Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô có khỏi không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô là mẹo điều trị có nguồn gốc từ dân gian. Tuy nhiên thực nghiệm lâm sàng cho thấy, râu ngô thực sự có hiệu quả trong quá trình điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu như sỏi thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo,…

chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô có khỏi không?

Tác dụng của râu ngô đối với viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm cấp và mãn tính ở thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đây là một trong những bệnh tiết niệu thường gặp ở người trưởng thành.

Viêm đường tiết niệu gây ra các triệu chứng khó chịu như tiểu nóng, buốt, tiểu tiện ít, đau rát khi tiểu tiện, nước tiểu có chứa mủ, máu hoặc có màu sắc bất thường. Bệnh lý này không chỉ gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện mà còn ảnh hưởng đến chức năng bài tiết và gây tổn thương cơ quan tiết niệu.

Song song với việc sử dụng thuốc điều trị, một số bệnh nhân còn tận dụng thảo dược tự nhiên như râu ngô để giảm viêm ở đường tiết niệu và kiểm soát các triệu chứng khó chịu.

Từ lâu râu ngô đã được dân gian sử dụng để làm thuốc chữa bệnh vì có vị ngọt, tính mát, tác dụng lợi tiểu và thanh nhiệt. Với những tác dụng trên, dược liệu này thường được nhân dân dùng để trị viêm túi mật, viêm bàng quang, viêm niệu quản, sỏi thận, tiểu đường,…

chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
Râu ngô được sử dụng để trị viêm đường tiết niệu vì có tác dụng lợi tiểu và thanh nhiệt

Ngoài ra theo một số nghiên cứu gần đây, các thành phần dinh dưỡng trong râu ngô như vitamin A, B1, B2, K và một số khoáng chất cần thiết giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Vì vậy sử dụng nước râu ngô vào sáng sớm có thể thúc đẩy bài tiết nước tiểu và thanh lọc thận. Đồng thời ngăn ngừa quá trình tích tụ khoáng chất và độc tố bên trong đường tiết niệu.

Tuy nhiên chỉ sử dụng râu ngô không thể điều trị dứt điểm bệnh viêm đường tiết niệu. Bởi cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Để điều trị dứt điểm bệnh, bạn nên phối hợp mẹo chữa từ thảo dược với việc sử dụng thuốc và chăm sóc đúng cách.

Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô đơn giản

Để trị viêm đường tiết niệu bằng râu ngô, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 bài thuốc sau:

1. Dùng nước sắc từ râu ngô

Để đảm bảo dược tính của râu ngô và tác dụng điều trị viêm đường tiết niệu, cần lựa chọn râu ngô có màu vàng nâu, óng mượt và tươi. Râu ngô phơi khô, màu đen sạm và ít bóng thường có phẩm chất kém.

chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
Uống nước râu ngô đều đặn 2 lần/ ngày có thể làm giảm triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu

Chuẩn bị:

  • Râu ngô tươi 100g

Thực hiện:

  • Rửa sạch râu ngô rồi cho vào nồi
  • Thêm vào 200ml nước và đun sôi trong 10 – 15 phút với lửa nhỏ
  • Sau đó tắt bếp và chắt lấy nước dùng
  • Mỗi ngày dùng 2 lần (sáng – tối), mỗi lần dùng từ 50 – 60ml nước

Nên sử dụng nước sắc râu ngô vào những lúc bụng đói để dược liệu phát huy tác dụng tối ưu nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc râu ngô với nhiều nước và dùng uống trong ngày thay cho nước lọc thông thường.

Ngoài khả năng điều trị viêm đường tiết niệu, râu ngô còn có tác dụng thanh nhiệt và giải độc – đặc biệt là trong những ngày nắng nóng.

2. Bài thuốc từ râu ngô và dược liệu mã đề

Mã đề là vị thuốc quý còn được biết với tên gọi Xa tiền thảo và Mã đề thảo. Theo dân gian, dược liệu này có tác dụng thẩm thấp và lợi niệu, thích hợp với những trường hợp tiểu tiện không thông, viêm niệu đạo, viêm bàng quang,…

Bên cạnh đó, nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã chứng minh được dược liệu mã đề có tác dụng lợi tiểu và kháng sinh. Vì vậy phối hợp mã đề và râu ngô có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện và hỗ trợ làm giảm hiện tượng viêm ở đường tiết niệu.

Chuẩn bị:

  • Râu ngô 30g
  • Bông mã đề 30g

Thực hiện:

  • Rửa sạch dược liệu sau đó đun sôi 200ml nước
  • Đun sôi với lửa nhỏ trong vòng 5 phút rồi tắt bếp
  • Thêm 1 thìa đường vào, khuấy đều rồi chia nước thành 2 lần uống

3. Bài thuốc từ râu ngô và các thảo dược khác

Với những trường hợp bị viêm ở bàng quang và thận, bạn có thể phối hợp râu ngô với các dược liệu có tác dụng lợi tiểu và thanh nhiệt như mã đề, ý dĩ, rau má,… để cải thiện bệnh lý.

chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
Bạn cũng có thể áp dụng mẹo chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô và các dược liệu khác

Chuẩn bị:

  • Rau má 50g
  • Sài đất 40g
  • Râu ngô 100g
  • Mã đề 50g
  • Ý dĩ 50g

Thực hiện:

  • Đem sắc với 600ml nước với lửa nhỏ đến khi còn 250ml
  • Chia nước sắc thành 3 lần uống
  • Mỗi lần cách nhau từ 3 – 4 giờ đồng hồ

Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô chỉ là phương pháp hỗ trợ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, tiêu trừ độc tố tích tụ. Phương pháp này thường chỉ áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ và còn phụ thuộc nhiều vào thể trạng riêng mỗi người. 

CLICK NGAY – Chuyên gia giúp bạn chữa DỨT ĐIỂM viêm đường tiết niệu nhanh chóng tại nhà

Đặt lịch hẹn online cùng bác sĩ Đỗ Minh Đường

Tốt nhất, người bệnh nên tìm đến phương pháp chữa bệnh TRIỆT ĐỂ, hiệu quả cao hơn. Một trong những nguyên nhân gây nên viêm đường tiết niệu là do thận suy giảm chức năng khiến cho vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh xâm nhập, đồng thời, tạng này bị suy giảm khả năng lọc khiến độc tố tích tụ, lâu dần dẫn đến tổn thương. Đi từ căn nguyên này, các thầy thuốc Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu hoàn thiện bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh, mang đến phương pháp chữa bệnh tốt nhất. 

Chữa viêm đường tiết niệu HIỆU QUẢ bằng bài thuốc thảo dược Bổ Thận Đỗ Minh 

Đây là bài thuốc thảo dược được nghiên cứu kỹ lưỡng suốt hơn 150 năm của dòng họ Đỗ Minh. Bổ Thận Đỗ Minh được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh về thận, giúp tăng cường chức năng tạng này, cải thiện tổn thương của thận. Đồng thời, bài thuốc này còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. 

Liệu trình bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh của Đỗ Minh Đường
Liệu trình bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh của Đỗ Minh Đường

Liệu trình bài thuốc giúp cải thiện chức năng thận: 

  • Đỗ Minh bổ thận hoàn: Được bào chế từ các thảo dược như đẳng sâm, thục địa, liên nhục, kỷ tử,… giúp cải thiện, tăng cường chức năng tạng thận.
  • Hoạt huyết bổ thận: Kết hợp từ các nam dược như xích đồng, tơ hồng, cà gai,… mang đến tác dụng thông kinh hoạt huyết, trừ thấp, mạnh gân cốt. Đồng thời, loại thuốc này hỗ trợ bồi bổ tạng thận, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 

Điểm đặc biệt, bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh của dòng họ Đỗ sử dụng hoàn toàn 100% thảo dược tự nhiên đạt tiêu chuẩn GACP – WHO do chính đơn vị ươm trồng. Đây cũng là một trong số ít bài thuốc đảm  bảo lành tính, an toàn với mọi đối tượng, kể cả mẹ bầu, phụ nữ cho con bú, người già, trẻ em,…

[THAM KHẢO] Vườn thảo dược sạch Đỗ Minh Đường, cung cấp hơn 100 vị thuốc quý

Hiện nay, bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh nằm trong phác đồ điều trị được kê ĐỘC QUYỀN bởi các thầy thuốc Đỗ Minh Đường tại 2 cơ sở nhà thuốc ở số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, HN/ Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, P.25, Q. Bình Thạnh, HCM. Với mỗi tình trạng viêm đường tiết niệu khác nhau, bác sĩ Đỗ Minh Đường sẽ đưa ra liệu trình chữa bện riêng, kết hợp và gia giảm loại thuốc cho phù hợp với thể trạng người bệnh. 

Vì thế, tốt nhất bạn nên đến trực tiếp nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được chuyên gia tư vấn. Người bệnh có thể liên hệ hotline 0984 650 816/ 0932 088 186 hoặc truy cập website http://dominhduong.org/ để được kết nối trực tiếp cùng chuyên gia. 

Lưu ý khi dùng râu ngô chữa viêm đường tiết niệu

Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì có cách thực hiện đơn giản, chi phí thấp và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc tây. Tuy nhiên để đạt kết quả tối ưu khi áp dụng, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
Cần sử dụng thuốc tây phối hợp với mẹo chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
  • Mẹo chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Vì vậy bạn cần tránh tình trạng phụ thuộc vào cách chữa này.
  • Nên điều trị phối hợp với các loại thuốc được bác sĩ chỉ định, đồng thời nên thực hiện lối sống lành mạnh để hỗ trợ quá trình chữa trị.
  • Râu ngô có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị (thuốc giảm đau, kháng sinh). Vì vậy cần tham vấn y khoa trước khi sử dụng phối hợp.
  • Nên chọn râu ngô tươi và có dược tính mạnh để đạt được kết quả điều trị tối ưu. Đồng thời nên ngâm rửa dược liệu cẩn thận nhằm hạn chế nguy cơ đau bụng do rối loạn tiêu hóa.
  • Mặc dù tác dụng điều trị viêm đường tiết niệu của râu ngô đã được chứng minh trên thực nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên râu ngô là thảo dược tự nhiên nên hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa của từng trường hợp cụ thể. Nếu không nhận thấy hiệu quả khi áp dụng, bạn nên tham vấn y khoa để được hướng dẫn bài thuốc thích hợp hơn.

Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Vì vậy bạn nên phối hợp nhiều yếu tố (thuốc tây và chế độ chăm sóc) để rút ngắn thời gian phục hồi và kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng của bệnh.

Tham khảo thêm: 10 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản hiệu quả

Ngày đăng 11:39 - 07/10/2022 - Cập nhật lúc: 13:18 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Trong dân gian có nhiều cây thuốc nam chữa viêm niệu đạo, viêm tiết niệu được nhiều bệnh nhân đánh giá cao về hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng.
Bệnh nhân chữa bệnh thận, sỏi tiết niệu bằng bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường – Họ nói gì?

Trên nhiều diễn đàn sức khỏe, trang tin tổng hợp, trang báo điện tử,... chúng tôi nhận thấy nhiều người…

Các loại thuốc kháng sinh trong điều trị viêm đường tiết niệu

Kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu có thể bao gồm Amoxicillin (Amoxillarocin), Penicillin hoặc Ceftriaxone (Rocephin),... Tuy nhiên,…

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới là gì? Dấu hiệu & cách điều trị

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới là một dạng nhiễm khuẩn ở đường tiểu có thể  ra nhiều dấu…

Viêm đường tiết niệu quan hệ được không, cần kiêng bao lâu?

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiểu, đổi khi có thể ảnh hưởng đến cơ…

Viêm đường tiết niệu có lây không, có cần kiêng quan hệ?

Viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng đường tiểu khá phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm đường tiết niệu làm sao chữa khỏi? Đâu là phương pháp hữu hiệu nhất? Tất cả sẽ có ngay trong bài viết này. Hiệu quả nhất là bài thuốc thứ 3, đừng bỏ lỡ.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua