Vì sao bệnh mề đay thường xuyên tái phát?

Mề đay là bệnh thường xuyên tái phát và gây ra không ít khó khăn cho bệnh nhân trong việc điều trị. Vậy vì sao bệnh mề đay thường xuyên tái phát? Tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân tái phát mề đay ngay trong bài thông tin dưới đây.

Vì sao bệnh mề đay thường xuyên tái phát?
Bệnh mề đay thường xuyên tái phát – Nguyên nhân do đâu?

Vì sao bệnh mề đay thường xuyên tái phát?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mề đay, trong đó ô nhiễm không khí, dị ứng côn trùng, phấn hoa, lông động vật, dị ứng thực phẩm, mỹ phẩm,… Mề đay phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính đặc biệt là ở những người có cơ địa nhạy cảm hoặc đề kháng yếu.

Nhiều bệnh nhân tỏ ra vô cùng hoang mang khi mề đay tái phát thường xuyên, như trường hợp cô Võ Thị Thảo, 44 tuổi, Đồng Nai chia sẻ: “Cách đây khoảng 3 tháng tôi bị nổi mề đay toàn thân không rõ nguyên nhân. Nghe theo lời chia sẻ của hàng xóm, tôi có nấu nước lá trầu không để tắm. Ban đầu, tôi thấy giảm bớt ngứa ngáy, sau đó thì các sẩn mề đay cũng thưa dần và biến mất hoàn toàn, cứ tưởng đã dứt điểm được chúng nên tôi lấy làm mừng. Mới gần đây, tôi đi làm về bị mắc mưa và mề đay lại lần nữa xuất hiện, ngứa dữ dội hơn. Cũng theo kinh nghiệm lần trước, tôi cũng sử dụng lá trầu không để nấu nước tắm nhưng ở lần này nó không có tác dụng với tôi. Hơn 2 tuần liền mề đay mới chịu “buông tha” tôi và để lại các di chứng trên da rất kinh khủng.”

Tình trạng này không chỉ gặp riêng ở cô Thảo mà chúng tôi cũng ghi nhận được rất nhiều phản hồi từ phía bạn đọc. Để lý giải về vấn đề này, BS. Hoàng Văn Minh, trưởng khoa Da liễu, bệnh viện ĐH Y Dược TP. HCM đưa ra 2 nguyên nhân khiến mề đay thường xuyên tái phát như sau:

1. Tác nhân gây mề đay chưa được loại bỏ đúng cách

Nguyên tắc đầu tiên trong việc điều trị mề đay đó chính là cần phải tìm được nguyên nhân phát bệnh. Nhưng đa phần bệnh nhân bị nổi mề đay đều không tìm hiểu cụ thể nguyên nhân gây bệnh mà lại tự ý mua thuốc điều trị khiến cho các nguyên nhân gây mề đay không được loại bỏ dứt điểm. 

Thức ăn, môi trường thay đổi đột ngột, dị ứng với thành phần của thuốc hay mỹ phẩm cũng là một trong số những tác nhân gây mề đay rất khó để xác định. Ngoài ra, khi gan thận bị tổn thương hay suy giảm chức năng thì nó cũng có thể gây hiện tượng mề đay trên da. Do đó, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thực hiện các xét nghiệm sàng lọc.

2. Lựa chọn phương pháp điều trị không phù hợp

Nhiều bệnh nhân thường có thói quen tự ý sử dụng thuốc tây để điều trị mề đay. Nhưng thực tế, đây chỉ là giải pháp tạm thời và nó chỉ giúp làm giảm triệu chứng trong một thời gian ngắn. Vì thế mà mề đay có thể tái phát ngay sau đó nếu gặp điều kiện thuận lợi. Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc tây hoặc sử dụng thuốc không đúng cách còn có thể gây ra một số tác dụng ngược và thậm chí còn làm ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.

Một số bệnh nhân sẽ có xu hướng lựa chọn đông y hoặc các bài thuốc nam để khắc phục triệu chứng mề đay. Nhưng các bài thuốc này cũng không có khả năng dứt điểm căn nguyên của mề đay nên khả năng bệnh tái phát lại là điều tất yếu. Mặt khác, tác dụng của những bài thuốc dân gian thường phát huy chậm nên khi sử dụng trong thời gian ngắn không có kết quả bệnh nhân sẽ mắc phải tâm lý chán nản, mệt mỏi do mề đay tái phát hoặc dai dẳng.

Tâm lý điều trị của bệnh nhân không kiên định, nôn nóng khỏi bệnh nhân nên khi thuốc chưa phát huy tác dụng thì đã vội vàng ngưng thuốc và sử dụng ngay sản phẩm khác. Điều này khiến cho cơ thể dung nạp một lượng lớn thuốc và làm cho mức độ phát triển của mề đay ngày càng nghiêm trọng hơn.

Vì sao bệnh mề đay thường xuyên tái phát?
Việc điều trị mề đay đúng cách sẽ hạn chế mề đay tái phát thường xuyên

Bệnh nhân mề đay thường dễ bị rơi vào vòng lẩn quẩn và khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng, dễ tái phát hơn. Để chấm dứt tình trạng mề đay thường xuyên tái phát, bệnh nhân nên thăm khám chuyên khoa da liễu kịp thời. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định, bệnh nhân mề đay cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt để làm giảm triệu chứng.

Bạn đọc tham khảo thêm:

Ngày đăng 06:52 - 19/09/2015 - Cập nhật lúc: 09:07 - 24/04/2019
Chia sẻ:
Làm gì khi bị nổi mày đay thường xuyên?
Bệnh mày đay tái phát nhiều lần khiến bạn ngứa ngáy và hết sức khó chịu. Vậy phải làm gì…
Bệnh mề đay nếu không điều trị có sao không?
Xin bác sĩ cho em hỏi, bệnh mề đay không điều trị có sao không ạ. Tự dưng hôm qua…
Vì sao bệnh mề đay thường xuyên tái phát? Vì sao bệnh mề đay thường xuyên tái phát?

Mề đay là bệnh thường xuyên tái phát và gây ra không ít khó khăn cho bệnh nhân trong việc…

bệnh mề đay có nguy hiểm không Bị nổi mề đay, mẩn ngứa có nguy hiểm không? [Giải đáp]

Có rất nhiều người bị nổi mề đay mẩn ngứa tỏ ra lo lắng, không biết nó có nguy hiểm…

Chia sẻ
Bỏ qua