Ung thư bàng quang giai đoạn cuối: Dấu hiệu, điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối hay ung thư bàng quang giai đoạn 4 là mức độ nặng nhất của bệnh. Lúc này các tế bào ác tính đã di căn đến các cơ quan ở xa khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều dấu hiệu toàn thân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối là gì?

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối chính là giai đoạn nặng nhất của bệnh ung thư bàng quang. Ở mức độ này, bệnh còn được gọi là ung thư bàng quang giai đoạn 4. 

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối
Ung thư bàng quang giai đoạn cuối còn được gọi là ung thư bàng quang giai đoạn 4

Khi mắc bệnh ung thư bàng quang giai đoạn cuối, u bàng quang ác tính đã xâm lấn qua thành bụng, thành khung chậu hoặc di căn đến các hạch bạch huyết và các bộ phận ở xa trên cơ thể.

Thống kê cho thấy khoảng 4% bệnh nhân bị ung thư bàng quang được chẩn đoán khi bệnh đã bước vào giai đoạn cuối. Lúc này, cơ hội được chữa khỏi bệnh gần như bằng không. Người bệnh chủ yếu được áp dụng các phương pháp điều trị giảm nhẹ để cải thiện các triệu chứng bệnh và kéo dài thời gian sống.

Nguyên nhân ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Một số người phát hiện bệnh ung thư bàng quang chậm trễ khi bệnh đã bước vào giai đoạn cuối. Tuy nhiên cũng có những đối tượng mặc dù đã phát hiện ra bệnh từ sớm nhưng không điều trị tích cực hoặc tự tìm cách chữa trị ung thư tại nhà theo kinh nghiệm dân gian. Điều này khiến bệnh ngày càng trở nặng và tiến triển dần sang đến giai đoạn sau cùng. 

Một số yếu tố thuận lợi có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ác tính trong bàng quang và thúc đẩy bệnh tiến triển nặng như:

  • Hút thuốc lá hoặc môi trường sống xung quanh có nhiều người hút thuốc lá
  • Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại
  • Phơi nhiễm tia bức xạ
  • Nhiễm ký sinh trùng trong đường tiết niệu, bàng quang
  • Chế độ ăn nhiều chất béo
  • Di truyền
  • Lớn tuổi
  • Viêm bàng quang mãn tính lâu năm
  • Tác dụng phụ của thuốc tân dược, thường gặp nhất là thuốc điều trị bệnh đái tháo đường.

Bệnh ung thư bàng quang bắt đầu bằng sự xuất hiện của các tế bào bị đột biến, chủ yếu là ở lớp lót trong bàng quang. Các tế bào này tăng sinh mạnh và chúng kết hợp với nhau sẽ tạo thành khối u ác tính tại bàng quang. Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư không chỉ ảnh hưởng đến toàn bộ bàng quang mà còn di căn đến các cơ quan ở xa.

Dấu hiệu ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Bệnh ung thư bàng quang gây ra thay đổi bất thường khi tiểu tiện kèm theo nhiều triệu chứng khác. Ở giai đoạn cuối, các dấu hiệu xuất hiện rất rõ ràng với tần suất dày đặc và ngày nghiêm trọng. 

Để nhận biết bệnh ung thư bàng quang giai đoạn cuối, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng sau:

– Các dấu hiệu chung:

  • Tiểu tiện ra máu
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày và thường xuyên mót tiểu do khối u kích thích, chèn ép vào bàng quang
  • Bí tiểu, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt. Những triệu chứng này xuất hiện khi khối u ác tính trong bàng quang gây bít tắc đường dẫn nước tiểu ra ngoài. Nước tiểu bị ứ đọng lại trong bàng quang và mỗi lần đi tiểu người bệnh phải ráng sức rặn để ra ngoài nhưng cũng chỉ ra được ít một hoặc thậm chí không tiểu được.
  • Có cảm giác đau rát bên trong mỗi lần đi tiểu
  • Đau lưng hoặc đau ở vùng chậu
  • Cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, không còn khả năng lao động
  • Sụt nhiều cân
  • Giảm vị giác, chán ăn, ăn uống không ngon miệng
  • Sưng phù bàn chân
dấu hiệu Ung thư bàng quang giai đoạn cuối
Đi tiểu ra máu là một dấu hiệu của bệnh ung thư bàng quang giai đoạn cuối

– Triệu chứng ung thư bàng quang giai đoạn cuối di căn:

Bên cành các dấu hiệu chung, bệnh ung thư bàng quang giai đoạn 4 còn gây ra một số triệu chứng ở cơ quan khác khi di căn. Chẳng hạn như:

+ Ung thư di căn gan:

  • Trướng bụng
  • Đau bụng
  • Nổi mẩn ngứa trên da 
  • Vàng da,…

+ Ung thư di căn phổi: 

  • Đau tức một hoặc hai bên ngực
  • Ho kéo dài
  • Khó thở
  • Ho ra máu,…

+ Ung thư di căn xương:

  • Đau lưng
  • Đau nhức trong xương
  • Xương yếu và dễ gãy
  • Sưng ở vị trí có khối u

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối có nguy hiểm không? Sống được bao lâu?

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối là mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng nhất của bệnh. Lúc này, các tế bào ác tính không chỉ nằm gói gọn trong phạm vi của bàng quang mà còn di căn đến hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận như thận, niệu đạo, ruột già hoặc thậm chí đã ảnh hưởng đến các bộ phận ở xa hơn như phổi, gan hay não.

Người bị ung thư bàng quang giai đoạn 4 cũng phải đối mặt với nhiều biến chứng khác như:

  • Giảm số lượng hồng cầu, thiếu máu
  • Tắc niệu quản
  • Mất kiểm soát hoạt động tiểu tiện,…

Rất khó để điều trị thành công cho bệnh nhân bị ung thư bàng quang ở giai đoạn cuối. Theo một thống kê được thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập được ở bệnh nhân bị ung thư bàng quang từ năm 2008 – 2014 thì tiên lượng sống sau 5 năm của những người bị ung thư ở giai đoạn cuối chỉ còn lại khoảng 5%. Trong khi đó, nếu được điều trị ở giai đoạn đầu thì tiên lượng sống của bệnh nhân sau 5 năm có thể lên đến 69%.

Mặc dù vậy, con số trên chỉ là ước lượng. Thời gian sống của bệnh nhân bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác như tuổi tác, chế độ chăm sóc hay thể trạng của người bệnh. Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng của nền y học hiện đại, ngày càng có nhiều phương pháp điều trị ung thư mới ra đời cho hiệu quả điều trị cao, góp phần kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân không nên bi quan quá mức. Cần giữ vững tinh thần lạc quan và tích cực chữa trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ để có chất lượng sống tốt hơn.

Cách điều trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Bệnh ung thư bàng quang có thể được điều trị bằng các phương pháp truyền thống như phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị. Những phương pháp này được tiến hành chủ yếu nhằm mục đích cải thiện triệu chứng bệnh, nâng cao chất lượng sống và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

1. Phẫu thuật trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến cho bệnh nhân bị ung thư bàng quang giai đoạn 4. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để cắt bỏ một phần bàng quang chứa khối u ác tính và hạch bạch huyết bị ảnh hưởng, giải phóng sự chèn ép vào các cơ quan lân cận, khôi phục hoạt động tiểu tiện bình thường.

phẫu thuật điều trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối
Bệnh nhân bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối có thể được chỉ định cắt bỏ một phần hay toàn bộ bàng quang

Tuy nhiên, một số người có thể phải cắt bỏ toàn bộ bàng quang. Trong trường hợp này, một ống thông sẽ được nối từ niệu quản ra túi nhựa được đặt ngoài bụng để phục vụ cho hoạt động đào thải nước tiểu ra ngoài khi bàng quang không còn.

Sau khi làm phẫu thuật, do bàng quang bị thu nhỏ nên người bệnh có thể cảm thấy mót đi tiểu thường xuyên hơn. Một số trường hợp bị tổn thương đến cơ quan sinh dục dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm, suy giảm khả năng sinh lý tình dục hoặc thậm chí là vô sinh.

2. Hóa trị chữa ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được truyền hay uống thuốc hóa chất có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư, làm chậm quá trình di căn của bệnh. Thuốc hóa trị có tác dụng toàn thân nên được chỉ định khi các tế bào ác tính trong bàng quang đã di căn đến các cơ quan ở xa. 

Khi được hấp thụ vào trong máu, thuốc sẽ tấn công trực tiếp đến các tế bào ung thư và khiến chúng bị tiêu diệt. Bác sĩ có thể áp dụng các phác đồ điều trị truyền thống phối hợp hai hay nhiều thuốc với nhau. Thuốc có tác dụng gây độc cho các tế bào bị bệnh, ức chế sự phân chia, lan rộng của chúng.

Có hai phác đồ hóa trị thường được lựa chọn để chữa viêm bàng quang giai đoạn 4. Bao gồm:

  • Phác đồ 1: Gemcitabine (Gemzar) kết hợp với Cisplatin
  • Phác đồ 2: Dùng Methotrexate, Cisplatin kết hợp với Vinblastine và Doxorubicin (Adriamycin)

Thuốc hóa trị mặc dù có thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư nhưng cũng đồng thời tấn công vào các mô khỏe mạnh, đặc biệt là ở nang tóc, tủy xương hay lớp lót đường tiêu hóa. Chính vì vậy, trong quá trình trị liệu, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Rụng tóc nhiều
  • Thiếu máu
  • Suy giảm khả năng miễn dịch…

3. Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối bằng liệu pháp nhắm mục tiêu

Đây là một phương pháp mới có mức độ an toàn cao được chỉ định cho một số bệnh nhân bị ung thư bàng quang ở giai đoạn cuối. Các loại thuốc nhắm mục tiêu được sử dụng hoạt động dựa trên cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch cho người bệnh, giúp cơ thể tiêu diệt protein hoặc enzyme được tế bào ung thư tạo ra, từ đó ức chế quá trình phân chia của tế bào và làm suy yếu hoạt động của chúng.

So với hóa trị, liệu pháp điều trị nhắm mục tiêu có ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí điều trị khá cao nên không phải bệnh nhân nào cũng có đủ điều kiện để tiếp nhận trị liệu.

4. Trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối bằng xạ trị

Phương pháp xạ trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư trong bàng quang và các cơ quan khác bằng cách sử dụng tia phóng xạ có năng lượng cao. Nguồn bức xạ được chiếu thẳng vào vị trí có khối u ác tính nhằm phá hủy cấu trúc ADN của các tế bào bên trong, ngăn chặn không cho chúng tiếp tục nhân lên.

xạ trị chữa Ung thư bàng quang giai đoạn cuối
Phương pháp xạ trị được áp dụng phổ biến cho bệnh nhân bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Xạ trị có thể được chỉ định độc lập hoặc được thực hiện trước khi làm phẫu thuật hay hóa trị nhằm mục đích thu nhỏ kích thước khối u. Bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như khô da, bỏng rát hay lột da ở khu vực chiếu tia phóng xạ, đau bụng, buồn nôn,… Chúng sẽ biến mất sau khi kết thúc đợt điều trị.

Cách chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Song song với quá trình điều trị, người bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối cần được chăm sóc đúng cách để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu và nâng cao sức khỏe cũng như đời sống tinh thần. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

  • Nghỉ ngơi nhiều kết hợp với chế độ vận động, luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng để nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Xây dựng thực đơn phong phú để kích thích vị giác, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng và ăn được nhiều hơn.
  • Cắt giảm đường, chất béo và thức ăn nhanh sử dụng trong thực đơn của người bệnh. Bổ sung thêm rau củ, trái cây, ngũ cốc và các thức ăn nhiều protein dễ tiêu hóa như cá, sữa giúp người mắc ung thư bàng quang giai đoạn cuối được cung cấp nhiều năng lượng cùng nguồn dưỡng chất thiết yếu.
  • Duy trì các bữa ăn nhỏ trong ngày để cải thiện tình trạng chán ăn, giảm gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa.
  • Sử dụng thuốc giảm đau cho người bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ

Ngoài ra, người nhà cũng nên thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với bệnh nhân bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối, lắng nghe tâm tư, nguyên vọng của họ để bệnh nhân lạc quan chiến đấu với bệnh tật.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 00:35 - 14/01/2023 - Cập nhật lúc: 13:16 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Trong dân gian có nhiều cây thuốc nam chữa viêm niệu đạo, viêm tiết niệu được nhiều bệnh nhân đánh giá cao về hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng.
Ung thư bàng quang nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Khi bị ung thư bàng quang, người bệnh cần được chăm sóc bằng một chế độ ăn uống hợp lý…

Viêm bàng quang cấp là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm bàng quang cấp là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ. Khi không được điều trị kịp thời, bệnh…

Lương y Tuấn cùng cộng sự nghiên cứu hoàn thiện bài thuốc cổ phương Tọa đàm y khoa: Cố vấn y khoa VTV2 mang tới giải pháp tán sỏi KHÔNG phẫu thuật bằng bài thuốc cổ 150 năm

Tiếp nối thành công của các buổi tọa đàm y khoa số trước, trong buổi tọa đàm lần này, cố…

Nội soi bàng quang khi nào? Có đau không? Điều cần biết

Nội soi bàng quang là phương pháp thường được chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ mắc…

Tán sỏi bàng quang là gì? Phương pháp thực hiện, chi phí

Tán sỏi bàng quang là phương pháp sử dụng tia laser tác động trực tiếp vào viên sỏi để phá…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Từng sử dụng rất nhiều biện pháp loại bỏ sỏi nhưng không thành công, ông chú U50 đã loại bỏ hoàn toàn viên sỏi 20mm chỉ sau 1 liệu trình- KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT. Xem Ngay!
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua