Bệnh vảy phấn hồng – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Vảy phấn hồng là bệnh lý phát ban cấp tính và có xu hướng tự cải thiện sau một thời gian. Hầu hết các trường hợp, vảy phấn hồng không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

cách trị vảy phấn hồng tại nhà
Vảy phấn hồng là bệnh lý phát ban ngoài da, không gây nguy hiểm cho người bệnh

Vảy phấn hồng là gì?

Vảy phấn hồng là tình trạng phát ban có liên quan đến nhiều nguyên nhân bao gồm nhiễm virus hoặc một số nguyên nhân tiềm ẩn khác. Phát ban do vảy phấn hồng thường tạo thành các mảng da hình bầu dục, xuất hiện ở các bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở trẻ em và đối tượng trong độ tuổi từ 10 – 35 tuổi.

Các triệu chứng vảy phấn hồng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn trong 1 – 2 tuần. Một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện những đốm da bị tổn thương, lan rộng trong khoảng 6 tuần. Sau thời gian này, bệnh có xu hướng thuyên giảm hoặc ít gây ảnh hưởng đến người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy phấn hồng

Dấu hiệu đầu tiên khi một người bệnh vảy phấn hồng là xuất hiện tình trạng mệt mỏi nhẹ. Các cảm giác có thể bao gồm sốt, đau khớp hoặc đau đầu. Các triệu chứng này thường kéo dài vài ngày cho đến khi phát ban xuất hiện.

Khi phát ban xuất hiện, ban đầu người bệnh có thể nhận thấy một mảng da nổi lên, có vảy, kích thước có thể lên đến 4 cm. Phát ban thường có hình tròn hoặc bầu dục và thường phổ biến ở lưng, bụng hoặc ngực. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ không xuất hiện các mảng da phát ban khác trong vài ngày hoặc vài tuần. Sau một thời gian, ở khu vực xung quanh có thể xuất hiện các nốt phát ban nhỏ hơn.

Mảng da bệnh thường có màu hồng với đường viền đậm hơn và tách biệt với vùng da xung quanh. Sau 2 ngày đến 2 tuần, các mảng da phát ban có xu hướng phát triển và ảnh hưởng đến một vùng da lớn.

Mặc dù hiếm khi xảy ra, tuy nhiên vảy phấn hồng có thể gây ảnh hưởng đến lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt, da đầu và bộ phận sinh dục.

vảy phấn hồng
Hình ảnh bệnh vảy phấn hồng ở bụng

Các triệu chứng khác thường bao gồm:

Nguyên nhân gây vảy phấn hồng

Hiện tại nguyên nhân gây ra vảy phấn hồng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu cho rằng nấm, dị ứng hoặc vi khuẩn không phải là nguyên nhân gây ra vảy phấn hồng.

Một số bác sĩ cho rằng, các loại virus như virus Herpes 6 và 7 có thể dẫn đến bệnh vảy phấn hồng. Tuy nhiên, không giống như các bệnh do virus khác, bệnh vảy phấn hồng không gây lây nhiễm cho người khác thông qua việc tiếp xúc vật lý.

Ngoài ra, đôi khi tác dụng phụ của việc sử dụng một loại thuốc lâu dài cũng có thể gây ra bệnh vảy phấn hồng.

Chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng

Nếu xuất hiện các triệu chứng phát ban da bất thường, người bệnh nên đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể quan sát tình trạng da, móng và tóc để kiểm tra tình trạng.

Mặc dù là một bệnh ngoài da khá phổ biến tuy nhiên bệnh vảy phấn hồng không dễ chẩn đoán. Các triệu chứng bệnh thường dễ bị nhầm lẫn thành các loại phát ban da khác như bệnh chàm, bệnh vẩy nến, hắc lào hoặc viêm da cơ địa.

hình ảnh bệnh vảy phấn hồng
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể lấy một mảng da nhỏ mang đi kiểm tra trong phòng thí nghiệm

Do đó, để chẩn đoán tình trạng vảy phấn hồng, bác sĩ thường tiến hành:

  • Xét nghiệm máu để loại bỏ các nguyên nhân bệnh lý khác.
  • Cạo một lớp da ở khu vực bệnh và tiến hành kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Biện pháp điều trị bệnh vảy phấn hồng

Trong hầu hết các trường hợp, vảy phấn hồng có thể tự khỏi sau 4 – 10 tuần. Do đó, nếu phát ban không biến mất hoặc gây khó chịu, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Các biện pháp điều trị vẩy phấn hồng nhằm tránh việc để lại sẹo và ngăn ngừa bệnh tái phát. Các biện pháp phổ biến thường bao gồm:

1. Cách trị vảy phấn hồng tại nhà

Một số lời khuyên về các biện pháp giảm khó chịu của bệnh vảy phấn hồng thường bao gồm:

  • Sử dụng thuốc chống dị ứng, giảm ngứa không kê đơn như Diphenhydramine.
  • Tắm hoặc ngâm người trong nước ấm.
  • Thêm bột yến mạch vào bồn tắm để cải thiện tình trạng ngứa và khó chịu.
  • Tránh các loại quần áo làm bằng vải len hoặc Acrylic.
  • Không nên sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm với hóa chất mạnh.
  • Thoa dầu dừa hoặc gel lô hội lên vết phát ban cũng được cho là có thể cải thiện tình trạng ngứa do vảy phấn hồng gây ra.
  • Thoa các loại kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da Calamine hoặc một loại kem, thuốc mỡ Corticosteroid không kê đơn.
bệnh vảy phấn hồng
Tắm hoặc ngâm người trong nước nóng được cho là có thể cải thiện các triệu chứng vảy phấn hồng

2. Thuốc điều trị vảy phấn hồng

Các triệu chứng vảy phấn hồng có thể được cải thiện bằng một số loại thuốc như:

  • Kem, thuốc mỡ Steroid: Các loại thuốc như Hydrocortison hoặc Betamethasone có thể làm giảm ngứa, sưng, đỏ cùng với các triệu chứng và tình trạng da khác nhau.
  • Thuốc kháng Histamine: Thường được sử dụng để chống lại các phản ứng dị ứng, gây ngứa da hoặc khó chịu. Tuy nhiên thuốc kháng Histamine có thể dẫn đến tình trạng buồn ngủ, do đó không lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.

3. Liệu pháp ánh sáng điều trị vẩy phấn hồng

Tiếp xúc với ánh mặt trời tự nhiên hoặc nhân tạo có thể giúp các vết phát ban mờ dần. Tuy nhiên, đôi khi liệu pháp ánh sáng có thể dẫn đến tình trạng suy giảm sắc tố da ở một vùng da nhất định.

Tiếp xúc với tia UV có thể ức chế hệ thống miễn dịch của da và giảm kích ứng, ngứa và viêm. Tuy nhiên, đôi khi liệu pháp ánh sáng có thể góp phần làm thay đổi màu da sau khi phát ban dao vẩy phấn hồng được điều trị khỏi.

Biến chứng của bệnh vảy phấn hồng

Trong một số trường hợp bệnh vảy phấn hồng có thể trở nên ngứa ngáy khó chịu. Đôi khi các loại thuốc chống ngứa có thể không mang lại hiệu quả điều trị. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc có tác dụng mạnh mẽ hơn.

Tương tự như bệnh vảy nến, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên và lạm dụng liệu pháp ánh sáng có thể làm dịu da và cải thiện các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể bị thay đổi màu sắc da sau khi điều trị.

Trong thai kỳ, bệnh vẩy phấn hồng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Hầu như không có biện pháp ngăn ngừa các biến chứng trong thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai phát hiện các triệu chứng vảy phấn hồng nên đến gặp bác sĩ định kỳ để được chẩn đoán và theo dõi các biến chứng.

Bệnh vảy phấn hồng thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện sau 10 tuần mà không cần điều trị. Mặc dù không gây nguy hiểm và các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và được hướng dẫn phù hợp. Trong trường hợp mang thai, người bệnh cần đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ về các dấu hiệu phát ban bất thường để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 13:46 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:47 - 05/06/2023
Chia sẻ:
Viêm Da Dị Ứng Tiếp Xúc Có Lây Không? Cách Trị Dứt Điểm

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không? Các chuyên gia cho biết, viêm da dị ứng tiếp xúc…

Cách trị viêm nang lông lâu năm Cách Trị Viêm Nang Lông Lâu Năm Hay và Ngừa Tái Phát

Viêm nang lông lâu năm, tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da, đau…

Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô dễ áp dụng

Chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô được áp dụng phổ biến nhờ khả năng kháng viêm, tái…

Bài thuốc Nam nổi tiếng chữa bệnh tổ đỉa: 10 người dùng 9 người thoát bệnh

Tổ đỉa là căn bệnh đặc biệt dai dẳng, gây ra tình trạng mụn nước lở loét, ngứa ngáy nghiêm…

10+ cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hay từ dân gian

Trong dân gian hiện đang lưu truyền rất nhiều cách chữa bệnh vảy nến tại nhà cực hay, có thể…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua