Bệnh U kết mạc mắt

U kết mạc mắt là sự phát triển triển của các khối u nang chứa chất lõng lỏng nằm trên kết mạc mắt và không phải khối u ung thư. Tình trạng này xảy ra do liên quan đến các chấn thương, nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý về mắt khác. Hầu hết các trường hợp đều không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu khối u nang phát triển lớn và ảnh hưởng đến thị lực, cần can thiệp điều trị y tế càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng. 

U kết mạc mắt u kết mạc mắt được mô tả là túi chứa đầy chất lỏng phát triển trên kết mạc mắt

Tổng quan

U kết mạc mắt (Conjunctival Cysts) là những túi chứa chất dịch lỏng phát triển bên trên kết mạc mắt, một lớp màng mỏng bao phủ tròng trắng của mắt. Bản chất của sự phát triển này là lành tính, không phải ung thư do liên quan đến các yếu tố như chấn thương hoặc nhiễm trùng mắt khiến các tuyến kết mạc mắt bị tắc nghẽn.

Sự hiện diện của u nang trong kết mạc mắt khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, cộm khô, chảy nước mắt... Các triệu chứng này tuy biểu hiện rõ ràng nhưng lại dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về mắt khác. Ngoài ra, bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải tình trạng này, do đó hãy chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phân loại

U kết mạc mắt được chia làm nhiều loại khác nhau, phân loại dựa vào vị trí cũng như đặc điểm khối u nhú. Cụ thể gồm:

  • U nhú không cuống: Đây là dạng u kết mạc mắt phổ biến nhất, thường xảy ra ở người trẻ tuổi. Đặc điểm nhận diện là những u không có cuống, mọc đơn lẻ hoặc tập trung thành từng chùm, màu hồng nhạt. Tác nhân chính khởi phát có thể là do nhiễm virus HPV type 6 hoặc 11.
  • U nhú có cuống: Chúng được hình thành từ các mạch máu trung tâm nằm trong các biểu  mô dạng thùy bị tăng sinh quá mức.
  • U kết mạc nhầy: Dạng u này đặc trưng bởi sự tăng sinh của các lớp tế bào biểu mô kết mạc, hình thành những khoang chứa chất dịch nhầy. Đa phần trường hợp mắc phải do thể do bẩm sinh hoặc các tác nhân từ môi trường bên ngoài và ít khi gây ra triệu chứng.
  • U kết mạc sắc tố: Khối u này thường xuất hiện ở kết mạc nhãn cầu, màu nâu và thường không gây ra triệu chứng. Đa số các trường hợp đều không quá nghiêm trọng vì chúng ít nguy hiểm, không cần can thiệp điều trị.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra u kết mạc mắt, có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

Các khối u nang kết mạc phát triển thường do liên quan đến chấn thương, nhiễm trùng hoặc các vấn đề y tế khác

  • Chấn thương: Có rất nhiều dạng chấn thương khác nhau như tai nạn va chạm, chịu một cú đánh trực tiếp vào mắt, có dị vật trong mắt hoặc dụi mắt mạnh... đều có thể dẫn đến sự hình thành của u kết mạc mắt. Hoặc có một số trường hợp u kết mạc mắt phát triển sau phẫu thuật mắt điều trị đục thủy tinh thể hoặc tật mắt lác.
  • Tắc nghẽn tuyến lệ: Ống dẫn nước mắt bị tắc nghẽn khiến nước mắt không thể chảy ra ngoài như bình thường mà tích tụ bên trong mắt, hình thành các u nang gây ra các triệu chứng khó chịu.
  • Một số tác nhân khác: Còn nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển u kết mạc mắt như:
    • Dị ứng;
    • Nhiễm trùng (thường là virus HPV);
    • Mắc các bệnh rối loạn tự miễn dịch;
    • Dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nhu khối u lành tính hoặc khối u ung thư, các bệnh hệ thống (viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren);
    • Tác dụng phụ của một số loại thuốc;
    • Thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím;
    • Lạm dụng kính áp tròng;
    • Yếu tố di truyền;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Tùy vào kích thước và số lượng u nang kết mạc mắt mà các triệu chứng sẽ được biểu hiện khác nhau. Có những trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng hoặc biểu hiện rất ít do kích thước khối u nang rất nhỏ. Nhưng ngược lại, với những khối u nang lớn, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng gồm:

  • Cảm giác cộm, xốn mắt rất khó chịu, nhất là mỗi khi di chuyển mắt;
  • Sưng đau, đỏ mắt, khô mắt;
  • Gặp khó khăn khi nhắm mắt hoặc chớp mắt;

Chẩn đoán

Bất kỳ trường hợp nào được chẩn đoán u kết mạc mắt đều phải trải qua các bước thăm khám lâm sàng, đánh giá triệu chứng, khai thác tiền sử bệnh và làm các xét nghiệm cận lâm sàng dành riêng cho mắt.

Chẩn đoán u kết mạc mắt thông qua khám mắt, kiểm tra triệu chứng lâm sàng kết hợp soi đèn khe, siêu âm mắt

Sau bước khám sức khỏe mắt, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau để phát hiện và đánh giá tính chất u kết mạc mắt. Bao gồm:

  • Kiểm tra bằng đèn khe: Đây là thiết bị kính hiển vi đèn khe, sử dụng nguồn ánh sáng có cường độ cao tập trung thông qua một thấu kính cụ thể. Từ đó, giúp quan sát kỹ kết mạc, tìm kiếm và phát hiện các bất thường trên kết mạc, xem có khối u nang nào hay không.
  • Siêu âm: Trong một số trường hợp cần thiết, khi không thể phát hiện u nang hay các bất thường khi kiểm tra bằng đèn, bác sĩ thường yêu cầu siêu âm mắt và các mô xung quanh để kiểm tra kỹ hơn.
  • Sinh thiết: Sinh thiết u nang mắt là phương pháp chẩn đoán tiêu chuẩn nhằm xác định tính chất và căn nguyên hình thành khối u nang, đảm bảo rằng chúng lành tính không phải ung thư. Đồng thời, chẩn đoán loại trừ các tình trạng sức khỏe khác cũng gây ra triệu chứng tương tự như:
    • U nang bì;
    • U nang bã nhờn;
    • Bệnh viêm bờ mi;
    • Bệnh rosacea;
    • Bệnh pinguecula;
    • Bệnh rối loạn chức năng tuyến Meibomian (MGD);

Biến chứng và tiên lượng

Sự hình thành và phát triển của các khối u kết mạc mắt ban đầu có thể gây ra cảm giác đau rát, sưng đỏ khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nhưng càng về sau, khi các khối u nang phát triển lớn hơn và không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng khó lường, chẳng hạn như:

  • Suy giảm thị lực;
  • Các tật mắt lác, nhìn đôi;
  • Mất khả năng phân biệt màu sắc;
  • Thậm chí mù lòa vĩnh viễn;

Đa số các trường hợp phát triển u kết mạc mắt đều vô hại nếu được phát hiện và điều trị sớm

Tuy nhiên, những trường hợp phát sinh các biến chứng như vậy rất hiếm gặp. Vì đa số bệnh nhân đều được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời. Trong giai đoạn đầu, chúng phát triển chưa nghiêm trọng, chỉ cần dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật loại bỏ, các triệu chứng ảnh hưởng sẽ nhanh chóng biến mất.

Do đó, tiên lượng u kết mạc mắt phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm phát hiện sớm hay muộn cũng như áp dụng phương pháp điều trị có phù hợp hay không. Các chuyên gia khuyến cáo nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt, hãy nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Điều trị

Hầu hết các khối u nang mạc mắt có kích thước nhỏ sẽ có xu hướng tự biến mất hoặc thuyên giảm theo thời gian mà không cần điều trị y tế. Chỉ riêng những trường hợp khối u nang gây ra triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thị lực hoặc các biến chứng khác, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành điều trị bằng các phương pháp sau:

Dẫn lưu hoặc phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị u kết mạc mắt được áp dụng phổ biến nhất

  • Dùng thuốc: Sử dụng thuốc nhỏ mắt không kê đơn hoặc thuốc nhỏ chứa corticosteroid giúp loại trừ viêm nhiễm và bôi trơn mắt. Trong quá trình dùng thuốc sẽ kết hợp theo dõi liên tục để đánh giá sự thay đổi của khối u nang theo thời gian.
  • Dẫn lưu: Nếu khối u kết mạc mắt phát triển lớn, tạo thành các nang chứa đầy chất dịch lỏng, đặc biệt có dấu hiệu viêm nhiễm sẽ được chỉ định áp dụng kỹ thuật chích rạch dẫn lưu dịch khỏi nang bằng kim nhỏ y tế vô trùng.
  • Phẫu thuật loại bỏ: Với những trường hợp khối u nang phát triển quá lớn, bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ để ngăn chặn các vấn đề biến chứng nghiêm trọng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn về chăm sóc phòng ngừa để rút ngắn thời gian phục hồi và giảm nguy cơ tái phát.

Phòng ngừa

Không có biện pháp nào chắc chắn có thể phòng ngừa được u kết mạc mắt. Tuy nhiên, nếu tích cực thực hiện các biện pháp dưới đây, bạn có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh và bảo vệ đôi mắt của mình.

Bảo vệ đôi mắt khỏi các chấn thương hoặc tác nhân gây kích ứng, nhiễm trùng để giảm nguy cơ phát triển u kết mạc mắt

  • Giữ vệ sinh mắt thật tốt, không chạm tay vào mắt khi chưa rửa sạch, hạn chế dụi mắt.
  • Dùng thuốc nhỏ mắt để giữ ẩm, chống khô mắt.
  • Đeo kính râm khi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc với môi trường, giảm nguy cơ bị các dị vật xâm nhập gây dị ứng mắt.
  • Hạn chế tối đa các chấn thương mắt bằng cách bảo vệ mắt khi làm việc ở những nơi nguy hiểm hoặc chơi thể thao.
  • Sử dụng kính áp tròng đúng cách, vệ sinh và bảo quản đúng để tránh gây tổn thương, nhiễm trùng mắt.
  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về mắt khác như nhiễm trùng hoặc chấn thương để giảm nguy cơ phát triển u kết mạc mắt.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tại sao tôi có cảm giác xốn cộm mắt, khó chịu, đau nhức và di chuyển mắt khó khăn?

2. Nguyên nhân khiến tôi mắc bệnh u kết mạc mắt?

3. Bệnh u kết mạc mắt có nguy hiểm không?

4. Tôi cần thực hiện những xét nghiệm nào để chẩn đoán u kết mạc mắt?

5. Bệnh u kết mạc mắt có chữa khỏi dứt điểm được không?

6. Tôi có thể gặp phải những biến chứng nào nếu không điều trị u kết mạc mắt?

7. Phương pháp điều trị u kết mạc mắt tốt nhất dành cho trường hợp của tôi?

8. Sau phẫu thuật u kết mạc mắt, mất bao lâu mắt tôi phục hồi trở lại?

9. Tôi cần làm gì để chăm sóc và phòng ngừa tái phát u kết mạc mắt?

10. Chi phí điều trị u kết mạc mắt tốn bao nhiêu? Có dùng BHYT được không?

U kết mạc mắt là bệnh về mắt phổ biến, có thể gây kích ứng, khó chịu cho mắt trong giai đoạn nhẹ và ảnh hưởng thị lực trong giai đoạn nặng. Tuy nhiên, vì đa phần trường hợp khối u đều lành tính và vô hại nên rất nhiều người thường chủ quan, bỏ qua việc điều trị, làm phát sinh các biến chứng khó lường. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất bệnh nhân nên chủ động thăm khám sớm ngay khi phát hiện triệu chứng để được chẩn đoán và hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Ngày đăng 15:13 - 02/08/2023 - Cập nhật lúc: 15:13 - 02/08/2023
Chia sẻ:
Tắc Tuyến Lệ
Tắc tuyến lệ là bệnh lý về mắt phổ biến, xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Các tổn thương liên quan như tắc nghẽn, thu…
Bệnh Giác Mạc Hình Chóp
Giác mạc hình chóp là một rối loạn về chức…
Song Thị
Song thị là vấn đề thị lực tạm thời hoặc…
Lẹo mắt là khối u nổi lên ở mí mắt Bệnh Lẹo mắt
Lẹo mắt là bệnh nhiễm trùng mắt cực kỳ phổ…
Cận Thị

Cận thị là tật khúc xạ mắt phổ biến với tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao qua từng năm.…

Bệnh Viễn Thị

Viễn thị là một trong những vấn đề về mắt phổ biến, khó nhìn rõ khác vật ở gần, gây…

Thoái Hóa Võng Mạc

Thoái hóa võng mạc là bệnh lý nhãn khoa phổ biến với tỷ lệ mắc và gây biến chứng mù…

Bệnh Giun ký sinh trong mắt

Giun ký sinh trong mắt là một trong những bệnh nhiễm ký sinh ít phổ biến, thường chỉ xảy ra…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua