Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và dễ lây lan. Bệnh thường phổ biến ở trẻ từ 2 – 5 tuổi với các dấu hiệu cơ bản là hình thành một mảng da đỏ, ngứa và có mủ. Chốc lở hiếm khi trở nên nghiêm trọng và thường khỏi sau một thời gian điều trị tích cực.

Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi – Bác sĩ giải đáp
Theo các bác sĩ chuyên môn thì bệnh chốc lở thường có xu hướng tự cải thiện sau 2 – 3 tuần kể cả khi không điều trị. Tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 13 – 52%. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng bệnh có thể biến chứng, lây lan và gây các triệu chứng bệnh ở các bộ phận khác.
Trong trường hợp được điều trị đúng cách và đúng thời điểm, chốc lở thường có xu hướng khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, ở các bệnh nhân chàm mủ hoặc chốc lở thể mủ có thể cần thời gian điều trị lâu hơn với các phương pháp đặc trị. Ở trẻ sơ sinh, bệnh chốc lở cần được điều trị sớm với các biện pháp hợp lý để tránh các biến chứng.
Nếu chốc lở ở trẻ em kéo dài hơn 21 ngày, cần đưa bé đến bệnh viện để tiến hành chẩn đoán các triệu chứng và có biện pháp điều trị thích hợp.
Cách điều trị chốc lở
Các biện pháp điều trị chốc lở nhằm mục đích tăng độ chữa lành các tổn thương, cải thiện vẻ ngoài của da, ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan và các biến chứng. Các phương pháp điều trị thường phụ thuộc vào loại chốc mở và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Nếu nhiễm trùng da không nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các dung dịch vệ sinh và làm sạch cho da để điều trị. Trong trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như:
- Kháng sinh tại chỗ: Dùng để thoa trực tiếp lên vùng da bệnh như thuốc mỡ Mupirocin (Bactroban), điều trị liên tục trong 7 ngày. Điều quan trọng trước khi thoa thuốc là vệ sinh da bằng nước ấm và loại bỏ phần vảy để kháng sinh thấm sâu hơn vào lớp biểu bì da.
- Kháng sinh đường uống: Thường được kê cho các bệnh nhân không đáp ứng phương pháp điều trị với kháng sinh tại chỗ. Loại kháng sinh thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và thể trạng của bệnh nhân. Một đợt kháng sinh thường kéo dài 7 ngày và người bệnh không được tự ý ngưng thuốc khi không nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
- Các biện pháp tự cải thiện tại nhà: Tinh dầu tràm trà, dầu ô liu, tỏi, dầu dừa,… có thể làm giảm các triệu chứng chốc lở. Tuy nhiên, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi tiến hành điều trị chốc lở tại nhà.
Biến chứng của chốc lở
Rất hiếm các trường hợp bệnh chốc lở gây ra các biến chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra các biến chứng như:
- Bệnh vẩy nến thể giọt (Bệnh vẩy nến Guttate): Hình thành các mảng da đỏ có vảy, phổ biến ở tất cả các bộ phận trên cơ thể. Vẩy nến thể giọt không truyền nhiễm. Ở trẻ em và thanh thiếu niên bệnh thường xuất hiện sau khi nhiễm vi khuẩn đặc biệt là viêm họng do viêm cầu khuẩn.
- Viêm mô tế bào: Thường xuất hiện ở các lớp da sâu khiến da bị viêm đỏ, đau và phát sốt.
- Sốt phát ban: Gây ra tình tình trạng nổi mẩn đỏ khắp cơ thể. Người bệnh có thể bị buồn nôn hoặc nôn.
- Nhiễm trùng máu: Do vi khuẩn gây ra dẫn đến tình trạng sốt cao, nôn mửa, chóng mặt và mất ý thức. Đây là biến chứng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức.
- Viêm cầu thận: Đây là tình trạng nhiễm trùng các mạch máu nhỏ bên dưới thận và có thể gây tử vong. Các triệu chứng thường bao gồm tăng huyết áp và gây sẫm màu nước tiểu. Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng viêm cầu thận có thể gây tử vong và cần nhập viện điều trị ngay lập tức.

Biện pháp phòng ngừa
Giữ vệ sinh cơ thể sách sẽ là cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ lây lan và phát triển của bệnh chốc lở. Vệ sinh, sát trùng các vết cắt, xây xát, trầy xước, vết cắn của côn trùng và giữ cho các tổn thương da sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng da.
Nếu trong gia đình có bệnh nhân chốc lở, hãy cách ly đồ vật của người bệnh. Điều này có thể ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan sang người khác. Ngoài ra, thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng như sau:
- Vệ sinh vùng da bị nhiễm trùng bàng xà phòng trung tính và nước sạch.
- Không chạm vào vết thương, vết lở loét của người khác.
- Không sử dụng chung vật dụng cá nhân, đặc biệt là quần áo, khăn tắm. Vệ sinh vật dụng cá nhân hàng ngày ở nhiệt độ 60 độ C hoặc cao hơn.
- Khi thoa thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh, nên sử dụng găng tay y tế và rửa tay sạch sẽ sau đó. Điều này có ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
- Cắt ngắn móng tay, không gãi hoặc làm trầy xước da, đặc biệt là vùng da chốc lở.
- Thường xuyên giặt giũ và phơi khăn trải giường, mền gối dưới ánh nắng mặt trời.
- Để ngăn ngừa tái phát hoặc ngăn ngừa các biến chứng bệnh, các tình trạng viêm da khác cần được điều trị dứt điểm.
Chốc lở đặc biệt là chốc lở thể mủ cần được điều trị nhanh để tránh lây lan. Thông thường các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện trong 2 – 3 tuần. Do đó, nếu bệnh kéo dài hoặc có các dấu hiệu nghiêm trọng, hãy đến bệnh viên để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!