Bệnh Tụ máu ở ngực

Tụ máu ở ngực là tình trạng rất dễ xảy ra ở chị em phụ nữ do các tác nhân như chấn thương va chạm, phẫu thuật hoặc các bệnh lý khác gây ra. Tình trạng này gây sưng đau và khó chịu vùng ngực ảnh hưởng đến sức khỏe cùng các biến chứng khó lường khác nếu không điều trị kịp thời. Các chọn lựa điều trị hiệu quả nhất đối với tình trạng này thường là thủ thuật dẫn lưu hoặc phẫu thuật loại bỏ. 

Tụ máu ở ngực là tình trạng máu tích tụ thành các khối phát triển bên trong mô vú

Tổng quan

Tụ máu ở ngực (Breast Hematoma) là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự tích tụ máu bên trong mô vú. Hiện tượng này thường xảy ra sau chấn thương vùng ngực, bề ngoài tổn thương gần giống như vết bầm tím. Chúng có thể nằm bên ngoài, dưới da hoặc ẩn sâu trong các mô vú.

Đa số trường hợp phát triển tụ máu ở ngực đều là tình trạng tạm thời, có khả năng tự thuyên giảm và khỏi hẳn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu gặp chấn thương va chạm mạnh do các tác động từ bên ngoài gây tụ máu nghiêm trọng, cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, càng sớm càng tốt.

Phân loại

Tình trạng tụ máu ở ngực được chia làm 2 nhóm chính dựa vào nguyên nhân khởi phát, gồm chấn thương và không chấn thương.

  • Tụ máu ở ngực do chấn thương: Đây là dạng phổ biến nhất, thường xảy ra khi gặp tai nạn, chơi thể thao hoặc các kiểu té ngã, va chạm khác...
  • Tụ máu ở ngực không do chấn thương: Thường xảy ra do các tình trạng bệnh lý bất thường như nhiễm trùng, phẫu thuật, ung thư vú, rối loạn đông máu hoặc tác dụng phụ của thuốc chống đông máu.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Sự phát triển của các khối máu tụ ở vú thường do các nguyên nhân sau:

Các khối máu tụ ở ngực có thể phát triển do chấn thương, phẫu thuật hoặc rối loạn chảy máu

  • Chấn thương: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tụ máu ở ngực. Các yếu tố khởi phát thường gặp nhất là do bị té ngã, tai nạn giao thông, bị tấn công bạo lực, va chạm khi chơi thể thao... Chấn thương này khiến các mạch máu trong mô vú bị căng vỡ, gây chảy máu và hình thành khối máu tụ.
  • Phẫu thuật: Một vài trường hợp phát triển tụ máu ở ngực hậu phẫu thuật. Thường là các thủ thuật sinh thiết vú, cắt bỏ khối u hoặc phẫu thuật thẩm mỹ tái tạo vú, thu nhỏ ngực... Quá trình thực hiện các thủ tục này khiến các mạch máu trong mô vú bị tổn thương, chảy máu và hình thành khối máu tụ.
  • Rối loạn đông máu: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây tụ máu ở ngực. Rối loạn này khiến quá trình đông máu gặp vấn đề, không đông đúng cách, dẫn đến chảy máu quá nhiều và hình thành khối máu tụ. Một số rối loạn đông máu phổ biến gây tụ máu như bệnh máu khó đông, bệnh giảm tiểu cầu hoặc bệnh von Willebrand...
  • Các loại thuốc: Sự khởi phát của các khối máu tụ cũng rất dễ xảy ra do sử dụng các loại thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin, aspirin, apixaban, rivaroxaban... Hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen.
  • Ung thư: Một số trường hợp hiếm các khối máu tụ có thể liên quan đến sự phát triển của ung thư vú.
  • Xơ nang vú: Tình trạng xơ nang khiến các tế bào mô vú bị vón cục và làm tăng nguy cơ phát triển tụ máu ở ngực.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Tụ máu ở vú phát triển rất nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Các khối máu tụ bên ngoài hoặc nằm dưới bề mặt da thường dễ quan sát và nhìn thấy. Riêng khối máu tụ nằm sâu dưới các mô vú thường không có biểu hiện bầm tím da trong vòng vài ngày đầu.

Riêng trường hợp tụ máu ở vú do phẫu thuật, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những thay đổi bất thường ở vú trong vòng 24 - 72 giờ sau phẫu thuật. Kể cả trong trường hợp có đặt ống dẫn lưu cũng có thể xảy ra tình trạng tính tụ máu.

Triệu chứng đặc trưng khi bị tụ máu ở ngực gồm sưng đau, tức ngực, bầm tím da...

Đồng thời, phát triển kèm theo các triệu chứng điển hình như:

  • Đau nhức vú, nhất là khi chạm hoặc ấn tay vào;
  • Vùng da tại khối máu tụ có thể bị đổi sang màu tím hoặc xanh lam;
  • Chạm vào có thể sờ thấy khối u trong mô vú;
  • Đầu núm vú rỉ dịch;
  • Sốt, ớn lạnh và mệt mỏi;

Chẩn đoán

Để chẩn đoán căn nguyên và mức độ tụ máu ở ngực, bác sĩ có thể tiến hành và chỉ định thực hiện một số phương pháp sau:

Kiểm tra thực thể kết hợp các bước kiểm tra hình ảnh và sinh thiết giúp chẩn đoán chính xác tình trạng tụ máu ở ngực

  • Khám thực thể: Đây là bước thăm khám lâm sàng nhằm kiểm tra các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, khai thác tiền sử bệnh lý cá nhân. Nhờ những thông tin này giúp bác sĩ dễ dàng khoanh vùng loại bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải.
  • Kiểm tra hình ảnh: Trong hầu hết trường hợp, các kiểm tra hình ảnh thường không được thực hiện để chẩn đoán xác nhận, mà nó được dùng để đánh giá mức đọ khối máu tụ có đang lan rộng hay không. Các chẩn đoán hình ảnh phổ biến như:
    • Chụp quang tuyến vú;
    • Siêu âm;
  • Sinh thiết: Trong một số trường hợp, bệnh nhân được chỉ định sinh thiết để chẩn đoán xác nhận tình trạng tụ máu ở vú.

Biến chứng và tiên lượng

Đa số tình trạng tụ máu ở ngực thường không quá nghiêm trọng, những trường hợp nhẹ có xu hướng tự khỏi và biến mất hoàn toàn sau 4 - 6 tuần. Nhưng cũng có nhiều trường hợp ít gặp hơn, tụ máu ở vú do bệnh lý hoặc chấn thương nặng có thể mất đến vài tháng hoặc vài năm mới có khả năng phục hồi hoàn toàn.

Chị em bị tụ máu ở ngực nếu không được điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng khó lường như:

  • Nhiễm trùng khối máu tụ;
  • Hoại tử;
  • Phải cắt bỏ vú;

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên chủ động thăm khám và điều trị sớm ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở vùng ngực. Việc điều trị càng sớm giúp tiên lượng phục hồi càng cao và ngăn ngừa các biến chứng khó lường.

Điều trị

Việc điều trị tình trạng tụ máu ở vú phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và căn nguyên. Những trường hợp nhẹ không nhất thiết phải điều trị, do khối máu tụ có thể tự khỏi theo thời gian. Nhưng với những trường hợp nặng, cần can thiệp y tế để kịp thời loại bỏ khối máu tụ, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Thủ thuật dẫn lưu hoặc phẫu thuật loại bỏ là phương pháp điều trị chính đối với hầu hết trường hợp bị tụ máu ở ngực

Các chọn lựa điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay như:

Điều trị y tế

Nhằm mục đích loại bỏ khối máu tụ trong ngực, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các biện pháp sau:

  • Dẫn lưu: Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng kim tiêm chuyên dụng chọc vào khối máu tụ để rút hết máu ra ngoài.
  • Phẫu thuật: Trong những trường hợp cần thiết, có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối máu tụ.

Điều trị hỗ trợ

Bệnh nhân có thể dễ dàng kiểm soát triệu chứng sưng đau do tụ máu ở ngực  bằng các biện pháp tại nhà đơn giản sau:

  • Chườm đá lạnh: Nhiệt lạnh có tác dụng giảm sưng viêm, đau nhức nhanh chóng. Tuy đây chỉ là biện pháp tạm thời nhưng đem lại hiệu quả rất tốt, có tác dụng rõ rệt, nhất là trong 48 giờ đầu tiên. Khuyến nghị thực hiện chườm lạnh nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 20 - 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Chườm ấm: Sau giai đoạn sưng đau, muốn cải thiện vết bầm tím trên da do khối máu tụ có thể tiến hành chườm ấm hoặc mặc áo ngực bó nịt giúp đẩy nhanh quá trình cơ thể tự hấp thu vết bầm.
  • Dùng thuốc giảm đau: Ưu tiên dùng thuốc giảm đau nhóm acetaminophen (điển hình là Tylenol) thay vì thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có đặc tính làm loãng máu, làm tăng nặng triệu chứng bệnh, nhằm kiểm soát tình trạng chảy máu.

Phòng ngừa

Tụ máu ở ngực hoặc bất kỳ vị trí nào cũng đều gây ra những triệu chứng, biến chứng khó lường nếu không điều trị kịp thời. Để hạn chế nguy cơ phát triển tình trạng này, hãy tích cực thực hiện các biện pháp sau:

Mặc áo ngực chuyên dụng sau phẫu thuật để tránh gây tổn thương và phòng ngừa hình thành tụ máu ở ngực

  • Nếu có mong muốn phẫu thuật thẩm mỹ, hãy trao đổi với bác sĩ để đảm bảo quá trình thực hiện và phục hồi ổn định, đảm bảo không gây biến chứng tụ máu ở ngực.
  • Sau phẫu thuật nên mặc áo ngực chuyên dụng có khả năng nén giúp các mô ngực được kín kẽ, không bị bóc tách và tránh làm cho máu tích tụ trong các khoang này.
  • Hạn chế thực hiện các hoạt động quá nhanh, mạnh bạo trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
  • Kiểm soát tình trạng rối loạn đông máu để giảm nguy cơ tụ máu, cách đơn giản nhất là không sử dụng các loại thuốc làm loãng máu khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tại sao tôi thường xuyên bị đau vú, tức ngực, sưng tấy và xuất hiện vết bầm tím trên da?

2. Nguyên nhân khiến tôi mắc tình trạng tụ máu ở ngực?

3. Bị tụ máu ở ngực có gây nguy hiểm đến tính mạng của tôi không?

5. Tôi bị máu tụ ở ngực có cần điều trị không?

6. Phương pháp điều trị tụ máu ở ngực hiệu quả nhất?

7. Tình trạng của tôi có cần phẫu thuật không?

8. Chi phí điều trị tụ máu ở ngực tốn bao nhiêu? Có dùng BHYT được không?

9. Thời gian điều trị tụ máu ở ngực mất bao lâu thì khỏi?

10. Tôi cần làm gì để phòng ngừa tái phát tụ máu ở ngực?

Hầu hết tình trạng tụ máu ở ngực đều không quá nghiêm trọng và có thể kiểm soát hiệu quả thông qua các biện pháp y tế phù hợp. Tốt nhất hãy chủ động thăm khám sớm tại bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán và hướng dẫn cách điều trị phù hợp. Đồng thời, thực hiện các phương pháp ngăn ngừa tổn thương vú làm giảm nguy cơ phát triển tình trạng tụ máu ở ngực.

Ngày đăng 23:12 - 28/08/2023 - Cập nhật lúc: 23:12 - 28/08/2023
Chia sẻ:
Thiếu men G6PD
Thiếu men G6PD là một dạng rối loạn di truyền gây ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu. Tình trạng này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới…
Bệnh Giảm bạch cầu trung tính ở trẻ em
Giảm bạch cầu trung tính ở trẻ em là một…
Bệnh Máu Khó Đông (Hemophilia)
Máu khó đông là một dạng rối loạn chảy máu…
Hội chứng đổ mồ hôi máu
Hội chứng đổ mồ hôi máu xảy ra khi một…
Bệnh Buerger

Bệnh Buerger là một dạng hiếm gặp của tình trạng viêm thuyên tắc các mạch máu ở tay và chân.…

Bệnh Cường Lách

Cường lách là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng lách to và thiếu máu. Có rất nhiều nguyên nhân…

Hội chứng Bernard Soulier

Hội chứng Bernard Soulier là rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra các vấn đề về khả năng đông…

Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu

Xuất huyết giảm tiểu cầu ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Đây là một dạng rối loạn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua