Làm gì khi bị nổi mày đay thường xuyên?

Bệnh mày đay tái phát nhiều lần khiến bạn ngứa ngáy và hết sức khó chịu. Vậy phải làm gì khi bị nổi mày đay thường xuyên? Một số gợi ý sau có thể sẽ giúp ích cho bạn.

Nổi mày đay trên da là hiện tượng không phải hiếm gặp. Căn bệnh này xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh với vi khuẩn và các yếu tố dị nguyên xâm nhập. Điều này dẫn đến tình trạng viêm, ngứa ngáy, nổi sẩn đỏ trên da. 

Bệnh nổi mày đay không quá nguy hiểm nhưng lại dễ tái phát. Bệnh có thể chuyển thành mãn tính và gây ra nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu biết cách đối phó với bệnh thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt các biểu hiện của nó và ngăn chặn các đợt tái phát diễn ra trong tương lai.

Làm gì khi bị nổi mề đay thường xuyên?
Làm gì khi bị nổi mề đay thường xuyên là vấn đề được rất nhiều người quan tâm

Phải làm gì khi bị nổi mày đay thường xuyên?

Một số vấn đề quan trọng bạn cần làm khi bị nổi mày đay thường xuyên là:

1/ Tìm hiểu và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh

Chỉ khi loại bỏ được nguyên nhân gây nổi mày đay thì chúng ta mới có thể khống chế được căn bệnh này. Những lý do phổ biến dẫn đến bệnh mày đay bao gồm:

  • Dị ứng với thuốc, thức ăn, mạt bụi trong nhà, phấn hoa
  • Dùng mỹ phẩm không phù hợp
  • Di truyền
  • Căng thẳng kéo dài
  • Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
  • Rối loạn hệ miễn dịch
  • Côn trùng cắn
  • Các vấn đề về y tế: Viêm da cơ địa, lupus ban đỏ, viêm đường hô hấp cấp, nhiễm ký sinh trùng ở đường ruột…

Thực tế, có rất nhiều trường hợp bị nổi mày đay không rõ nguyên nhân hoặc do nhiều yếu tố kết hợp. Nếu tự mình không thể tìm ra được thủ phạm gây bệnh, bạn nên tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ, đặc biệt là khi mày đay tái phát thường xuyên và kéo dài trong nhiều tháng liền.

2/ Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà

Nếu chỉ bị nổi mày đay nhẹ, các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và tăng tốc độ chữa lành của da. Bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Tắm rửa với nước ấm hàng ngày. Tránh sử dụng xà phòng thơm hay các sản phẩm tắm gội chứa chất tẩy mạnh. 
  • Không kỳ cọ, chà sát mạnh ở vùng da vị tổn thương
  • Cắt sạch móng tay và hạn chế gãi để không làm da bị nhiễm khuẩn tồi tệ hơn
  • Giữ cho vùng da bị bệnh luôn thông thoáng, tránh che đậy hoặc bịt kín quá mức
  • Không để da tiếp xúc với xà bông giặt đồ, chất tẩy rửa và các loại hóa chất độc hại
  • Giữ ấm cơ thể trong những ngày thời tiết trở lạnh
  • Ngừng sử dụng thuốc, các loại mỹ phẩm hay một loại thực phẩm nào đó nếu bạn nghi ngờ chúng là thủ phạm khiến da bạn bị nổi mày đay thường xuyên.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và không chứa chất tạo mùi thoa lên khu vực ảnh hưởng có thể giúp làm dịu cơn ngứa, giảm thiểu tình trạng khô và bong tróc da sau khi bình phục.
  • Áp dụng một số cách trị nổi mày đay tại nhà theo kinh nghiệm dân gian như: Chườm gạc lạnh giảm sưng đau, thoa gel lô hội, uống trà thảo mộc, đắp mặt nạ bột yến mạch…
Chườm lạnh chữa nổi mày đay thường xuyên
Chườm gạc lạnh có thể giúp giảm sưng, ngứa khi bị nổi mày đay thường xuyên
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để cải thiện chức năng hoạt động của hệ miễn dịch, thúc đẩy tổn thương trên da mau lành. Vitamin C có nhiều trong các loại rau lá màu xanh đậm, trái cây họ cam/quýt, kiwi, cà chua, dâu tây… Hạn chế ăn đồ nóng, các thực phẩm giàu đạm.
  • Tránh sử dụng bia rượu và các chất kích thích
  • Ngủ đủ giấc, tránh stress
  • Uống nhiều nước giúp hỗ trợ đào thải các chất độc hại tích tụ trong máu, ngăn ngừa bệnh nổi mày đay tái phát.

3/ Sử dụng thuốc điều trị nổi mày đay không kê đơn

Trường hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà không thể giúp cải thiện tình trạng bệnh, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc không kê đơn. Chúng bao gồm:

  • Kem giảm ngứa Hydrocortisone
  • Dung dịch Calamine
  • Các thuốc giảm đau, kháng viêm không kê toa, chẳng hạn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen rất hữu ích trong trường hợp bị đau nhẹ có liên quan đến nổi mày đay.

Hãy nói chuyện với nhân viên y tế trước khi bắt đầu sử dụng các thuốc trên, đặc biệt là khi bạn đang gặp các vấn đề về gan, thận hay có tiền sử loét dạ dày. Tránh lạm dụng thuốc trong thời gian dài bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn.

4/ Gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng nổi mày đay nghiêm trọng

Khi phát triển nặng, bệnh mày đay có thể gây ra nhiều biến chứng như phù mạch, sốc phản vệ, bội nhiễm… Để không gặp phải các tác hại này, việc thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ là rất cần thiết, đặc biệt là khi bạn bị nổi mày đay thường xuyên có kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng sau:

  • Đau với tính chất ngày càng nghiêm trọng
  • Vùng da bị phát ban đổi màu, lở loét
  • Khó thở, đau ngứa cổ họng
  • Mặt hoặc tay chân sưng phù
  • Sốt trên 38 độ
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy nhiều lần trong ngày
  • Đau khớp
  • Da xuất hiện một vết đốt côn trùng ở khu vực tổn thương.

** Có thể bạn chưa biết: Bệnh nổi mề đay ở trẻ em và phương pháp chữa trị

Ngày đăng 06:50 - 19/09/2015 - Cập nhật lúc: 13:16 - 03/05/2019
Chia sẻ:
Bệnh mề đay nếu không điều trị có sao không?
Xin bác sĩ cho em hỏi, bệnh mề đay không điều trị có sao không ạ. Tự dưng hôm qua…
Làm gì khi bị nổi mày đay thường xuyên?

Bệnh mày đay tái phát nhiều lần khiến bạn ngứa ngáy và hết sức khó chịu. Vậy phải làm gì…

Vì sao bệnh mề đay thường xuyên tái phát? Vì sao bệnh mề đay thường xuyên tái phát?

Mề đay là bệnh thường xuyên tái phát và gây ra không ít khó khăn cho bệnh nhân trong việc…

bệnh mề đay có nguy hiểm không Bị nổi mề đay, mẩn ngứa có nguy hiểm không? [Giải đáp]

Có rất nhiều người bị nổi mề đay mẩn ngứa tỏ ra lo lắng, không biết nó có nguy hiểm…

Chia sẻ
Bỏ qua