Bệnh mề đay nếu không điều trị có sao không?

Xin bác sĩ cho em hỏi, bệnh mề đay không điều trị có sao không ạ. Tự dưng hôm qua sau khi ăn hàng về da tay em nổi mấy mảng mề đay rất ngứa, hôm nay còn bị vài chỗ ở chân với trên mặt nữa. Nó cứ lặn được vài tiếng rồi lại nổi rõ. Không biết nó có tự hết được không ạ? Nếu cứ như thế này thì suốt ngày em chỉ ngồi gãi chứ chẳng làm được việc gì cho ra hồn. Bác sĩ tư vấn gấp giúp em cách khắc phục với ạ.

Em xin cảm ơn! ( Bùi Trang, Hà Nội)

BỆNH MỀ ĐAY KHÔNG ĐIỀU TRỊ CÓ SAO KHÔNG?
Bệnh mề đay khá phổ biến nên rất nhiều người phân vân không biết có cần điều trị không

TƯ VẤN: 

Bùi Trang thân mến! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Xin mời bạn theo dõi những thông tin dưới đây để có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc của mình.

Bệnh mề đay không điều trị có sao không?

Nổi mề đay là một phản ứng viêm ngoài da do sự xuất hiện của chất trung gian hóa hóa histamin. Chất này được sinh ra khi cơ thể bị dị ứng với thức ăn, thuốc, nọc độc của côn trùng hoặc mỹ phẩm. Nổi mẩn đỏ ngứa trên da chính là triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này.

Vấn đề bệnh mề đay không điều trị có sao không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh và các dấu hiệu bạn đang gặp phải:

1. Trường hợp bị nổi mề đay nhẹ

Nếu bạn chỉ bị nổi mề đay nhẹ, các triệu chứng xuất hiện thoáng qua và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì không cần điều trị. Việc điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt, cách chăm sóc da kết hợp với các mẹo khắc phục mề đay tự nhiên có thể giúp đẩy lùi được bệnh. Cụ thể, những việc bạn cần làm là:

  • Uống nhiều nước để hỗ trợ đào thải chất độc hại tích tụ dưới da
  • Tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng và khiến cơn ngứa thêm trầm trọng: Chẳng hạn như hải sản, trứng, lạc, đồ hộp… Trường hợp của Bùi Trang, rất có thể bạn bị nổi mề đay do dị ứng với thức ăn từng sử dụng trước đó. Bạn nên tránh dùng lại món này và tiếp tục theo dõi phản ứng của cơ thể.
  • Tăng cường thêm rau xanh và trái cây trong bữa ăn để da được cung cấp thêm vitamin và khoảng chất giúp tổn thương nhanh chóng phục hồi. Đặc biệt nên ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin C như cam, cà chua, bưởi, ớt đỏ, súp lơ xanh…
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên bằng nước ấm. Không xử dụng xà phòng và kỳ cọ mạnh trong lúc tắm vì hành động này dễ khiến da bị tổn thương, ngứa ngáy nặng hơn.
  • Không để da đổ nhiều mồ hôi. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu làm bằng cotton để da luôn được khô ráo, thông thoáng.
  • Áp dụng mẹo dân gian để giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng bệnh mề đay: Ví dụ như đắp khăn lạnh, thoa gel lô hội lên vùng da tổn thương, thêm bột yến mạch vào nước tắm hay chữa mề đay bằng lá khế
lá khế chữa bệnh mề đay
Trường hợp bị nổi mề đay nhẹ có thể dùng lá khế khắc phục mà không phải điều trị bằng thuốc tây

Nếu đáp ứng được với các giải pháp tự nhiên, mề đay sẽ dần thuyên giảm rồi biến mất sau vài ngày đến 1 tuần mà không cần phải uống thuốc. Tuy nhiên trong quá trình tự khắc phục bệnh tại nhà, nếu các dấu hiệu bệnh vẫn tiếp tục tăng nặng hơn thì bạn nên tới bệnh viện khám để được điều trị bằng y khoa

2. Trường hợp bị bệnh mề đay ở mức độ nặng

Trong một số trường hợp bệnh mề đay tiến triển nặng và gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, nổi ban đỏ toàn thân, phù mạch, nhiễm trùng da do cào gãi nhiều. Lúc này, bệnh cần được điều trị ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị bệnh mề đay như:

  • Thuốc bôi ngoài da: Menthol 1% , dung dịch Calamine, kem bôi chứa kháng sinh Cream synalar-neomycin…
  • Thuốc kháng histamin: Loratadine, Acrivastine, Cetirizine
  • Thuốc Corticoid: Rednisone, Methylprednisolon

Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của thầy thuốc để nhanh chóng thấy được kết quả và tránh gặp phải tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Những thông tin trên vừa giúp bạn làm sáng tỏ thắc mắc “bệnh mề đay không chữa có sao không”. Bạn hãy lắng nghe cơ thể và cảm nhận mức độ bệnh của mình để đưa ra được hướng giải quyết phù hợp. Nếu vẫn còn lo lắng về vấn đề này, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách điều trị.

**Có thể bạn chưa biết: Bị bệnh mề đay nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Ngày đăng 06:45 - 19/09/2015 - Cập nhật lúc: 12:14 - 26/04/2019
Chia sẻ:
Vì sao bệnh mề đay thường xuyên tái phát? Vì sao bệnh mề đay thường xuyên tái phát?

Mề đay là bệnh thường xuyên tái phát và gây ra không ít khó khăn cho bệnh nhân trong việc…

Bệnh mề đay nếu không điều trị có sao không?

Xin bác sĩ cho em hỏi, bệnh mề đay không điều trị có sao không ạ. Tự dưng hôm qua…

bệnh mề đay có nguy hiểm không Bị nổi mề đay, mẩn ngứa có nguy hiểm không? [Giải đáp]

Có rất nhiều người bị nổi mề đay mẩn ngứa tỏ ra lo lắng, không biết nó có nguy hiểm…

Làm gì khi bị nổi mày đay thường xuyên?

Bệnh mày đay tái phát nhiều lần khiến bạn ngứa ngáy và hết sức khó chịu. Vậy phải làm gì…

Chia sẻ
Bỏ qua