Sốc nhiệt

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Sốc nhiệt là tình trạng y tế nghiêm trọng được gây ra do tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm cao đột ngột hoặc trong thời gian dài. Người bị sốc nhiệt có các triệu chứng như tăng thân nhiệt, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, lú lẫn... Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng để tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời và đúng cách, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Tổng quan

Sốc nhiệt (Heat Stroke) là tình trạng thân nhiệt tăng cao đến ngưỡng nguy hiểm (thường là > 40 độ), do hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể hoạt động bất thường. Tình trạng này đặc trưng bởi sự rối loạn các chức năng hệ thần kinh như rối loạn ý thức, co giật, hôn mê... Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tổn thương não không hồi phục, suy đa tạng và tử vong.

Say nắng khác với tình trạng kiệt sức do nhiệt. Tuy đều là tăng thân nhiệt nhưng kiệt sức do nóng thường không quá nghiêm trọng như sốc nhiệt, không làm tổn thương hệ thần kinh và không đe dọa đến tính mạng.

Sốc nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao đến ngưỡng nguy hiểm

Bất kỳ ai cũng có thể bị sốc nhiệt, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nhưng riêng với trẻ sơ sinh, trẻ em và người già có nguy cơ cao bị sốc nhiệt mức độ nặng. Do khả năng điều chỉnh thân nhiệt kém hơn những người khác. Ngoài ra, những người làm công việc phải làm việc trong môi trường nắng nóng như vận động viên, quân nhân hay công trường xây dựng... cũng rất dễ bị sốc nhiệt.

Theo một thống kê tại Hoa Kỳ, tình trạng sốc nhiệt xảy ra khá phổ biến, khoảng 20/ 100.000 người mỗi năm. Đặc biệt xuất hiện nhiều nhất ở các khu vực thành thị, ít cây cối và có thời tiết nắng nóng. Tỷ lệ tử vong do sốc nhiệt dao động khoảng 240 - 833 ca/ năm.

Phân loại

Tình trạng sốc nhiệt được chia làm 2 dạng chính gồm:

  • Sốc nhiệt kinh điển (Classic heatstroke): Xảy ra khi cơ thể tiếp xúc thụ động với nhiệt độ cao trong thời gian dài. Tình trạng này thường gặp ở người già, trẻ em và những người có bệnh lý nền như thần kinh, tim mạch, rối loạn nội tiết...
  • Sốc nhiệt gắng sức (Exertional heatstroke): Thường là kết quả của quá trình thực hiện các hoạt động thể chất vất vả trong thời tiết nắng nóng kéo dài. Tình trạng này thường gặp chủ yếu ở những người trẻ, khỏe có thân nhiệt ổn định và bị phơi nhiễm với nhiệt độ tăng cao bất thường trong lúc thực hiện các hoạt động gắng sức.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Cơ thể con người thường chỉ hoạt động tốt nhất khi thân nhiệt ổn định ở mức khoảng 37 độ C. Khi tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, các protein trong cơ thể bắt đầu có xu hướng biến đổi, thay đổi hình dạng và ngừng hoạt động. Cơ thể không tự hạ nhiệt, vùng dưới đồi (nơi kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể) hấp thu nhiều nhiệt khiến điểm này bị tổn thương và khởi phát các triệu chứng sốc nhiệt.

Tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, mất nước do thực hiện các hoạt động gắng sức là nguyên nhân chính gây ra sốc nhiệt

Có 2 nguyên nhân chính gây ra sốc nhiệt, chẳng hạn như:

  • Tiếp xúc với môi trường nóng: Đây là nguyên nhân gây ra sốc nhiệt cổ điển, xảy ra khi bạn ở trong môi trường nóng quá lâu khiến thân nhiệt tăng cao. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi và những người mắc các bệnh lý nền mãn tính.
  • Hoạt động gắng sức: Xảy ra khi bạn thực hiện các hoạt động gắng sức trong thời tiết nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên bất thường.

Yếu tố nguy cơ

Còn nhiều yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ bị sốc nhiệt, chẳng hạn như:

Trẻ em có nguy cơ sốc nhiệt cao hơn người lớn do hệ thống thần kinh trung ương chưa phát triển hoàn thiện

  • Tuổi tác: Khả năng đối phó với nhiệt độ cao ở từng độ tuổi là khác nhau, tùy thuộc vào sự khỏe mạnh của hệ thống thần kinh trung ương. Chẳng hạn như đối với trẻ nhỏ, hệ thống này chưa phát triển hoàn thiện, ở người lớn tuổi hệ thống này lại bắt đầu bước vào giai đoạn suy giảm. Tình trạng này khiến cơ thể không đủ sức để chống lại sự thay đổi thân nhiệt bất thường. Hậu quả gây mất nước kéo dài và làm tăng nguy cơ sốc nhiệt.
  • Tiếp xúc đột ngột với thời tiết nắng nóng: Nguy cơ bị sốc nhiệt cao hơn khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ cao một cách đột ngột. Chẳng hạn như thời tiết chuyển nóng bất ngờ trong đợt nắng nóng đầu mùa hè hoặc du lịch đến những nơi có khí hậu nóng. Bạn cũng có thể dễ dàng bị sốc nhiệt nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao trong vài tuần liền.
  • Tập thể dục trong thời tiết nắng nóng: Tham gia các môn thể thao ngoài trời như bóng đá, bóng chuyền bãi biển, điền kinh hoặc thực hiện huấn luyện quân sự cũng là những tình huống làm tăng nguy cơ sốc nhiệt.
  • Không có quạt hoặc điều hòa: Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, quạt hoặc máy điều hòa có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Do hơi gió mát từ quạt hoặc nhiệt độ lạnh từ máy điều hòa sẽ giúp hạ nhiệt và giảm độ ẩm. Nếu không có 2 thiết bị này, bạn sẽ dễ bị sốc nhiệt hơn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Có một số loại thuốc làm ảnh hưởng đến khả năng giữ nước và phản ứng với nhiệt độ của cơ thể, tăng nguy cơ sốc nhiệt, bao gồm:
    • Thuốc chẹn beta (tác dụng điều hòa huyết áp nhờ khả năng ngăn chặn adrenaline);
    • Thuốc co mạch (tác dụng làm hẹp mạch máu);
    • Thuốc lợi tiểu (tăng khả năng loại bỏ natri và nước);
    • Thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống loạn thần;
    • Chất kích thích điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD);
    • Một số chất kích thích khác như amphetamine và cocaine;
  • Tình trạng sức khỏe: Một số bệnh lý mạn tính như tiền sử bệnh tim, phổi, ung thư, xơ nang, rối loạn giấc ngủ, sốt cao hoặc thừa cân béo phì, ít vận động khiến điều kiện thể chất kém cũng làm tăng nguy cơ sốc nhiệt.
  • Các yếu tố khác:
    • Tiền sử sốc nhiệt trước đó;
    • Mặc quần áo quá chật, quá nặng (chẳng hạn như đồ bảo hộ) khiến cơ thể không thể thoát nhiệt;
    • Nam giới có nguy cơ bị sốc nhiệt cao hơn nữ giới;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Sốc nhiệt là triệu chứng điển hình của tình trạng mất nước. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cần được cấp cứu ngay lập tức. Tình trạng này được biểu hiện thông qua các triệu chứng sau:

Bệnh nhân sốc nhiệt thường có các triệu chứng như tăng thân nhiệt, nhịp tim nhanh, thở gấp, đau đầu, chóng mặt, lú lẫn, mất ý thức...

  • Tăng thân nhiệt: Nhiệt độ cơ thể tăng > 40 độ C khi đo bằng nhiệt kế.
  • Rối loạn đổ mồ hôi: Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, làn da của bạn trở nên nóng bừng và khô ráp do mất nước. Nhưng khi đang trong cơn sốc nhiệt do tập thể dục gắng sức, làn da có thể hơi ẩm hơn.
  • Da ửng đỏ: Làn da của bạn có thể
  • Thay đổi trạng thái tinh thần, hành vi: Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương gây ra các bất thường về trạng thái tinh thần và hành vi. Chẳng hạn như nhầm lẫn, nói lắp, kích động, mê sảng, co giật, hôn mê...
  • Các triệu chứng khác:
    • Thở nhanh, thở gấp;
    • Đau đầu;
    • Rối loạn nhịp tim;
    • Buồn nôn, ói mửa;

Chẩn đoán

Chẩn đoán sốc nhiệt thường bao gồm các bước khám sức khỏe lâm sàng, đánh giá triệu chứng và khai thác tiền sử bệnh của bệnh nhân. Cụ thể gồm các kiểm tra dấu hiệu sinh tồn sau:

  • Đo huyết áp;
  • Đo mạch;
  • Đo nhịp thở;

Khi tình trạng sức khỏe đã ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm tiếp theo gồm:

Chẩn đoán sốc nhiệt thông qua khám sức khỏe lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng khác

  • Xét nghiệm máu & nước tiểu: Giúp đánh giá các vấn đề về tình trạng mất nước và rối loạn chất điện giải. Những vấn đề này thường được điều trị bằng cách truyền dịch tĩnh mạch IV.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Bao gồm chụp cắt lớp vi tính CT scan, chụp cộng hưởng từ MRI nhằm xác định và đánh giá các vùng tổn thương trong não, hệ tiêu hóa và thận. Việc xác định chính xác mức độ tổn thương của các biến chứng sốc nhiệt giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn.

Biến chứng và tiên lượng

Biến chứng

Một người bị sốc nhiệt cần được đưa vào bệnh viện để cấp cứu y tế ngay lập tức. Vì trong một số trường hợp, sốc nhiệt quá mức có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Tùy thuộc vào thời gian cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ trong bao lâu, tình trạng sốc nhiệt sẽ gây các biến chứng như:

Sốc nhiệt nặng nhưng không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây suy đa tạng và tử vong

  • Tổn thương nội tạng: Bao gồm:
    • Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS);
    • Sưng não;
    • Suy gan;
    • Suy thận;
    • Tổn thương hệ thần kinh;
    • Rối loạn quá trình trao đổi chất;
    • Giảm lưu lượng máu đến tim gây ra hàng loạt các vấn đề rối loạn tuần hoàn;
  • Tử vong: Sốc nhiệt nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến tử vong.

Tiên lượng

Tiên lượng của bệnh nhân sốc nhiệt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, tình trạng sức khỏe, nguyên nhân làm tăng thân nhiệt và thời gian tiếp xúc với nhiệt độ cao có lâu hay không.

Một thống kê cho thấy, có khoảng 10 - 65% trường hợp tử vong do sốc nhiệt kinh điển. Tiên lượng này thường tốt hơn so với những người bị sốc nhiệt gắng sức, chỉ khoảng 3 - 5%. Tuy nhiên, nguy cơ tổn thương vĩnh viễn các cơ quan nội tạng, rối loạn chức năng thần kinh thường cao ở một số trường hợp nghiêm trọng.

Sau tổn thương sốc nhiệt, thân nhiệt sẽ dần phục hồi trong vòng vài tuần. Trong thời gian này, khuyến cáo người bệnh nên dành phần lớn thời gian ở trong nhà, hạn chế thực hiện các hoạt động thể chất ít nhất 1 tuần. Kết hợp thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi và đánh giá chức năng thận, gan.

Đối với các biến chứng tạm thời về thần kinh, suy đa tạng thường phải mất đến vài tháng mới có thể phục hồi tốt. Ngoài ra, khi đã bị sốc nhiệt một lần, bạn cũng có khả năng tái sốc nhiệt nhiều lần sau đó. Do đó, hãy chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực khi ở trong điều kiện thời tiết nắng nóng, phòng ngừa sốc nhiệt.

Điều trị

Để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân sốc nhiệt, quá trình điều trị cần đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các bước sau đây:

Sơ cứu tại chỗ

Trong thời gian đợi xe cứu thương đến, hãy thực hiện các biện pháp sau để cố gắng làm giảm triệu chứng:

Cởi bỏ bớt quần áo, chườm mát tại chỗ và cho bệnh nhân uống nước mát, nước khoáng để hạ thân nhiệt

  • Cởi bỏ bớt quần áo trên người bệnh nhân;
  • Chườm mát vào các vùng bẹn, nách, cổ;
  • Cho bệnh nhân uống nước muối hoặc nước khoáng thể thao chứa các chất điện giải;
  • Đặt bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, có bóng râm, nhiều không khí, tránh tụ tập quá đông dễ khiến bệnh nhân khó thở;
  • Nếu có thể hãy cho bệnh nhân ngâm mình trong bồn nước mát;
  • Phun sương hoặc bật quạt hơi nước để làm mát cơ thể;
  • Tương tác liên tục và theo dõi hơi thở của bệnh nhân, loại bỏ các dị vật gây tắc nghẽn đường thở (nếu có);
  • Tuyệt đối không được tự ý cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả aspirin hoặc acetaminophen;

Điều trị cấp cứu tại bệnh viện

Trong trường hợp bị sốc nhiệt nhẹ, sau khi chăm sóc tích cực bằng các biện pháp trên, bệnh nhân sẽ dần khỏe lại và không nhất thiết phải nhập viện. Tuy nhiên, trường hợp sốc nhiệt nghiêm trọng, bệnh nhân rơi vào trạng thái mất ý thức, hôn mê, co giật cần được cấp cứu y tế tại bệnh viện ngay lập tức.

Truyền dịch tĩnh mạch để bù nước nhanh chóng cho bệnh nhân sốc nhiệt

Các bước điều trị cụ thể bao gồm:

  • Truyền dịch tĩnh mạch cánh tay (IV) đối với trường hợp mất nước vừa và nặng;
  • Dùng thuốc chống co giật;
  • Liệu pháp tắm nước đá hoặc dùng khăn làm mát chuyên dụng đối với bệnh nhân sốc nhiệt;
  • Thở oxy (nếu cần thiết) nhằm ổn định nhanh chóng chức năng hô hấp tuần hoàn;
  • Điều trị hỗ trợ trong trường hợp suy đa tạng như lọc gan, lọc máu liên tục;
  • Bù dịch và lợi tiểu khi có các dấu hiệu tiêu cơ vân;

Một số trường hợp bị sốc nhiệt nặng, bác sĩ có thể khuyến nghị thực hiện rửa lạnh. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng ống thông kích thước nhỏ, mỏng và mềm dẻo linh hoạt đưa vào bên trong cơ thể thông qua trực tràng hoặc cuống họng. Công dụng là truyền nước lạnh vào trong cơ thể, lấp đầy các khoang, hốc. Điều này giúp giảm nhiệt độ cơ thể và cải thiện các triệu chứng sốc nhiệt.

Chăm sóc phục hồi tại nhà

Sau các điều trị y tế chuyên sâu nhằm hạ thân nhiệt xuống mức an toàn, ngăn ngừa biến chứng. Bệnh nhân cũng cần tự chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc tích cực sau để duy trì thân nhiệt ổn định, ngăn chặn biến chứng hoặc các tổn thương nghiêm trọng hơn.

  • Sử dụng thiết bị điều hòa tại nhà hoặc luôn chọn những nơi có bóng râm, bóng mát khi khi ra ngoài để giảm triệu chứng sốc nhiệt.
  • Hãy làm ẩm khăn hoặc drap trải giường để làm mát thân nhiệt. Hoặc người thân có thể xịt nước mát liên tục cho người bệnh để cải thiện triệu chứng.
  • Tắm bằng nước mát hoặc ngâm bồn thường xuyên để làm mát cơ thể.
  • Uống nhiều nước hơn, kết hợp sử dụng nước chanh muối và các loại đồ uống thể thao.
  • Tuyệt đối không được sử dụng đồ uống chứa nhiều đường hoặc có cồn vì chúng có khả năng ngăn cản cơ chế tự kiểm soát thân nhiệt của cơ thể.

Phòng ngừa

Bạn có thể giảm nguy cơ sốc nhiệt bằng cách thực hiện tích cực các biện pháp phòng ngừa sau:

Hạn chế thực hiện các hoạt động thể chất gắng sức trong điều kiện nóng ẩm quá mức để giảm nguy cơ sốc nhiệt

  • Luôn chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt trong điều kiện thời tiết nóng bức để cơ thể tự làm mát và điều chỉnh thân nhiệt tốt nhất.
  • Bảo vệ làn da, cơ thể và cả tính mạng của bản thân khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bằng cách đeo kính râm, đội mũ rộng vành, áo khoác thoáng khí. Đặc biệt, sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF > 30, chú ý bôi nhiều và bôi lại sau mỗi 2 giờ.
  • Uống nước nhiều hơn khi phải tiếp xúc với nhiệt độ cao giúp cơ thể duy trì thân nhiệt bình thường, tránh nguy cơ mất nước gây sốc nhiệt.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng gay gắt từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Tránh sử dụng các loại thuốc gây ảnh hưởng đến khả năng giữ nước và tản nhiệt của cơ thể.
  • Tuyệt đối không ở trong xe ô tô đang đậu dưới trời nắng. Nguy cơ bị sốc nhiệt dẫn đến tử vong đối với tình huống này thường cao đối với trẻ em. Các chuyên gia cho biết, đỗ xe dưới trời nắng khiến nhiệt độ trong xe tăng lên nhanh chóng, tăng hơn 11 độ C chỉ trong vòng 10 phút.
  • Chọn những thời điểm thích hợp để tập luyện thể thao, không tập quá sức hoặc lao động vất vả dưới thời tiết nắng nóng. Ưu tiên tập luyện khi thời tiết mát mẻ như sáng sớm hoặc buổi chiều tối.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tình trạng sốc nhiệt của tôi có nghiêm trọng không?

2. Nguyên nhân tại sao tôi bị sốc nhiệt?

3. Bị sốc nhiệt có nguy hiểm không?

4. Bị sốc nhiệt có gây tử vong không?

5. Tôi bị sốc nhiệt có cần nhập viện cấp cứu không?

6. Điều trị sốc nhiệt bằng phương pháp nào tốt nhất?

7. Quá trình điều trị sốc nhiệt mất bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

8. Chế độ ăn uống và chăm sóc sức khỏe ra sao khi đang điều trị sốc nhiệt?

9. Tôi cần làm gì để phòng ngừa sốc nhiệt?

10. Tình trạng sốc nhiệt có tái phát sau khi điều trị khỏi hay không?

Sốc nhiệt là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tiến triển nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tốt nhất ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, hãy tìm cách hạ thân nhiệt hoặc kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện để có hướng xử lý đúng đắn, phòng ngừa các biến chứng khó lường như tổn thương thần kinh, suy đa tạng, thậm chí tử vong.

Ngày đăng 10:54 - 31/05/2023 - Cập nhật lúc: 10:54 - 31/05/2023
Chia sẻ:
Bệnh Sốt co giật
Sốt co giật là những cơn co giật xảy ra ở trẻ do thân nhiệt tăng cao đột ngột. Trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi rất…
Hội chứng não gan
Hội chứng não gan là tình trạng tổn thương gan…
Bệnh Áp Xe Não
Áp xe não là tình trạng tích tụ mủ trong…
Bệnh Liệt dây thần kinh số 7
Liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng bất…
Áp Xe Não Do Amip

Áp xe não do amip là một bệnh nhiễm ký sinh trùng do amip Entamoeba histolytica gây ra. Sự xuất…

Bệnh Thần kinh tự trị

Bệnh thần kinh tự trị được mô tả là căn bệnh có liên quan đến hệ thống thần kinh tự…

Hội chứng Cotard

Hội chứng Cotard là một dạng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi sự ảo tưởng cho rằng bản thân…

Bệnh Ung thư não

Ung thư não là căn bệnh về não cực kỳ nguy hiểm, đặc trưng bởi sự phát triển của các…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua