Thuốc Gofen: Tác Dụng, Liều Dùng Chuẩn, Lưu Ý Nên Biết

Thuốc Gofen còn được gọi là gofen 400, là loại thuốc thuộc nhóm hạ sốt, giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs), thường được chỉ định cho các trường hợp đau do cảm cúm, đau răng, đau đầu, đau lưng, đau bụng kinh, đau nhẹ do viêm khớp… Sản phẩm cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ, tất cả những thông tin được đề cập dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Tên thuốc: Gofen

Thành phần chính: Ibuprofen

Phân nhóm: Thuốc kháng viêm không Steroid

Thuốc Gofen – Những thông tin cần biết 

1. Thuốc Gofen là gì?

Thuốc Gofen 400 là sản phẩm thuộc phân nhóm thuốc kháng viêm không steroid được sản xuất bởi Công ty Mega Lifesciences Public Company Limited, một thương hiệu nổi tiếng của Thái Lan. Sản phẩm được bào chế ở dạng viên nang, mỗi viên có chứa thành phần chính là 400mg Ibuprofen.

Gofen là thuốc giảm đau hạ sốt, kháng viêm thuộc nhóm kháng viêm không chứa steroid
Gofen là thuốc giảm đau hạ sốt, kháng viêm thuộc nhóm kháng viêm không chứa steroid

Công dụng chính của sản phẩm này là giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, dùng cho người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên. Loại thuốc này được bán tại rất nhiều nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Người bệnh hoàn toàn có thể mua mà không cần có đơn thuốc của bác sĩ. 

2. Công dụng của thuốc

Gofen 400 là thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm thường được chỉ định cho các trường hợp như:

3. Cơ chế hoạt động 

Ibuprofen được đánh giá là loại thuốc an toàn nhất trong nhóm thuốc chống viêm không steroid. Hoạt chất này là dẫn xuất của acid propionic, có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Cơ chế hoạt động chính là ức chế các prostaglandin synthetase, từ đó ngăn chặn tạo ra thromboxan, prostaglandin và các sản phẩm khác của cyclooxygenase. 

Ibuprofen có tác dụng hạ sốt không nhanh như indomethacin nhưng cao hơn aspirin. Tác dụng của thuốc trong việc chống viêm thường xuất hiện sau 2 ngày sử dụng liên tục, có thể giảm đau, hạ sốt tốt với trường hợp viêm đa khớp dạng thấp ở thiếu niên. Thuốc được hấp thụ nhanh ở đường tiêu hóa, Ibuprofen gắn mạnh với protein huyết tương. 

Nhìn chung, Ibuprofen giảm viêm thông qua cơ chế ức chế sản sinh prostaglandin, giảm đau thông qua cơ chế giảm tổng hợp Prostaglandin. Hạ sốt qua cơ chế ức chế sự tổng hợp Prostaglandin E1, E2 và synthetase, làm tăng thải nhiệt, giảm sinh nhiệt. Bên cạnh đó, Ibuprofen cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tập kết tiểu cầu với các chế ức chế thromboxan synthetase. 

4. Hướng dẫn sử dụng 

Cách dùng

Sử dụng thuốc ở đường uống, uống trực tiếp với nước lọc, không uống với trà, sữa, nước ngọt… 

Liều dùng 

Người lớn, trẻ em từ 12 tuổi trở lên dùng 1 viên/lần, mỗi lần cách nhau khoảng 4 – 6 giờ. Không dùng quá 3 viên trong vòng 24 giờ trừ trường hợp người bệnh có chỉ định của bác sĩ. 

Lưu ý

  • Sản phẩm cần được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc, dùng quá nhiều Ibuprofen có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Thận trọng khi dùng cho trẻ em, việc dùng thuốc nên dựa trên cân nặng và độ tuổi của trẻ. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ một loại thuốc nào. 

5. Chống chỉ định

Thuốc Gofen chỉ dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên, dùng ở đường uống. Sản phẩm được đánh giá cao về mức độ an toàn như tuyệt đối không dùng cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người quá mẫn với thuốc chống viêm không steroid và Aspirin
  • Người mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Người có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, mề đay
  • Người đang dùng thuốc điều trị chống đông máu coumarin
  • Người suy tim sung huyết, có tiền sử chảy máu
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối của thai kỳ
  • Người bị suy gan, suy thận giai đoạn nặng
  • Người bị bệnh tạo keo, có nguy cơ mắc viêm màng não vô khuẩn… 

Một số lưu ý khi dùng thuốc Gofen 

Bên cạnh việc nắm được công dụng chính, liều dùng, cách dùng, bạn cũng không thể bỏ qua các thông tin về tương tác thuốc, tác dụng phụ và cách xử lý khi quên liều hoặc quá liều. Trong quá trình sử dụng thuốc Gofen, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

1. Thận trọng 

Khi dùng thuốc, cần thận trọng với những trường hợp sau:

  • Tuyệt đối không phối hợp Ibuprofen với các thuốc kháng viêm không chứa steroid khác và aspirin để tránh gây nguy cơ kích ứng đường tiêu hóa
  • Trong quá trình dùng thuốc, tuyệt đối không sử dụng rượu bia,  thức uống có cồn, không dùng thức uống có cồn để uống thuốc
  • Người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần trao đổi với bác sĩ để có cách dùng phù hợp
  • Ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng sốt kéo dài sau 3 ngày hoặc cơn đau dai dẳng sau 10 ngày, dùng thuốc mà không thấy cải thiện.
  • Thận trọng khi dùng cho người lao động nặng, lái xe, vận hành máy móc do có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến khả năng tập trung như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu… 
Cần thận trọng khi dùng thuốc kháng viêm không steroid Gofen để tránh các tác dụng phụ không mong muốn
Cần thận trọng khi dùng thuốc kháng viêm không steroid Gofen để tránh các tác dụng phụ không mong muốn

Đặc biệt, không dùng thuốc trước hoặc sau phẫu thuật ghép động mạch vành. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim cho người bị suy tim, hoặc thậm chí có thể gây đột ngụy với nguy cơ tử vong cao. Dùng thuốc với liều cao trong thời gian dài cũng có nguy cơ gây đau tim hoặc đột quỵ ngay cả khi bạn không mắc bệnh tim. 

2. Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Gofen 

Mặc dù được đánh giá cao về mức độ an toàn, tuy nhiên ibuprofen vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn với một số đối tượng nhất định. Các tác dụng phụ của loại thuốc này có thể kể đến như:

  • Thường gặp: Buồn nôn, nôn, bồn chồn, chóng mặt, nhức đầu, sốt, mệt mỏi, hoa mắt, chướng bụng, mày đay, mẩn ngứa… 
  • Ít gặp: Các phản ứng dị ứng, nổi mề đay, mất ngủ, người lơ mơ, chảy máu kéo dài, thính lực suy giảm, chảy máu dạ dày – ruột, rối loạn thị giác, đau bụng… 
  • Hiếm gặp: Các tác dụng phụ hiếm khi xảy ra khi dùng thuốc Gofen có thể kể đến như rụng tóc, nổi ban, phù nề, hội chứng Steven – Johnson, giảm bạch cầu, rối loạn nhìn màu, viêm màng não vô khuẩn, giảm thị lực, nhìn mờ, rối loạn co bóp túi mật, hội chứng thận hư, suy thận cấp, đái ra máu, thiếu máu, viêm thận kẽ… 

Khi gặp phải các tác dụng phụ của Gofen, nếu ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể ngưng dùng thuốc, trao đổi với bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp. Trong trường hợp tác dụng phụ nghiêm trọng, nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên nghiệp để có biện pháp can thiệp kịp thời. 

3. Tương tác thuốc 

Trong quá trình sử dụng, Gofen 400mg có thể xảy ra hiện tượng tương tác thuốc nếu bạn đang dùng một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh nhóm Quinolon: Làm tăng tác dụng phụ của thuốc này lên hệ thần kinh trung ương, có thể dẫn đến co giật
  • Thuốc kháng viêm không Steroid khác: Có thể làm gia tăng nguy cơ gây loét và chảy máu
  • Tương tác với Methotrexat: Có thể làm tăng độc tính của Methotrexat
  • Tương tác với Digoxin: Làm tăng nồng độ của Digoxin trong máu
  • Thuốc lợi tiểu (như Furosemid): Có thể làm giảm tác dụng bài xuất natri niệu của các thuốc lợi tiểu
  • Thuốc Systemic corticosteroid: Có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc lên đường tiêu hóa
  • Sử dụng đồng thời thuốc hạ huyết áp như thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển có thể làm giảm tác dụng của thuốc
  • Sử dụng đồng thời với amlodipin có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của thuốc này. Dùng với acid acetylsalicylic có thể làm giảm nồng độ của ibuprofen trong huyết tương
  • Dùng với Warfarin có thể gây tình trạng tiểu ra máu, tăng thời gian chảy máu. 
  • Ngoài ra, gofen cũng có thể gây tương tác thuốc khi dùng chung với cholestyramine, lithi carbonat, magnesi hydroxyd… 

4. Cách xử trí khi bị quên liều, quá liều 

Trong trường hợp quên liều, bạn cần uống liều này ngay sau khi nhớ rằng mình đã quên, càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu khi nhớ ra liều đã quên gần với thời điểm dùng liều tiếp theo thì cách tốt nhất là bỏ qua liều đã quên, tiếp tục sử dụng các liều tiếp theo theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không uống 2 liều cùng lúc, việc dùng gấp đôi liều lượng, dùng 2 liều với thời gian quá gần nhau sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Các triệu chứng quá liều thường gặp như chuyển động mắt nhanh, không thể kiểm soát được, chóng mặt, không thở được trong thời gian ngắn, thở chậm, môi, miệng thậm chí mũi có màu hơi xanh… Nếu gặp phải các tình trạng này, người bệnh nên nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp can thiệp kịp thời. 

5. Bảo quản, giá bán 

Thuốc gofen được bào chế ở dạng viên nang gelatin mềm, hình thuôn, màu xanh. Thuốc được thải trừ nhanh và hoàn toàn qua nước tiểu ở dạng liên hợp hoặc chất chuyển hóa. Hạn dùng của thuốc là 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Trong quá trình sử dụng, cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh tác động của ánh sáng trực tiếp. 

Hiện nay, sản phẩm được đói gói 1 hộp 5 vỉ, mỗi vỉ có chứa 10 viên nang mềm. Giá bán tham khảo hiện nay là 150.000 VNĐ/hộp 50 viên. Khi sử dụng, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, kiểm tra cẩn thận hạn sử dụng, dùng thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế, tránh tình trạng quá liều làm tích lũy thuốc trong cơ thể. 

Như vậy, có thể thấy thuốc gofen 400 thuộc nhóm kháng viêm không steroid, có tác dụng chính là hạ sốt, giảm đau, kháng viêm. Thuốc được bán ở nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bạn không nên tự ý mua và dùng thuốc khi chưa có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 00:58 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:58 - 06/06/2023
Chia sẻ:
Người bị đau răng nên ăn cháo gì tốt nhất Đau răng nên ăn cháo gì tốt? #11 món cháo giàu dinh dưỡng cho người bệnh

Người bị đau răng nên ăn cháo gì tốt là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay.…

Gofen là thuốc giảm đau hạ sốt, kháng viêm thuộc nhóm kháng viêm không chứa steroid Thuốc Gofen: Tác Dụng, Liều Dùng Chuẩn, Lưu Ý Nên Biết

Thuốc Gofen còn được gọi là gofen 400, là loại thuốc thuộc nhóm hạ sốt, giảm đau kháng viêm không…

Hapacol là loại thuốc có thể giúp làm giảm đau nhức răng tạm thời Thuốc Hapacol: Công Dụng Gì? Có Giảm Đau Răng Không?

Hapacol là một trong những loại thuốc được biết đến và sử dụng rộng rãi hiện nay. Loại thuốc này…

Đau răng Đau Răng: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Đau răng là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý răng miệng hầu như ai cũng…

Đau răng dẫn đến đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Đau Răng Dẫn Đến Đau Đầu Dấu Hiệu Bị Gì? Nguy Hiểm Không?

Đau răng và các bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua