Các dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới giúp bạn sớm phát hiện

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh giang mai là căn bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nam giới. Bạn cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu về bệnh giang mai ở nam giới giúp bạn có thể dễ dàng nhận biết.

Xoắn khuẩn - Tác nhân gây ra bệnh giang mai ở nam giới
Xoắn khuẩn – Tác nhân gây ra bệnh giang mai ở nam giới

Bệnh giang mai được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (sơ cấp), giai đoạn 2 (thứ cấp), giai đoạn 3 (giai đoạn cuối). Ở mỗi giai đoạn, bệnh giang mai ở nam giới sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, càng về sau khi mức độ nguy hiểm của bệnh càng cao.

Bệnh giang mai thường không có bất cứ dấu hiệu nào trong những năm đầu nên tình trạng nhiễm trùng xảy ra khá phổ biến.

1. Giai đoạn 1: Bệnh giang mai ở giai đoạn sơ cấp 

Ở giai đoạn này, bệnh sẽ diễn ra sau 3 – 4 tuần tính từ thời điểm nhiễm vi khuẩn. Thông thường bệnh sẽ bắt đầu có các triệu chứng đầu tiên khoảng từ 10 – 90 ngày, trung bình là 21 ngày sau khi bị nhiễm bệnh.

Bạn có thể nhận biết bệnh giang mai thông qua sự xuất hiện của săng giang mai ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn gây bệnh. Săng giang mai là một dạng viêm loét, nông, hình tròn hoặc là bầu dục, có kích thước khoảng 0,3 – 3 cm, không gây mủ và đau đớn.

Săng giang mai rất dễ xuất hiện ở ở quan sinh dục nam như: dương vật, quy đầu, bao quy đầu,.. Ngoài ra nó còn có thể xuất hiện ở trực tràng và khoang miệng.

Săng giang mai không gây ra đau đớn nhưng rất dễ lây nhiễm ra toàn cơ thể, bất cứ vị trí nào mà vi khuẩn có thể xâm nhập như miệng, trực tràng,…Nếu bị nhiễm săn ở bên trong hậu môn bạn sẽ rất khó nhận biết.

Săng giang mai sẽ tự biến mất khoảng 4 – 8 tuần, không hề để lại sẹo và bắt đầu phát triển sang giai đoạn 2.

Săng giang mai xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh
Săng giang mai xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh

2. Giai đoạn 2: Bệnh giang mai ở giai đoạn thứ phát

Ở giai đoạn sơ cấp, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ phát triển thành giai đoạn thứ phát.

Giai đoạn thứ cấp sẽ bắt đầu sau 6 – 8 tuần sau khi các dấu hiệu ở giai đoạn 1 kết thúc. Khi bệnh phát triển sang giai đoạn thứ cấp sẽ xuất hiện các nốt ban màu hồng ở nhiều khu vực trên cơ thể, đặc biệt là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân nhưng không gây ngứa ngáy hay đau đớn.

Bên cạnh việc phát ban, bệnh cũng có thể gây ra một số triệu chứng không rõ nguyên nhân mà nam giới nên chú ý:

  • Sốt
  • Sụt cân đột ngột
  • Rụng tóc
  • Mệt mỏi
  • Đau khớp
  • Nhức đầu
  • Sưng hạch bạch

Ở cuối giai đoạn thứ cấp, những triệu chứng này sẽ biến mất và có thể bước sang giai đoạn tiềm ẩn, không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào mặc dù vi khuẩn xoắn vẫn còn tồn tại bên trong cơ thể. Giai đoạn này sẽ kéo dài vài năm, nếu không phát hiện và tiến hành điều trị thì bệnh sẽ phát triển sang giai đoạn cuối.

Ở giai đoạn thứ cấp, người bệnh sẽ xuất hiện ban đỏ
Ở giai đoạn thứ cấp, người bệnh sẽ xuất hiện ban đỏ

3. Giai đoạn 3: Bệnh giang mai ở giai đoạn cuối

Giai đoạn này thường xảy ra từ 3 – 15 năm nếu không được điều trị kịp thời. Có khoảng 15 – 30% bệnh nhân bị giang mai không được điều trị sẽ bước vào giai đoạn này với những triệu chứng nhiễm trùng nặng, các cơ quan nội tạng có thể bị tổn thương.

Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não, tim mạch, thần kinh và xương khớp của người bệnh. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc chuyển động cơ thể, tê liệt các chi, mù mắt, mất trí nhớ và có thể là tử vong.

Dưới đây là một số triệu chứng nguy hiểm của bệnh giang mai ở giai đoạn cuối:

  • Điếc
  • Mù lòa
  • Bệnh tim
  • Mất trí nhơ
  • Bệnh tâm thần
  • Phá hủy mô mềm và xương
  • Rối loạn thần kinh như đột quỵ
  • Não hoặc tủy sống bị nhiễm trùng khuẩn giang mai gây ra giang mai thần kinh.

Bệnh giang mai ở nam giới là một căn bệnh nguy hiểm, người bệnh rất dễ bỏ qua do những dấu hiệu ban đầu không rõ ràng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng thì gần như không thể chữa trị được nữa. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh thì nên đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những rủi ro tiềm ẩn.

Tìm hiểu thêm: Bệnh giang mai ở nữ giới và những dấu hiệu điển hình nhất

Ngày đăng 09:54 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:35 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Săng giang mai ở miệng Biểu hiện bệnh giang mai ở miệng, lưỡi và cách điều trị

Giang mai ở miệng là một dạng thường gặp của bệnh giang mai, có xu hướng gia tăng đặc biệt…

Bệnh giang mai ở nữ giới và những dấu hiệu điển hình nhất

Bệnh giang mai ở phụ nữ thường dễ lây lan và khó điều trị hơn nam giới do đặc điểm…

Mụn giang mai và những vết loét thường gây đau nhức, ngứa rát khó chịu. Mụn giang mai như thế nào, có ngứa không?

Biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu là xuất hiện các vết loét có hình tròn, cứng,…

Xoắn khuẩn giang mai – Treponema pallidum là gì?

Xoắn khuẩn giang mai hay còn gọi là Treponema pallidum là một trong những loại vi sinh vật gây bệnh…

Thời gian ủ bệnh giang mai và cách để nhận biết sớm

Giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm, do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Giang mai có thời…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua