khoa học về hành tây đều cho thấy đặc tính của loại dược liệu này là khả năng kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên. Chính vì vậy, khi dùng cho các bệnh lý về răng miệng, hành tây sẽ nhanh chóng giúp bạn không còn cảm giác đau nhức, làm sạch khoang miệng, giảm thiểu nguy cơ bị chảy máu răng. 

Không những vậy, trong hành tây còn chứa hàm lượng lớn chất lưu huỳnh, khi vào trong khoang miệng tiếp xúc với nước bọt và tạo thành chất acid sulfuric có tác dụng gây tê, giảm đau hiệu quả. 

Cách thực hiện

  • Nhai trực tiếp vài lát hành tây bằng hàm có răng đau, chú ý nhai kỹ ra nước, khi mùi hăng nồng của hành biến mất rồi dùng lưỡi lùa bã hành tây vào ngay chiếc răng đang bị nhiễm trùng. 
  • Tiếp tục thực hiện nhai hành tây cho đến khi cơn đau răng thuyên giảm hoàn toàn. 

8. Dùng tinh dầu cỏ xạ hương (thyme)

Cỏ xạ hương hay còn được gọi là húng tây không chỉ được sử dụng chủ yếu làm gia vị trong các món ăn mà còn được tận dụng nhiều trong chữa bệnh, cải thiện sức khỏe. Trong đó, điển hình như điều trị bệnh ho gà, nhiễm trùng lồng ngực, giảm đau răng… 

Theo nhiều nghiên cứu, trong cỏ xạ hương có chứa hàm lượng cao hoạt chất thymol – một chất có khả năng sát khuẩn, diệt nấm hiệu quả. Vì vậy, nếu muốn giảm nhanh cảm giác đau răng thì không thể bỏ qua mẹo này. 

các cách giảm đau răng tại nhà
Tình dầu cỏ xạ hương có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả nhờ chứa hàm lượng cao hoạt chất thymol

Cách thực hiện

  • Cách 1: Nhỏ vào trong ly nước ấm 2 – 3 giọt tinh dầu cỏ xạ hương, khuấy đều lên rồi dùng nó để súc miệng kết hợp ngậm vài phút nhằm phát huy hiệu quả giảm đau tốt nhất. Lưu ý, người bệnh phải súc miệng lại bằng nước sạch ngay sau đó để loại bỏ vị đắng của tinh dầu trong miệng. 
  • Cách 2: Nhỏ vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào bông gòn tiệt trùng, áp trực tiếp lên vị trí răng đau trong vòng vài phút. Khi cơn đau đã giảm bớt thì súc miệng lại bằng nước sạch. 

9. Kê gối cao khi ngủ

Bên cạnh các biện pháp giảm đau răng hiệu quả bằng thảo dược thì việc nằm ngủ ở một tư thế phù hợp cũng giúp hạn chế phần nào cảm giác đau răng, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bệnh. 

Trước khi nằm xuống ngủ, bạn nên kê gối nằm sao cho vị trí của đầu phải luôn cao hơn toàn bộ phần thân dưới. Điều này sẽ giúp hạn chế được lượng máu lưu thông quá mức đến vị trí răng tổn thương, viêm nhiễm sưng đau. Từ đó giảm thiểu tần suất bùng phát cơn đau răng đáng kể. 

10. Sử dụng các loại thuốc không kê đơn

Nếu việc áp dụng các biện pháp giảm đau tự nhiên đơn thuần không đủ khả năng để làm giảm triệt để cơn đau, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn để đạt hiệu quả giảm đau nhanh chóng.

Ưu điểm của những loại thuốc này là có thể sử dụng tại nhà không cần thông qua chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro ngoài ý muốn bạn vẫn cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Một số loại thuốc không kê toa giúp giảm đau răng tại nhà phổ biến như:

các cách giảm đau răng tại nhà
Sử dụng các loại thuốc không kê đơn thông thường như thuốc giảm đau paracetamol, gel bôi giảm đau tại chỗ…
  • Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau đơn thuần và phát huy tác dụng giảm đau hiệu quả với những trường hợp bùng phát đợt đau răng cấp. Thuốc có thể sử dụng mà không cần kê đơn và được đánh giá cao về mức độ an toàn, dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Chống chỉ định sử dụng cho những đối tượng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 
  • Các loại gel bôi giảm đau răng: Các loại thuốc làm giảm đau răng dạng bôi chủ yếu chứa các chất gây tê với hoạt chất chính là thành phần Benzocaine và Lidocaine. Khi thuốc được bôi vào vị trí răng đau sẽ gây tê toàn bộ khu vực này, ức chế truyền dẫn tín hiệu đau về não bộ, từ đó xoa dịu cảm giác đau nhức. Loại thuốc này có thể sử dụng an toàn cho cả trẻ em và người lớn với một vài loại phổ biến như Dentinox, Oragel, Panrosal, Bonjela… 

Lưu ý: Mặc dù bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau răng không kê đơn bất kỳ lúc nào, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tuân thủ liều dùng được in trên bao bì. Tuyệt đối không được lạm dụng quá liều để tránh gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

Một số điều cần lưu ý khi áp dụng các cách chữa đau răng tại nhà

Khi áp dụng các cách chữa đau răng tại nhà, người bệnh cần chú ý nắm rõ các vấn đề sau:

các cách giảm đau răng tại nhà
Chú ý giữ vệ sinh răng miệng và súc miệng với nước muối sinh lý hằng ngày để hạn chế tần suất bùng phát cơn đau răng
  • 10 cách giảm đau tại nhà trong bài viết chỉ có khả năng cải thiện cơn đau tạm thời, nó sẽ nhanh chóng quay lại với tần suất nhiều hơn cho đến khi bạn điều trị tận gốc bằng các biện pháp chuyên khoa. Vì vậy, hãy sớm đến bệnh viện để được tư vấn kỹ hơn về cách thức điều trị phù hợp. 
  • Các cách này chỉ phù hợp với những người bị đau răng đơn thuần, đau mức độ nhẹ và vừa. Còn những trường hợp bị đau nhức dữ dội kèm theo các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, cứng góc hàm, ớn lạnh, mệt mỏi… sẽ không hiệu quả. Lúc này người bệnh cần tiếp nhận điều trị chuyên sâu để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. 
  • Chú ý giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày bằng cách súc miệng nước muối, đánh răng đều đặn 2 lần/ ngày và đánh đúng cách, đặc biệt sau mỗi bữa ăn chính để giảm nguy cơ sâu răng do tích tụ mảng bám.
  • Điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh khoa học để giảm thiểu tần suất bùng phát các cơn đau răng khó chịu. 
  • Không tự ý áp dụng các mẹo chữa đau răng theo kinh nghiệm dân gian chưa được kiểm chứng như dùng lửa đốt, bôi rượu có nồng độ cồn cao… để tránh các rủi ro ngoài ý muốn có thể xảy ra, gây nguy hiểm cho sức khỏe. 

Hầu hết các cách chữa đau răng tại nhà đều khá đơn giản, nhằm mục đích cải thiện tạm thời cơn đau và không điều trị tận gốc nguyên nhân gây đau răng. Vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng sắp xếp thời gian tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bằng biện pháp hiệu quả nhất. 

Có thể bạn quan tâm

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 11:08 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:38 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Đau răng sưng má Đau Răng Sưng Má Là Do Đâu? Giải Pháp Điều Trị Dứt Điểm

Đau răng sưng má khiến nhiều người gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng, đồng…

Đau sau khi nhổ răng là tình trạng thường gặp, hay kéo dài từ 3 - 5 ngày 7 Cách Giảm Đau Sau Khi Nhổ Răng Dễ Mà Hiệu Quả Nhanh

Đau nhức sau khi nhổ răng là tình trạng mà hầu như ai nhổ răng cũng gặp phải, thường kéo…

Đau răng dẫn đến đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Đau Răng Dẫn Đến Đau Đầu Dấu Hiệu Bị Gì? Nguy Hiểm Không?

Đau răng và các bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng,…

Đau nhức răng về đêm là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra Đau Nhức Răng Về Đêm và Biện Pháp Xử Lý, Khắc Phục Nhanh

Đau nhức răng về đêm là tình trạng thường gặp, xảy ra tương đối phổ biến, do nhiều nguyên nhân…

Nghe có vẻ lạ nhưng mật ong quả thật là nguyên liệu có thể hỗ trợ điều trị đau răng Chữa Đau Răng Bằng Mật Ong Hiệu Quả Ít Người Biết Đến

Chữa đau răng bằng mật ong nghe có vẻ lạ nhưng lại là một trong những phương pháp được áp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua