Săng giang mai là gì và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Săng giang mai là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Triệu chứng này đặc trưng bởi sự xuất hiện của các vết loét, nông, màu đỏ tươi, không có mủ, kích thước từ 0.3 – 3cm,… Nếu kịp thời nhận biết và chẩn đoán, việc điều trị giang mai sẽ được thực hiện sớm và đạt được kết quả khả quan.

săng giang mai giai đoạn 1
Săng giang mai là gì? Làm sao để nhận biết?

Săng giang mai là gì?

Bệnh giang mai (Syphilis) là một trong những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm xoắn khuẩn giang mai – Treponema pallidum.

Giang mai là bệnh lý có dấu hiệu và triệu chứng rất đa dạng. Vì vậy việc phát hiện và chẩn đoán bệnh thường gặp nhiều bất lợi. Sau khoảng 3 – 90 ngày tiếp xúc với xoắn khuẩn, cơ thể sẽ có xu hướng phát sinh các triệu chứng đầu tiên.

Bệnh lý này phát triển qua 4 giai đoạn: Giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn 3. Trong đó bệnh có khả năng chữa khỏi cao nhất ở giai đoạn 1 và có nguy cơ phình mạch, viêm màng não, thoái hóa não,… nếu kéo dài đến giai đoạn 3.

săng giang mai có ngứa không
Vết loét là dấu hiệu đầu tiên do xoắn khuẩn giang mai – Treponema pallidum gây ra

Trong giai đoạn 1, bệnh đặc trưng bởi các săng giang mai. Đây là một dạng viêm loét có hình bầu dục/ tròn, không đau, ngứa và không có mủ. Các săng giang mai thường xuất hiện ở trực tràng, bao quy đầu, âm đạo, cổ tử cung, dương vật,… Nếu nhận biết bệnh từ các biểu hiện đầu tiên và tiến hành điều trị sớm, bạn có thể ngăn ngừa được các biến chứng của bệnh lý này.

Biểu hiện và đặc điểm của săng giang mai

Săng giang mai là những tổn thương da/ niêm mạc dạng loét, xuất hiện ở các vị trí tiếp xúc với xoắn khuẩn Treponema pallidum.

săng giang mai như thế nào
Xoắn khuẩn giang mai thường gây ra vết loét ở cơ quan sinh dục và vùng hậu môn

Vị trí thường gặp của săng giang mai:

  • Trực tràng
  • Thân dương vật
  • Cổ tử cung
  • Môi lớn và môi bé
  • Âm đạo
  • Quy đầu

Ngoài những vị trí trên, săng giang mai cũng có thể xuất hiện ở miệng, lưỡi, vòm họng và môi nếu có quan hệ bằng miệng.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Ban đầu da/ niêm mạc sẽ xuất hiện các vết loét nông, có hình bầu dục hoặc hình tròn.
  • Kích thước của các vết loét khoảng từ 0.3 – 3cm, thường có màu đỏ tươi, không kèm mủ, không gây đau và ngứa.
  • Đáy vết loét thường có dấu hiệu thâm nhiễm cứng.
  • Đi kèm theo vết loét là hiện tượng nổi hạch ở hai bên bẹn, không gây đau và sờ thấy cứng.

Các săng giang mai thường khởi phát sau khoảng 3 – 90 ngày (trung bình 21 ngày) tiếp xúc với nguồn bệnh. Tổn thương ở da và niêm mạc do xoắn khuẩn gây ra thường kéo dài trong khoảng 3 – 6 tuần và tự biến mất. Tuy nhiên sau thời gian này, khuẩn gây bệnh đã đi vào máu và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2.

Chính vì vậy khi nhận thấy các vết loét do xoắn khuẩn giang mai, bạn nên tiến hành thăm khám để kịp thời chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị bệnh.

Vết săng giang mai có gây ngứa không?

Các vết săng giang mai thường không gây ngứa, đau hay làm phát sinh bất cứ triệu chứng nào khác. Vì vậy có rất nhiều trường hợp chủ quan trước biểu hiện của bệnh khiến tình trạng chuyển biến xấu và khó điều trị.

Hình ảnh của săng giang mai

Một số hình ảnh của săng giang mai ở miệng, tay chân, lưng, cơ quan sinh dục,…

săng giang mai ở miệng
Hình ảnh săng giang mai ở miệng
săng giang mai có ngứa không
Ở một số trường hợp ít gặp, xoắn khuẩn có thể gây tổn thương loét và nông ở tay, chân
hình ảnh săng giang mai
Các vết loét thường xuất hiện ở quy đầu, bìu và thân dương vật
hình ảnh của săng giang mai
Ngoài ra, vết săn cũng có thể lây lan ra những bộ phận như lưng, ngực và bụng

Chẩn đoán và điều trị săng giang mai

Các tổn thương do xoắn khuẩn giang mai gây ra rất đặc trưng và dễ nhận biết. Tuy nhiên ở một số trường hợp, biểu hiện này có thể bị nhầm lẫn với một số tình trạng da liễu khác.

Vì vậy bạn cần tiến hành chẩn đoán trước khi áp dụng phương pháp điều trị.

1. Chẩn đoán săng giang mai

Một số thủ thuật chẩn đoán săng giang mai nói riêng và bệnh giang mai nói chung, bao gồm:

săng giang mai là gì
Lấy máu có thể xác định được sự hiện diện của xoắn khuẩn Treponema pallidum
  • Lấy dịch tiết từ săng: Bệnh phẩm sẽ được đưa đi xét nghiệm nhằm xác định sự hiện diện của xoắn khuẩn giang mai.
  • Lấy máu: Máu được lấy nhằm thực hiện các phản ứng cần thiết (phản ứng miễn dịch huỳnh quang, phản ứng ngưng kết hồng cầu, phản ứng bất động xoắn khuẩn, phản ứng cổ điển,…) nhằm đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Nếu xác định các vết loét trên niêm mạc và da là săng giang mai, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp điều trị cho bệnh giang mai ở giai đoạn 1.

2. Điều trị săng giang mai (bệnh giang mai giai đoạn 1)

Điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn đầu chủ yếu là sử dụng kháng sinh.

Lựa chọn đầu tiên là tiêm Benzathin Penicillin G (2.4 triệu đơn vị). Thuốc thường được tiêm một liều duy nhất hoặc chia đều thành 2 lần và tiêm ở 2 bên mông. Hoặc có thể tiêm bắp Procain Penicillin G (1.2 triệu đơn vị) đều đặn mỗi ngày trong 10 ngày liên tục.

săng giang mai giai đoạn 1
Lựa chọn đầu tiên trong điều trị giang mai giai đoạn 1 là sử dụng kháng sinh Penicillin G

Trong trường hợp dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin, có thể dùng:

  • Erythromycin 500mg: Sử dụng 4 lần/ ngày trong 15 ngày liên tục.
  • Tetracyclin 500mg: Sử dụng 4 lần/ trong 15 ngày liên tục.

Tuy nhiên, Tetracyclin và Erythromycin không thể dùng cho phụ nữ mang thai. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ cân nhắc về rủi ro và nguy cơ trước khi chỉ định kháng sinh cho sản phụ.

Trong giai đoạn 1, bệnh giang mai thường có đáp ứng tốt với kháng sinh. Tuy nhiên khi xoắn khuẩn đã gây ra biến chứng, việc điều trị chỉ có thể hạn chế sự tiến triển của bệnh. Vì phần lớn các biến chứng và thiệt hại do giang mai gây ra đều không thể phục hồi và cải thiện.

Các biện pháp phòng chống bệnh giang mai

Hiện tại vẫn chưa có bất cứ biện pháp nào có thể phòng ngừa bệnh giang mai hoàn toàn. Tuy nhiên bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm xoắn khuẩn gây bệnh bằng các biện pháp sau đây:

vết săng giang mai
Quan hệ tình dục an toàn là biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai
  • Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Cần giáo dục giới tính và hành vi tình dục cho trẻ trong độ tuổi dậy thì.
  • Chung thủy với một bạn tình, tránh tình trạng quan hệ bừa bãi.
  • Quan hệ bằng miệng cũng có thể lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai, vì vậy bạn cần tránh dùng miệng khi thực hiện hoạt động tình dục.
  • Tìm hiểu tình trạng sức khỏe và lịch sử tình dục của đối tác trước khi thực hiện hành vi tình dục.
  • Thăm khám ngay khi nhận thấy các biểu hiện của vết loét ở cơ quan sinh dục, hậu môn và miệng.
  • Tránh tiếp xúc lên các vết loét của người khác bởi đây có thể là dấu hiệu do xoắn khuẩn giang mai gây ra.

Săng giang mai là một trong những biểu hiện đầu tiên do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Nếu nhận thấy triệu chứng này, bạn nên đến bệnh viện để thực hiện thăm khám. Trong trường hợp dương tính với xoắn khuẩn gây bệnh, cần tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ để giới hạn những thiệt hại do giang mai gây ra.

Ngày đăng 10:27 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:37 - 09/06/2023
Chia sẻ:
bệnh giang mai có chữa được không Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?

Bệnh giang mai có chữa khỏi được không là vấn đề được nhiều người quan tâm khi căn bệnh này…

Xoắn khuẩn giang mai – Treponema pallidum là gì?

Xoắn khuẩn giang mai hay còn gọi là Treponema pallidum là một trong những loại vi sinh vật gây bệnh…

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai và chi phí thực hiện

Xét nghiệm giang mai giúp bác sĩ phát hiện sự hiện diện của xoắn khuẩn gây bệnh, từ đó có…

Kháng sinh Penicillin là thuốc chữa giang mai được sử dụng nhiều nhất Điều trị giang mai trong bao lâu thì khỏi?

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm chỉ đứng sau HIV. Khi mắc bệnh này, câu hỏi chung của…

Bệnh giang mai ở nữ giới và những dấu hiệu điển hình nhất

Bệnh giang mai ở phụ nữ thường dễ lây lan và khó điều trị hơn nam giới do đặc điểm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua