Sỏi thận ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị, phòng ngừa

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Sỏi thận ở trẻ em là một bệnh khá hiếm nhưng số lượng bệnh nhi ngày càng tăng. Nguyên nhân chính chủ yếu đến từ chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. 

Sỏi thận ở trẻ em là bệnh gì
Sỏi thận ở trẻ em tuy ít khi xảy ra nhưng bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ

Trẻ em cũng bị sỏi thận?

Thông thường sỏi thận thường xảy ra ở những nhóm bệnh nhân 35 – 60 tuổi. Tuy nhiên bệnh vẫn có khả năng xảy ra ở giai đoạn trưởng thành, hoặc thậm chí là trẻ em từ 7 – 15 tuổi. Trung bình mỗi năm, mỗi năm khoảng 1/1.000-1/7.000 trẻ được chẩn đoán sỏi thận tính riêng tại Việt Nam.

Nhiều người quan niệm cho rằng chỉ người lớn mới có khả năng bị sỏi thận, do thời gian lắng đọng cặn sỏi để hình thành sỏi mất nhiều năm. Tuy nhiên ở một số trường hợp  đặc biệt, vì yếu tố môi trường hoặc do cơ địa mà bệnh sỏi thận ở trẻ em đã tăng nhanh hơn. Tuổi phát hiện bệnh sỏi thận ở trẻ trung bình từ 4-5 tuổi, ở bé trai nhiều hơn bé gái. Cũng có nhiều trường hợp bị bệnh nhưng lại không có triệu chứng, chỉ phát hiện sỏi thận tình cờ qua siêu âm bụng.

Sỏi thận ở trẻ cũng hình thành từ hoạt động kết tủa các tinh thể có trong hệ thống bài tiết. Tinh thể lắng đọng do thành phần hóa học đặc hoặc không đầy đủ, nước tiểu đặc. Tình trạng lắng đọng xảy ra phổ biến hơn khi trẻ nhịn tiểu lâu và thường xuyên.

Nguyên nhân gây ra sỏi thận ở trẻ em

nguyên nhân sỏi thận ở trẻ em
Trẻ thường xuyên ăn thức ăn nhanh, lười vận động là những nguyên nhân gây sỏi thận chủ yếu ở trẻ em

Những nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ em chủ yếu được các nghiên cứu nhắc tới bao gồm hai yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Tức là nguyên nhân bắt nguồn từ chính bản thân, cơ địa của trẻ và nguyên nhân từ các tác động từ bên ngoài. Đối với nguyên nhân từ chính trẻ, việc điều trị tương đối khó khăn và có thể kéo dài suốt quá trình phát triển của trẻ bằng cách tuân thủ các nguyên tắc dự phòng nhất định.

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn xâm nhập gây ra với các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới. Áp dụng các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị mang lại những dấu hiệu tích cực mà người bệnh có thể sử dụng.

Đối với nguyên nhân nội sinh bao gồm các yếu tố về di truyền, cơ địa và các bệnh chuyển hóa. Trung bình có khoảng 40% trẻ mắc sỏi tiết niệu có tiền sử gia đình gợi ý đến các rối loạn về di truyền. Trẻ thuộc diện  nguy cơ có sỏi tiết niệu, sỏi thận tăng gấp đôi nến trong gia đình có những cá thể có bố mẹ, hoặc anh chị em ruột mắc bệnh lý này.

Ngoài ra, nếu trẻ  mắc phải các bệnh gây rối loạn chuyển hóa cũng có thể phát triển sỏi thận khi cơ thể không đào thải được dư lượng cặn trong nước tiểu. Những bệnh rối loạn chuyển hóa được biết đến phổ biến như rối loạn enzyme, bệnh gút, hội chứng ống thận (sỏi calci-phosphat, sỏi cystinuria), bệnh cường tuyến cận giáp, sỏi do tăng acid uric, sỏi calci oxalat không rõ nguồn gốc (chiếm gần 25% ca bệnh); do sỏi niệu thứ phát..

Nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ xuất phát từ rối loạn chuyển hóa và enzyme. Ngoài ra những trẻ nằm trong nhóm bẩm sinh bị hội chứng ống thận (sỏi calci-phosphat, sỏi cystinuria),… cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Lối sống hiện đại phần nào cũng thúc đẩy nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ em. Một số nguyên nhân hiếm gặp khác là do trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu, có cấu trúc bất thường tại những vùng hẹp tự nhiên của đường tiết niệu, trẻ bị hẹp niệu quản hoặc trẻ mắc bệnh lý gây cản trở sự tống xuất nước tiểu như bàng quang thần kinh… Những yếu tố này thúc đẩy điều kiện thuận lợi để tạo sỏi.

Trẻ bị nhiễm trùng tiểu do vi khuẩn tạo urease, bệnh lý tắc nghẽn đường niệu, do một số loại thuốc thải quá nhiều qua thận; biến chứng từ vết mổ,… Những nguyên nhân này có thể phát sinh tình trạng nhiễm trùng  và ảnh hưởng đến hoạt động chức năng thận. Trong bất kỳ nguyên nhân nào, nếu thận không đào thải được các chất dư thừa thì khả năng lắng đọng tinh thể kết tinh thành sỏi cũng có thể xảy ra.

Đối với nguyên nhân ngoại sinh, sỏi thận ở trẻ thường xảy ra do ảnh hưởng từ môi trường sống, lối sống, điều kiện kinh tế xã hội. Nếu như trẻ thường xuyên ăn thức ăn nhanh chứa nhiều muối, ít uống nước, ít vận động, nếu như trẻ có kèm theo bệnh lý rối loạn chuyển hóa di truyền từ gia đình thì khả năng phát bệnh rất có thể xảy ra sớm.

Chế độ ăn uống thiếu rau xanh, quá nhiều cholesterol dư thừa, ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều muối, ăn, uống nhiều loại thực phẩm chức năng nhiều đạm,…. Những nhóm thực phẩm này khi vào cơ thể lâu ngày khiến cơ quan không xử lý hết, kết hợp với việc uống ít nước, lười vận động, béo phì… từ đó dẫn đến sỏi thận. Ngoài ra đây cũng là nguyên nhân gây ra sỏi đường tiết niệu như sỏi niệu quản, sỏi bàng quang.

Nhận biết những dấu hiệu sỏi thận ở trẻ em 

dấu hiệu nhận biết sỏi thận ở trẻ em
Sỏi thận ở trẻ em có những biểu hiện tương tự như người trưởng thành

Triệu chứng sỏi thận ở trẻ em tương tự như người trưởng thành. Ban đầu, biểu hiện có thể là cơn đau vùng hông lưng, tiểu ít, tiểu máu, buồn nôn, người nhợt nhạt và ra nhiều mồ hôi. Đối với trẻ nhỏ, bé thường dễ bị kích thích, quấy khóc và thường xuyên nhiễm trùng tiểu biểu hiện qua triệu chứng la khóc mỗi lần tiểu tiện.  Ở giai đoạn sỏi gây nhiễm trùng, phụ huynh nên cảnh giác trước các dấu hiệu sau của bệnh lý:

  • Phù nề: Có thể nhận thấy mắt trẻ hơi sưng sau khi ngủ dậy, tình trạng sưng nề có thể kéo dài, triệu chứng sưng nhiều hơn và phù ra toàn thể người, sưng phù tay chân và bụng. Nguyên nhân là bởi hệ bài tiết không hoạt động ổn định khiến nước tích trữ dưới các mô này..
  • Nhức đầu: Tình trạng nhức đầu có thể kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Trẻ có thể bị nhức đầu do trẻ bị tăng huyết áp.
  • Tiểu đau, tiểu đục: Trẻ có thể khi đi tiểu rất đau, và nước tiểu đục. Điều này khiến trẻ sợ đi tiểu và phát sinh tâm lý nhị, từ đó ảnh hưởng đến cơ quan bài tiết.
  • Tiểu ít, khó tiểu : Đây là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ không loại thải được độc tốc và gây sưng phù. Trẻ khó bài tiết, tiểu dắt, đau bụng dưới, số lượng nước tiểu giảm đi tỷ lệ thuận với mức độ sưng phù.
  • Nước tiểu đỏ: Trẻ có thể có nước tiểu màu đỏ hay màu xá xị, đây là dấu hiệu cho thấy thận hoặc đường tiết niệu của trẻ bị nhiễm trùng chảy máu và cần điều trị nhanh chóng. 
  • Mệt mỏi: Do ảnh hưởng từ cơn đau, tình trạng cơ thể duy nhược và mệt mỏi khiến trẻ bớt hiếu động, da xanh xao mất sức sống. 

Những biểu hiện trên chỉ xuất hiện khi tình trạng sỏi thận đã gây tổn thương, viêm nhiễm. Bệnh không có biểu hiện cụ thể trong giai đoạn đầu. Ngoài ra triệu chứng sỏi thận cũng dễ bị nhầm lẫn với viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. Phụ huynh nên chú ý phân biệt và đưa trẻ đi thăm khám sớm.

Phương pháp điều trị sỏi thận ở trẻ em

điều trị sỏi thận ở trẻ em
Trẻ cần được điều trị sỏi thận sớm để cơ thể có thể tiếp tục giai đoạn phát triển đến khi trưởng thành

Tương tự với người trưởng thành, điều trị sỏi thận ở trẻ em có hai phương pháp chính là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Tuy nhiên đối với bệnh nhi, việc điều trị bằng phương pháp tán sỏi được ưu tiên trên hết nếu sỏi lớn, hoặc nếu phải sử dụng thuốc kéo dài. 

Sau chẩn đoán và thăm khám lâm sàng, dựa vào tình trạng sức khỏe và độ lớn của sỏi. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị cụ thể để không có ảnh hưởng bất lợi đến bệnh nhi trong quá trình can thiệp. Điều trị nội khoa thường không được áp dụng với trẻ nhỏ vì thuốc có thể gây ra những ảnh hưởng phụ, trẻ cũng có khả năng bị kháng thuốc trong thời gian sử dụng lâu dài.

Trước đây đối với các bệnh lý sỏi tiết niệu ở trẻ em, các bác sĩ thường phải mổ mở để lấy sỏi. Tuy nhiên hiện nay có nhiều phương pháp mới nội soi tán sỏi bằng năng lượng laser,  nội soi sỏi thận ngược dòng. Bằng những phương pháp tiến bộ này mà bệnh nhi sẽ không phải chịu đau đớn, không có sẹo, tránh được nhiều biến chứng sau mổ. Ngoài ra thời gian nằm viện ngắn và chi phí điều trị không cao.

Phòng ngừa bệnh sỏi thận ở trẻ em

Mặc dù sỏi thận ở trẻ em là căn bệnh không phổ biến, tỷ lệ trẻ mắc bệnh thấp nhưng không vì thế mà phụ huynh có thể chủ quan. Thực tế bệnh có khả năng xảy ra cao, tiến triển âm thầm nếu trẻ tiếp tục duy trì chế độ ăn uống kém khoa học, ít vận động. Những nguyên tắc phòng tránh sỏi thận ở trẻ em như sau:

  • Tập cho trẻ thói quen tự đi vệ sinh, không được nhịn tiểu, tình trạng trẻ nhịn tiểu thường xảy ra khi trẻ đi học, không chịu uống nước hoặc nhịn tiểu. Nếu diễn ra thường xuyên, tình trạng này có thể dẫn đến những bệnh lý về tiết niệu hoặc về thận.

  • Phụ huynh nên cho trẻ ăn nhạt, chế độ ăn ít muối và hạn chế dầu mỡ. Ngoài ra cũng nên đặc biệt lưu ý trong trường hợp trẻ có dấu hiệu béo phì. Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh, gà rán, bánh pizza, khoai tây chiên… các loại thực phẩm này có hàm lượng muối và chất béo rất cao ảnh hưởng không tốt cho thận của bé.

  • Bổ sung các loại hoa quả, trái cây và chất xơ từ ngũ cốc cho trẻ thường xuyên. Nhờ có chất xơ mà cơ quan tiêu hóa và bài tiết của trẻ hoạt động tốt hơn. Phụ huynh cần đảm bảo trẻ uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nước và sữa, cũng như các loại nước trái cây sẽ hỗ trợ thận bé hoạt động tốt.

  • Ngoài ra bạn cần giữ vệ sinh cho trẻ, vì một số bệnh ngoài da như ghẻ hay viêm họng cũng có thể dẫn đến viêm thận. Tạo điều kiện để trẻ vận động và vui chơi, đặc biệt là đối với những trẻ ở độ tuổi tiểu học.

  • Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra phát hiện các dị tật bẩm sinh đường tiết niệu sớm. Ngoài ra tình trạng táo bón hoặc vàng da cũng là những nguy cơ gây sỏi thận ở trẻ.

  • Trường hợp cha mẹ nhận thấy các biểu hiện trẻ bị tiểu đục, tiểu đau, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, nhiễm trùng tái đi tái lại… cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện khám.

Sỏi thận ở trẻ em là một bệnh lý hiếm gặp nhưng bệnh lại có mức độ gia tăng theo sự phát triển của lối sống hiện đại. Bài viết đã tổng hợp những dấu hiệu, cách điều trị, phòng ngừa sỏi thận ở trẻ. Phụ huynh nên chủ động tạo cho bé những thói quen lành mạnh để phòng bệnh, cũng như bảo vệ trẻ trước những nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.

Ngày đăng 11:14 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 13:22 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Mổ sỏi thận bao nhiêu tiền? (Bảng chi phí mới nhất 2020) Mổ sỏi thận bao nhiêu tiền? (Bảng chi phí mới nhất)

Đối với những trường hợp sỏi có kích thước quá lớn, có nguy cơ biến chứng thì bệnh nhân sẽ…

Mổ sỏi thận khi nào? Các phương pháp mổ và lưu ý

Mổ sỏi thận là phương pháp điều trị ngoại khoa có thể giúp loại bỏ viên sỏi một cách nhanh…

Bị sỏi thận có nên uống nhiều nước? Bị sỏi thận có nên uống nhiều nước? Bao nhiêu/ngày?

Chế độ ăn uống có thể thúc đẩy hoặc kiểm soát sự hình thành và phát triển của sỏi thận.…

Bị sỏi thận uống sữa được không? Uống loại nào? Bị sỏi thận uống sữa được không? Uống loại nào?

 Người bị sỏi thận uống sữa được không, đây là thắc mắc chung mà nhiều bệnh nhân đang mắc phải…

Bị sỏi thận có nên uống nước cam? Uống khi nào? Bị sỏi thận có nên uống nước cam? Uống khi nào?

Nước cam là loại thức uống quen thuộc và bổ dưỡng nhờ thành phần vitamin C dồi dào. Tuy nhiên…

Bình luận (2)

  1. Bảo Nhi
    Bảo Nhi says: Trả lời

    Cháu bị đau bụng dưới bên trái và sườn bên trái khoảng 1 tháng nay có phải bị thận ko ạ cháu 15 tuổi

  2. Tang nhung
    Tang nhung says: Trả lời

    Be e 31thag 11kg bi soi than 4v xn chuc mag than binh thuog xin bsy tv

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm đường tiết niệu làm sao chữa khỏi? Đâu là phương pháp hữu hiệu nhất? Tất cả sẽ có ngay trong bài viết này. Hiệu quả nhất là bài thuốc thứ 3, đừng bỏ lỡ.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua