Các triệu chứng bệnh gút dễ nhận biết

Các triệu chứng bệnh gút thường đến một cách đột ngột trong giấc ngủ vào ban đêm. Sưng và đau nhức khớp dữ dội là các dấu hiệu điển hình ai cũng gặp phải khi mắc căn bệnh này.

Bệnh gút (gout) trong y học cổ truyền còn gọi là bệnh thống phong. Đây là một dạng viêm khớp mãn tính phát triển khi có sự rối loạn chuyển hóa purin. Điều này khiến cho nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Khi không được đào thải hết, lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ lại tại khớp dưới dạng tinh thể muối sắc nhọn đâm vào khớp và gây viêm

Triệu chứng của bệnh gút bạn cần biết

Hầu hết bệnh nhân bị gút đều gặp phải các triệu chứng như đau nhức khớp dữ dội, sưng đỏ khớp, hạn chế vận động. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn phát triển, bệnh sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng. Bạn cần chú ý để sớm phát hiện ra bệnh.

1. Dấu hiệu chung của bệnh gút

Các biểu hiện bệnh gút thường xảy ra một cách đột ngột, chúng xuất hiện vào ban đêm mà không báo trước. Hầu hết bệnh nhân đều có các triệu chứng sau:

– Đau nhức khớp:

Cơn đau có tính chất dữ dội và ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trên cơ thể. Tuy nhiên vị trí bị bệnh nhiều nhất là khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối hay các khớp ngón tay. 

Triệu chứng bệnh gút
Các triệu chứng của bệnh gút có thể xảy ra ở nhiều khớp trên cơ thể, bao gồm cả khớp mắt cá chân

Cơn đau do bệnh gút có thể tăng dần và đạt mức kịch liệt nhất trong vòng từ 4 – 12 giờ kể từ khi bệnh bắt đầu khởi phát. 

– Viêm đỏ khớp kéo dài là triệu chứng bệnh gút:

Kèm theo tình trạng đau nhức, khu vực khớp bị gút tấn công có thể sưng to, đỏ. Chạm tay vào khu vực bị bệnh thấy cảm giác nóng ấm. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài ngày, hoặc có khi là vài tuần mới thuyên giảm.

– Hạn chế cử động tại khớp:

Khi bệnh gút đang trong giai đoạn tiến triển, bạn hầu như không thể cử động được khớp. Nếu ảnh hưởng đến các khớp ở chi dưới, việc đi lại, leo cầu thang sẽ rất khó khăn và có thể khiến cho bạn bị đau nhức dữ dội hơn. Bạn phải chống nạng, mang gậy hỗ trợ khi di chuyển.

Trong khi đó, nếu ảnh hưởng đến các khớp nhỏ của ngón tay bạn sẽ không thể cong gập được ngón tay. Ngay cả việc đơn giản như nhặt rau, nấu nước, mở khóa cửa cũng trở nên hết sức khó khăn.

– Khớp nổi u cục nhỏ:

Gặp phải dấu hiệu bị gút này tức là bệnh của bạn đã bước vào giai đoạn nặng. Lúc này, lượng axit uric dư thừa tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ lắng đọng thành các tinh thể muối urat. Chúng kết hợp với nhau tại thành những u cục nhỏ nổi gồ lên trên bề mặt khớp. Y học gọi đây là các cục tophi.

Khớp nổi hạt tophi là dấu hiệu của bệnh gút
Khớp nổi hạt tophi là dấu hiệu bị gút ở giai đoạn nặng

– Phá hủy khớp, tàn phế:

Khi không được điều trị tốt, tổn thương do khớp gây ra có thể gây xói mòn và phá hủy khớp. Điều này có thể đẩy bạn đến nguy cơ bị tàn phế suốt đời.

– Các triệu chứng bệnh gout xảy ra trên toàn thân:

Không chỉ ảnh hưởng đến khớp, bệnh gút còn có thể gây ra một số biểu hiện toàn thân như:

  • Tăng thân nhiệt, sốt nhẹ hoặc sốt cao
  • Mệt mỏi, khó chịu trong người
  • Mắt nổi tia đỏ
  • Tiểu khó
  • Tróc da, ngứa xung quanh khớp tổn thương

2. Biểu hiện của bệnh gout trong các giai đoạn bệnh

Tính từ thời điểm bắt đầu khởi phát cho đến giai đoạn nặng nhất, bệnh gút được chia thành 4 giai đoạn phát triển. Mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng đặc trưng, cụ thể như sau:

– Giai đoạn I: Axit uric trong máu tăng cao

Đây là giai đoạn đầu và cũng là cấp độ nhẹ nhất của bệnh. Bạn sẽ chưa thấy được các triệu chứng bệnh gút, tuy nhiên nồng độ axit uric đo được là trên 6.0 mg / dL ở nữ và trên 7.0 mg / dL ở nam. Điều này chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm máu. 

Nhiều người sẽ tăng nồng độ axit uric trong nhiều năm trước cuộc tấn công đầu tiên của bệnh gút. Mức axit uric càng cao thì nguy cơ phát triển bệnh gút càng nhiều.

– Giai đoạn II: Cơn gút cấp tính tấn công

Trong giai đoạn này, các tinh thể đã lắng đọng trong khớp sẽ kích hoạt và gây ra các cơn đau dữ dội kèm theo tình trạng sưng viêm ở khớp. Cơn đau có khuynh hướng giảm dần trong vòng ba đến 10 ngày. Điều này khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng bệnh đã khỏi và tỏ ra chủ quan, trong chú trọng điều trị bệnh gút. 

Sốt là biểu hiện của bệnh gout
Người mắc bệnh gút cấp tính có thể bị sốt cao, mệt mỏi

Các dấu hiệu bị gút khác bạn có thể gặp trong giai đoạn cấp tính như: Sốt cao, cứng cổ, mệt mỏi…

– Giai đoạn II: Tái phát các đợt gút cấp tính

Một cuộc tấn công khác của bệnh gút cấp tính có thể sau lần xuất hiện đầu tiên nhiều tháng hoặc nhiều năm do nồng độ axit uric trong máu không được kiểm soát. Lúc này các tinh thể axit uric vẫn tiếp tục tích tụ, âm thầm tấn công vào khớp. 

Ở giai đoạn này, triệu chứng đau của bệnh gout sẽ trở nên dữ dội hơn gây cản trở đến mọi công việc, sinh hoạt hàng ngày.

– Giai đoạn IV: Bệnh gút mãn tính

Đây là giai đoạn cuối của bệnh gút. Sau các đợt cấp tính tái phát nhiều lần, gút trở thành một bệnh viêm khớp mãn tính thường dẫn đến sự xuất hiện của các cục tophi gây biến dạng và phá hủy xương, sụn.

Lúc này, bệnh gút có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Sỏi urat thận, suy thận mạn, viêm tĩnh mạch nông ở chi dưới, tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn…

Tuy nhiên, với sự chăm sóc và điều trị y tế thích hợp, hầu hết bệnh nhân gút sẽ không tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng này.

Cần làm gì khi gặp các triệu chứng của bệnh gút?

Các biểu hiện sưng, đau không chỉ có trong bệnh gút mà chúng còn là dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp, hoặc viêm khớp dạng thấp… Vì vậy nếu tự chẩn đoán tại nhà, bạn sẽ rất dễ mắc sai lầm và điều trị không đúng cách khiến bệnh càng tiến triển nặng hơn.

Vì vậy, việc cần thiết nên làm khi thấy có một trong các triệu chứng nghi ngờ trên là:

– Đi khám và tích cực dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ:

Khi không được điều trị, bệnh gút sẽ ngày càng phát triển nặng và có khuynh hướng tái phát với tần suất liên tục. Bạn nên sớm đi khám và tiến hành điều trị ngay khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ.

Thông quan xét nghiệm axit uric máu, kiểm tra dịch khớp, chụp x-quang hay kiểm tra chức năng thận… bác sĩ sẽ xác định chính xác bạn có bị bệnh gút không hay là một vấn đề y tế nào khác. 

Xét nghiệm axit uric chuẩn đoán dấu hiệu gút
Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ axit uric có thể giúp phát hiện sớm bệnh gút

Sau khi có kết luận chính thức, hãy tích cực dùng thuốc và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bệnh sĩ để bệnh không có cơ hội tái phát trở lại.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt:

Ngoài dùng thuốc, việc thay đổi lối sống là rất quan trọng đối với người bị gút. Xây dựng chế độ ăn uống và vận động đúng cách sẽ giúp bạn cân bằng được lượng axit uric trong máu và nâng cao chức năng vận động của khớp. 

  • Hạn chế tiêu thụ các thức ăn nhiều purin:

Axit uric được giải phóng khi cơ thể chuyển hóa purin. Chất này có nhiều trong các thực phẩm như lòng lợn, tim, thận, hải sản các loại, thịt đỏ, nấm, dọc mục, măng, giá đỗ… Khi đang có các triệu chứng bệnh gút, bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm này trong thực đơn nếu không muốn bệnh bùng phát dữ dội hơn.

Các thực phẩm nên ăn khi bị gút bao gồm: Quả anh đào, khoai tây, cà tím, súp lơ xanh, sữa, rau xanh…

  • Uống nhiều nước:

Uống từ 2-3 lít nước/ ngày sẽ giúp hỗ trợ thận tăng khả năng đào thải axit uric qua đường tiết niệu. Nước lọc, nước khoáng có kiềm, nước dừa hay nước ép rau cần… là những sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.

  • Không hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia:

Đây đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, đặc biệt là ở nam giới. Một khi được chẩn đoán mắc gút, bạn nên cai hút thuốc lá. Rượu, bia mặc dù không cần kiêng tuyệt đối nhưng chỉ nên sử dụng với mức độ vừa phải, lâu lâu uống một lần, không nên uống tới mức say xỉn.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý kiểm soát không để dư thừa cân nặng và đi xét nghiệm thường xuyên để chắc chắn rằng lượng axit uric trong máu đang được duy trì ở mức ổn định. Tất cả những vấn đề trên được thực hiện tốt sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh gút.

** Bạn có thể tham khảo thêm: Chế độ ăn uống hàng ngày cho người bị bệnh gút

Ngày đăng 07:01 - 19/09/2015 - Cập nhật lúc: 10:44 - 11/04/2019
Chia sẻ:
Những người béo phì có dễ bị Gút không? Những người béo phì có dễ bị Gút không?
Béo phì là một dạng bệnh lý do chế độ dinh dưỡng không cân đối. Theo thống kê mới đây,…
Uống bia rượu nhiều có bị bệnh Gút không? Uống bia rượu nhiều có bị bệnh Gút không?
Đa số bệnh nhân mắc bệnh Gút đều được khuyến khích kiêng bia rượu tuyệt đối. Tuy nhiên, uống bia…
Các triệu chứng bệnh gút dễ nhận biết

Các triệu chứng bệnh gút thường đến một cách đột ngột trong giấc ngủ vào ban đêm. Sưng và đau…

Chế độ ăn uống cho người bị bệnh Gút

Trong chế độ ăn uống cho người bị bệnh gút, nên tránh sử dụng các thực phẩm chứa nhiều purin…

Rong biển có lợi hay có hại đối với người bệnh gút? Rong biển có lợi hay hại với người bị bệnh Gút?

Mặc dù rong biển được xem là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng theo một số đánh giá…

Chia sẻ
Bỏ qua