Thanh hao

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Thanh hao ( hay còn gọi là thanh hao hoa vàng ) là dược liệu có vị đắng, tính hàn, được Đông y sử dụng trong điều trị các bệnh lý như chảy máu cam, sốt rét, mụn nhọt, sưng đau răng, đổ mồ hôi trộm… 

thanh hao hoa vàng

Hình ảnh cây thanh hao hoa vàng

  • Tên gọi khác: Thảo cao, Thanh hao hoa vàng, Hương Cao, Ngải si, Thanh Cao, Ngải hoa vàng, Thanh cao ngò, Ngải Thơm
  • Tên gọi trong khoa học: Artemisia annua L.
  • Họ: Họ Cúc – Asteraceae

Mô tả về cây thanh hao

Đặc điểm thực vật

Thanh hao là cây thân thảo, sống hàng năm. Cây trưởng thành có chiều cao từ 1 – 2 mét. Thân nhỏ, có cạnh và nhiều đường rãnh, phân cành. 

Lá cây thuộc dạng lông chim xẻ 2 lần, phiến lá hẹp, bên ngoài phủ lớp lông tơ mềm. Vò nhẹ thấy lá có mùi thơm. Hoa mọc thành cụm hình cầu, mỗi cụm chứa khoảng 6 hoa. Trong đó các hoa cái nằm bao xung quanh hoa lưỡng tính ở giữa. Cánh hoa màu vàng nhạt nên loại cây này mới được gọi với cái tên khác là thanh hao hoa vàng.

Quả hình trứng dạng bế, nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 1mm. Bên ngoài mặt vỏ quả có các tuyến nhỏ chứa tinh dầu bên trong.

Phân bố

Cây thanh hao hoa vàng là loài bản địa của khu vực châu Á ôn đới. Ngày nay, cây di thực đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả các nước Bắc Mỹ.

Ở Việt Nam, cây có thể mọc hoang trong các bãi cỏ, ven các vùng đồi núi hoặc bờ sông. Ngoài ra, cây còn được trồng nhiều ở Lâm Đồng và một số tỉnh miền Bắc để lấy rau ăn và làm thuốc chữa bệnh.

Bộ phận dùng

Lá cây thanh hao là bộ phận chính được sử dụng làm dược liệu. Ngọn non và lá còn được người dân thu hái để nấu canh ăn như rau trong bữa cơm.

Thu hái – sơ chế

Dược liệu được thu hái quanh năm, khi cây bắt đầu có nụ. Người dân lựa những lá đã ngả vàng hái trước bởi lúc này lá có hàm lượng artemisinin cao hơn hẳn so với khi lá còn tươi hoặc khi hoa đã bung nở.

Lá đem về rửa sạch, dùng tươi, sấy hoặc phơi khô.

Thành phần hóa học

Trong cây thanh hao chứa một số thành phần như:

  • Tinh dầu
  • Artemisinin
  • Chất đắng
  • Các ancaloit

Vị thuốc thanh hao

Tính vị

Một số tài liệu y học cổ có ghi chép lại tính vị của dược liệu thanh hao như sau:

  • Theo sách Bản kinh: Thanh hao vị đắng, tính hàn
  • Theo Bản thảo cầu chân: Dược liệu có vị ngọt, hơi cay, tính hàn, không độc

Quy kinh

Can, Vị, Đởm, Tâm, Thận

Tác dụng dược lý – Chủ trị

– Theo Đông y:

Thanh hao có tác dụng làm mát máu, giải nắng nóng, trừ sốt rét, thanh hư nhiệt, lợi gan mật, kích thích tiêu hóa, cầm máu. Chủ trị các chứng:

  • Nóng trong xương
  • Sốt do lao
  • Suy nhược cơ thể
  • Ra nhiều mồ hôi trộm
  •  Sốt rét
  • Lở ngứa
  • Tiêu hóa kém
  • Đại tiện ra máu
  • Mụn nhọt
  • Chảy máu cam
  • Tiêu chảy
  • Sưng đau răng
  • Viêm phế quản mãn tính
  • Bệnh lupus ban đỏ
  • Ngứa ngoài da…
thanh hao
Lá thanh hao được thu hoạch khi cây mới ra nụ là có dược tính tốt nhất

– Theo nghiên cứu hiện đại:

  • Hoạt chất artemisinin – thành phần chính của cây thanh hao có tác dụng tiêu diệt nguyên trùng gây bệnh sốt rét trong hồng cầu và ức chế vi nấm gây bệnh ngoài da, hạ huyết áp, giải nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, chất này còn có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ác tính trong bệnh ung thư vú, ung thư bạch cầu. Artemisinin rất lành tính, không độc hại, nó an toàn cho cả phụ nữ mang thai và những bệnh nhân bị suy gan thận. 
  • Tinh dầu chiết xuất từ lá thanh hao có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, làm dịu cơn hen. Thử nghiệm trên chuột trắng thấy có tác dụng lợi mật, bảo vệ và ổn định hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Sử dụng cao nước được bào chế từ thanh hao thoa ngoài da giúp xua đuổi côn trùng, chống muỗi cắn.

Liều lượng 

6 – 12g mỗi ngày

Cách sử dụng

  • Sắc uống
  • Làm hoàn
  • Giã lấy nước uống tươi

Có thể dùng dược liệu đơn độc hoặc phối hợp thanh hao với các vị thuốc khác để gia tăng hiệu quả điều trị.

Bài thuốc chữa bệnh sử dụng thanh hao

1. Điều trị suy nhược cơ thể

Chuẩn bị thang thuốc gồm: Thanh hao, sơn khương, tri mẫu, mộc ban, tang bạch bì, mai ba ba, hoàng kỳ mỗi vị 10g; Hoàng liên 4g; dã cam thảo, hài sài mỗi vị 7g. 

Sắc thuốc với 300ml trong khoảng 20 phút rồi gạn lấy nước lần 1. Tiếp tục đổ thêm 200ml nước vào bã sắc lấy nước lần 2. Trộn thuốc thu được ở cả hai lần lại chia uống vào buổi sáng, trưa, tối. Dùng thuốc khoảng 10 – 15 ngày sẽ thấy kết quả.

2. Điều trị bệnh sốt rét

Bài 1:

Lấy 20g thanh hao tươi rửa sạch, cắt nhỏ. Cho dược liệu vào cối giã nát, lọc lấy nước chia 3 – 4 lần uống trong ngày trước khi lên cơn sốt.

Bài 2: 

Dùng 12g thảo dược khô tán thành bột mịn. Chia uống làm 2 – 3 lần. 

Bài 3: 

Thanh hao, đơn bì, tri mẫu mỗi vị 12g, mai ba ba 16g, địa hoàng 20g. Dùng thuốc bằng cách sắc uống ngày 1 thang. Dùng trong các trường hợp bị sốt rét hoặc bị bệnh do ôn nhiệt, ngày mát, đêm nóng, rêu lưỡi đỏ vàng.

Bài 4:

Thanh hao hoa vàng, lá thường sơn mỗi vị 100g, tò ho 80g, hà thủ ô trắng 50g, mai ba ba 20g, vỏ chanh và hạt cau, giả cam thảo mỗi vị 30g. Tất cả tán bột dùng dần. Mỗi ngày uống 40g.

**Lưu ý: Artemisinin – Hoạt chất có tác dụng trị sốt rét được tìm thấy trong cây thanh hao hoa vàng có thể bị phân hủy trong nước sôi. Vì vậy, người bị bệnh sốt rét nên tránh dùng dược liệu theo dạng sắc uống sẽ không có tác dụng.

3. Chữa đổ mồ hôi trộm, ăn lâu tiêu

Sắc 30g dược liệu khô lấy nước uống làm 2 lần trong ngày. Dùng mỗi ngày 1 thang liên tục 10 ngày liền.

4. Trị bỏng, nổi sẩn rát ngoài da, mụn độc, bệnh ghẻ ngứa

Hái lá thanh hao non, giã nát, vắt nước cốt thoa ngoài khu vực cần điều trị.

5. Điều trị bệnh sốt âm trong bệnh lao, ra nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm, ăn kém tiêu

Sử dụng 6 – 12g thanh hao dạng khô. Sắc kỹ lấy 200ml nước chia 3 lần uống trong ngày. Duy trì sắc uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.

6. Điều trị bệnh phong ở trẻ em trong giai đoạn cấp tính

Dùng thanh cao trùng 40g và xích đan. Cả hia nghiền nát, trộn với nhau làm thành các viên hoàn cỡ 2g. Trẻ còn bú mẹ mỗi lần uống 1 – 2 viên x 3 – 5 lần/ngày, hòa với sữa mẹ cho trẻ uống.

7. Điều trị bệnh cảm nắng

Sử dụng bài thuốc có các vị: Thanh hao, hạn liên tử, bạch linh, bạch biển đậu mỗi vị 10g, quốc lão, thông thảo mỗi vị 6g, lưu thạch 12g, dưa hấu tươi 50g.

Sắc thuốc với 500ml nước lấy 350ml, chia làm 3 phần uống. Dùng ngày 1 thang liên tục trong 3 – 5 ngày.

8. Điều trị sốt, tiêu chảy ở trẻ em

Kết hợp thanh hao hoa vàng với cỏ seo gà ( cỏ phượng vĩ) và cây mã xỉ hiện mỗi vị 6 – 8g. Hàng ngày lấy 1 thang sắc uống cho đến khi các triệu chứng dứt hẳn.

9. Chữa ra nhiều mồ hôi trộm, lao phổi hư nhiệt

Thanh hao hoa vàng 20g, mai ba ba 63g, sơn dược 20g, táo tàu đỏ 125g, ruột dê 63g. Thuốc đem sắc uống mỗi ngày 1 thang trong nhiều ngày liên tục để điều trị bệnh triệt để.

10. Điều trị bệnh chảy máu cam

Dùng dược liệu thanh hao ở dạng tươi. Sau khi rửa sạch và ngâm nước muối, cho dược liệu vào cối giã nát, vắt lấy 1 chén nước cốt. Chia 3 lần uống. Kết hợp lấy một ít bã thuốc nhét vào bên lỗ mũi đang bị chảy máu.

11. Chữa đau nhức trong xương, nóng sốt nhẹ

Dùng thanh cao, mai ba ba, hoàng kỳ, sinh tang bì, bạch truật, sơn chi tử, khởi tử, tri mẫu mỗi vị 12g, sài hồ, quốc lão, long đởm thảo mỗi vị 8g. Tất cả gộp lại thành một thang sắc uống.

12. Chữa sưng đau răng

Hái 1 nắm thanh hao, sắc kỹ lấy nước đặc ngậm trong miệng nhiều lần trong ngày. Mỗi lần ngậm cố gắng để ít nhất 10 phút rồi hãy nhổ ra.

13. Điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính, ho đờm, hen suyễn

Sử dụng chiết xuất tinh dầu từ thanh hao. Mỗi lần uống 20ml x 3 lần/ngày. Dùng thuốc một liệu trình 10 ngày liên tục. Nếu bệnh chưa dứt thì tiếp tục uống thêm liệu trình nữa. Tối đa chỉ nên uống thuốc trong 3 liệu trình.

Khoảng 330 ca mắc bệnh viêm phế quản mãn tính thể hen được điều trị theo cách này. Kết quả là 91,97% trường hợp hạ cơn hen tốt sau khi dùng thuốc.

14. Điều trị bệnh lupus ban đỏ

Bài 1:

Dùng thanh hao hoa vàng khô tán bột mịn, luyện mật làm hoàn. Mỗi ngày dùng 36 – 54g tùy theo tình trạng bệnh. Uống thuốc với nước đun sôi để nguội

Bài 2:

Mỗi ngày uống 0,3 – 0,6g thanh hao tố. Liệu trình điều trị trong 2 – 3 tháng liên tục. Áp dụng bài thuốc này để điều trị cho 21 ca bệnh lupud ban đỏ thấy 12 ca bệnh giữ ổn định, 6 ca có kết quả tốt và 3 ca hoàn toàn không có kết quả.

15. Giảm sốt

Sử dụng dịch tiêm thanh thao 200% để tiêm bắp với liều lượng 2 – 4 ml/ lần tiêm, mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần. Áp dụng trên 126 ca bệnh sốt cao đạt tỷ lệ hạ sốt đến 68,25%.

16. Điều trị bệnh thương hàn, sốt do mắc bệnh phổ, cơ thể đổ nhiều mồ hôi trộm, cảm lạnh

Chuẩn bị các thành phần: Thanh hao hoa vàng 20g, thốn đông, gạo sống, địa hoàng mỗi vị 15g, đảng sâm 12g. Sắc thuốc với 800ml nước lấy 300ml. Uống 3 lần trong ngày

17. Điều trị nhiễm nấm ở niêm mạc miệng gây viêm

Theo báo cáo của Long Kinh Phàn được đăng trên Tạp chí Trung y dược Thượng hải năm 1982, dùng thanh hao điều trị cho 30 ca bị viêm niêm mạc miệng do nấm đều nhận thấy kết quả khả quan.

18. Chữa chứng nhiệt trong mùa hè dẫn đến phát sốt, miệng khô hay khát nước, đi tiểu nhiều, lao phổi, nóng sốt nhẹ vào buổi chiều

Thanh hao, câu kỷ, tri mẫu, ô cửu, bạch vị mỗi loại 12g. Sắc uống 

*Lưu ý: Trẻ em dùng liều bằng một nửa hoặc 1/3 so với người lớn tùy theo độ tuổi của bé.

19. Điều trị tiểu bí

Sử dụng 200 – 300g thanh hao tươi, giã nát. Để cả nước lẫn cái đắp lên rốn một lúc có tác dụng thông tiện, kích thích đi tiểu.

20. Điều trị chứng nhiệt ở trẻ em do thời tiết nóng bức, tiêu chảy, đi tiểu ra nước đỏ và ít

Dùng thao hao tươi, kim tiền thảo tươi mỗi vị 20g. Sắc uống đều đặn 1 thang mỗi ngày.

21. Chữa ngứa da

Dùng thanh hao hoa vàng tươi hoặc khô lượng vừa đủ. Nấu nước xông hơi một lúc. Khi nước nguội dùng tắm rửa hoặc vệ sinh ngoài khu vực bị ngứa.

22. Điều trị mũi chảy máu cam, ban chẩn ngoài da

Bệnh nhân bị đổ máu cam dùng thanh hao tươi giã nát, lọc nước cốt rồi pha loãng với một chút nước đun sôi để nguội uống.

Trường hợp bị ban chẩn ngoài da, kết hợp thanh hao với thủy ngư xác, xuyên sơn giáp, vân quy, châu ma, địa hoàng, xích thược lượng bằng nhau. Sắc uống.

23. Chữa mệt mỏi trong người, chán ăn, ăn uống không được nhiều

Dùng lá thanh hao hoa vàng cho vào nồi nấu với nước. Cứ 1 phần lá thì đun với 3 phần nước. Khi nước sôi, vặn lửa nhỏ lại nấu cho cô đặc thành cao. Vo viên hoàn to cỡ hạt ngô, bảo quản trong lọ dùng dần. 

Mỗi ngày lấy 10 – 20 viên uống chung với rượu nóng. Nên dùng thuốc trước khi đi ngủ hoặc uống lúc bụng đang đói để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Bệnh nhân có tỳ vị hư hàn nếu có ý định sử dụng vị thuốc thanh hao hòa vàng thì nên thận trọng hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng 13:04 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:04 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Dế

Dế là vị thuốc Đông y có tính hàn, vị mặn thường được ứng dụng để điều trị táo bón, sỏi đường tiết niệu, bí tiểu và hỗ trợ các trường…
con cà cuống

Cà cuống

Cà cuống là một loại côn trùng có kích thước lớn, còn có tên là đà cuống hay long sắt. Loại côn trùng này đem lại nhiều tác dụng tốt…

Mướp khía

Cây mướp khía có nhiều đặc tính dược lý nên không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn được dân gian tận dụng để trị viêm xoang,…
Cây đuôi công

Cây đuôi công

Cây đuôi công từ lâu được biết đến là loại thực vật được tận dụng để làm dược liệu giúp chữa trị một số bệnh lý như đau nhức khớp,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua